Bài bình luận: Thế chiến III sẽ là 'chiến tranh uỷ nhiệm'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc chiến ở Ukraine không còn hạn cuộc ở phạm vi nội bộ nước này. Đó cũng không còn là cuộc chiến với riêng Nga nữa. Nay nó đã liên đới đến nhân lực, vật lực và tài lực từ các quốc gia trên ba lục địa. Nếu chiến tranh còn tiếp tục gây thiệt hại cho Nga, thì chúng ta có thể tham khảo một lập luận rằng: đây chính là khởi đầu của Thế chiến III.

Chiến tranh Nga-Ukraine nay đã phát triển thành cuộc cạnh tranh giữa Nga với Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu thông qua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Chiến tranh uỷ nhiệm cũng là chiến tranh

Hôm 25/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tố cáo NATO đang tham gia một cuộc chiến ủy nhiệm thông qua Ukraine. Ông nói: “Về bản chất, NATO tham gia vào một cuộc chiến ủy nhiệm với Nga và đang trang bị vũ khí cho người được ủy nhiệm là Ukraine. Chiến tranh ủy nhiệm cũng là chiến tranh”.

Tất nhiên, Ngoại trưởng Lavrov đã đúng. Cuộc chiến tiềm ẩn nguy cơ leo thang căng thẳng.

Chiến tranh ủy nhiệm là loại hình chiến tranh được tiến hành thông qua lực lượng của một hoặc nhiều nước khác, hay các tác nhân phi nhà nước. Loại hình chiến tranh này đang được một số nước sử dụng để can dự vào các cuộc xung đột nhằm đạt mục tiêu chiến lược mà không sử dụng lực lượng trực tiếp tham chiến.

Trong Chiến tranh Lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều tham gia vào các cuộc chiến tranh ủy nhiệm nhằm ủng hộ các phe có chung hệ tư tưởng chính trị.

Nội chiến Tây Ban Nha được coi là cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các quốc gia đại diện cho hệ tư tưởng của châu Âu trước Thế chiến II. Liên Xô hỗ trợ Cộng hòa Tây Ban Nha, Phát xít Đức và Ý hậu thuẫn cho Tướng Franco.

Xung đột ở Syria là cuộc chiến ủy nhiệm giữa các cường quốc trong khu vực và thế giới, với sự tham gia của cả Mỹ và Nga. Moscow đã ủng hộ Syria từ năm 2015, trong khi Washington đã hỗ trợ về mặt hậu cần và quân sự cho các nhóm chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad kể từ năm 2013.

Nga có ít lựa chọn về mặt quân sự

Điều này đúng, vì lục quân và không quân của Nga hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều so với những gì Tổng thống Nga Vladimir Putin - và nhiều người khác - mong đợi.

Sắp tới, Nga có những lựa chọn quân sự nào?

Điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu rằng, ông Putin sẽ tiếp tục con đường quân phiệt. Về điểm này, ông đã nhiều lần khẳng định.

Vì lựa chọn quân sự trên thực tế là lựa chọn duy nhất về mặt chính sách, nên Nga có thể đổ thêm những gì vào Ukraine?

Quân đội Nga có thể làm gì để đạt được một kết quả thuận lợi?

Với việc các quốc gia phương Tây không ngừng cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine, lực lượng Nga gặp không ít khó khăn trên chiến trường. Thậm chí trong một số trường hợp, họ không thể lường trước được kết cục. Tính đến ngày 21/4, Nga đã thiệt hại tổng cộng 829 xe tăng và hơn 170 máy bay, cùng hơn 21.000 binh lính.

Khói bốc lên từ một chiếc xe tăng của Nga bị quân Ukraine phá hủy bên lề đường ở Rusaniv, gần Kyiv, Ukraine vào ngày 26/2/2022. (Ảnh: Genya Savilov/Getty Images)

Động lực của cuộc chiến là với người Ukraine, không phải người Nga. Tinh thần chiến đấu và những chiến thắng rõ ràng của Ukraine đang đầu độc ý chí chiến đấu của quân đội Nga. Ông Putin hiểu rằng, cần phải thay đổi hội đồng quản trị, nếu không, cá nhân ông sẽ phải trả giá.

Ông Putin có ít lựa chọn

Nhưng cụ thể, ông có những lựa chọn nào?

Ông đã đe dọa phương Tây, đặc biệt là Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, bằng chiến tranh. Và, theo lời Ngoại trưởng Lavrov, ông Putin khẳng định rằng Hoa Kỳ đã gây chiến với Nga bằng chiến tranh uỷ nhiệm.

Nhưng mối đe dọa không chỉ là chiến tranh, mà còn là các cuộc tấn công hạt nhân chống lại cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Những lời đe dọa này đã xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga và trên các ấn phẩm của nhà nước. Rõ ràng, chúng đã được chấp thuận để đưa ra tuyên truyền.

Tóm lại, ông Putin đang gửi thông điệp đến phương Tây rằng, ông đang xem xét tất cả các lựa chọn quân sự. Chúng ta nên tin ông ấy vì ông Putin có ít lựa chọn quyền lực mềm. Chắc chắn, Nga có thể cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Brussels đã thực hiện các bước để giảm bớt và cuối cùng loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga trong vòng vài tháng.

Một lựa chọn khác là thực phẩm. Bằng cách cắt giảm xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, tình trạng thiếu hụt là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cho đến nay, đó vẫn chưa phải là điều mà ông Putin mong muốn.

Một lựa chọn thứ ba là tấn công mạng, hiện đã được áp dụng và chắc chắn có thể leo thang. Ví dụ, vô hiệu hóa liên lạc vệ tinh thông qua tấn công mạng có thể là tiền đề cho một cuộc tấn công hạt nhân.

NATO Mở rộng - Liên Xô Cũ sẽ tái xuất?

Điểm mấu chốt là thành viên tiềm năng của Phần Lan và Thụy Điển trong NATO. Với việc hai quốc gia này sắp được bổ sung vào NATO, những lo ngại của ông Putin về sự bao vây của phương Tây đã trở thành hiện thực. Vương quốc Anh đã công khai bày tỏ rằng, một thỏa thuận phòng thủ chung với hai quốc gia đã sẽ sớm được hệ thống hóa.

Sự tiến triển này cũng đồng thời bổ sung vào danh sách đối thủ của Nga và mở rộng chiến tranh, rất có thể sẽ khiến ông Putin trở nên bất an và hung hăng hơn. Đáp lại, Nga và Belarus đang kêu gọi các quốc gia thuộc Liên Xô cũ thành lập một Liên Xô mới. Điều này cũng đang leo thang căng thẳng.

Hai sự kiện này có khả năng sẽ bổ sung thêm các quốc gia tham chiến vào cuộc xung đột.

Ông Putin còn có thể kêu gọi ai khác?

Trung Quốc sẽ tiến lên hay thoái lùi?

Nga đang yêu cầu Trung Quốc viện trợ về vật lực và tài lực cho cuộc chiến ở Ukraine. Cho đến nay, Bắc Kinh đã có một phản ứng im lặng.

Nguyên nhân thật dễ hiểu.

Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, cùng với Ukraine, cũng đang thúc giục Trung Quốc thuyết phục ông Putin dừng cuộc chiến. Bắc Kinh không phản hồi yêu cầu nào. Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang bị sốc trước sự kém cỏi của quân đội Nga. Đồng thời, Bắc Kinh cũng phải đứng về phía đối tác địa chính trị trong khi vẫn phải bảo vệ các mối quan hệ thương mại có giá trị với Mỹ và châu Âu.

Đài Loan trở thành mặt trận thứ hai?

Tuy nhiên, có một lập luận thuyết phục hơn mà Nga có khả năng sẽ triển khai cùng với Trung Quốc. Đó là mở mặt trận thứ hai cho Thế Chiến III còn non trẻ này bằng cách tấn công Đài Loan.

Epoch Times Photo
Một tàu khu trục Đài Loan phóng tên lửa đất đối không trong cuộc tập trận nhằm mô phỏng một cuộc tấn công của Trung Quốc, gần bờ biển phía đông Đài Loan vào ngày 26/9/2013. (Ảnh:Sam Yeh/Getty Images)

Lựa chọn đó phù hợp với suy nghĩ và ý thích của Bắc Kinh hơn, và sẽ diễn ra sớm thôi. Điểm quan trọng cần lưu ý là, cuộc chiến ở Ukraine hiện nay có liên quan đến chiến tranh ở châu Á và có khả năng đẩy nhanh tiến độ đó.

Tình báo Mỹ xác nhận rằng, Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện một động thái đối với Đài Loan, điều này sẽ đưa ra một lựa chọn khó khăn cho chính quyền Mỹ.

Nhật Bản ký Hiệp ước Phòng thủ với Anh và Úc

Động thái của Bắc Kinh đối với Đài Loan không thua kém Nhật Bản, Anh và Úc. Cả Anh và Úc gần đây đã ký hiệp ước phòng thủ chung với Nhật Bản trước mối đe dọa đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Thật khó tưởng tượng được rằng, các động thái của Bắc Kinh đối với Đài Loan bị thúc đẩy một phần bởi các sự kiện ở Ukraine.

Tất cả đều dẫn đến một kết cục: leo thang

Điểm mấu chốt chính là, Nga thiếu năng lực quân sự để có thể đánh bại Ukraine. Moscow cũng thiếu sức mạnh mềm về các công cụ tài chính, vốn có thể mang lại lợi thế hơn nhiều so với châu Âu.

Sức mạnh khép kín duy nhất của Nga chống lại phương Tây là nhiên liệu, lương thực và chiến tranh hạt nhân. Hiệu quả của hai phương án đầu tiên đang suy giảm nhanh chóng.

Và lựa chọn hạt nhân? Chính nó, phải không?

Các lựa chọn phi hạt nhân hóa khác là Trung Quốc và một số ít liên minh mà nước này có thể thực hiện với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng do việc bán khí đốt tự nhiên - một trong những nguồn thu chính của Nga - sẽ mất đi trong tương lai không xa, nên ông Putin hoặc sẽ phải giành được một kết quả thuận lợi trước khi điều đó xảy ra hoặc tìm cách thay thế những khoản thu đã mất đó.

Thật không may, tất cả các lựa chọn dường như đều dẫn đến một kết cục là leo thang nhanh chóng.

Về phần mình, ông Putin thậm chí còn có ít lựa chọn hơn, dù là ở phương diện chính trị hay cá nhân. Một lần nữa, có vẻ như mở rộng chiến tranh là lựa chọn tốt nhất của ông Putin trong trận chiến này.

Với việc cả Nga và ông Putin đều bị dồn vào đường cùng và chiến đấu để sinh tồn, thì có một lựa chọn khác đơn giản hơn, đó là việc loại bỏ ông Putin khỏi chiếc ghế quyền lực bằng mọi cách. Chắc chắn, những vị tướng Nga đã tính đến một động thái như vậy.

Vì lợi ích của họ và phần còn lại của thế giới, chúng ta nên hy vọng họ tìm ra cách để thực hiện điều đó. Bởi vì, như ông Putin đã nói rõ, chiến tranh ủy nhiệm cũng là chiến tranh.

Nói cách khác, chiến tranh ủy nhiệm mà Hoa Kỳ đang gây hấn với Nga chỉ là tạm thời.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả James R. Gorrie sống tại Nam California. Ông cũng là tác giả của cuốn sách The China Crisis (Cuộc khủng hoảng Trung Quốc), và của nhiều bài đăng trên blog: TheBananaRepublican.com.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bài bình luận: Thế chiến III sẽ là 'chiến tranh uỷ nhiệm'?