Bài học kinh nghiệm cho Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và NATO từ Chiến tranh Ukraine

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn, không còn quá sớm để đưa ra một số kết luận về cuộc giao tranh và cùng xem "bài học kinh nghiệm" này có thể áp dụng như thế nào đối với NATO và các Đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương của chúng ta.

Xét về tương quan lực lượng, một quân đội Ukraine nhỏ bé đã có thể chiến đấu với lực lượng Nga hùng mạnh và gây ra những bế tắc cục bộ ở nhiều nơi, kèm theo những thiệt hại đáng kể cho quân đội Nga.

Hiện vẫn chưa xác định được số liệu thực tế các thiết bị quân sự Nga bị phá hủy, nhưng rõ ràng Nga đã thiệt hại hơn 200 xe tăng chiến đấu chủ lực, hệ thống phòng không, bao gồm BUKPantsir và máy bay chiến đấu, bao gồm cả Su-34trực thăng tấn công. Hơn nữa, số lượng quân Nga thiệt mạng ở Ukraine đã tăng vọt. Người Ukraine nói rằng hơn 15.000 lính Nga đã thiệt mạng; Người Nga lại nói con số ít hơn nhiều. Tuy nhiên, các thân nhân ở Nga đang bắt đầu phàn nàn với Moscow về nỗ lực chặn mạng xã hội, yêu cầu tắt điện thoại di động nhằm ngăn chặn các cuộc gọi điện thoại và video từ chiến trường. Có ý kiến cho rằng, người Nga không đưa thi thể binh lính về Nga để chôn cất nhằm che giấu số lượng thương vong lớn.

Trong khi đó, một số quan chức cấp cao của quân đội Nga, bao gồm cả hai tướng lĩnh đã bị giết, có thể là do các tay súng bắn tỉa Ukraine được đào tạo bài bản.

Trong khi đó, công chúng Nga bày tỏ sự thất vọng sâu sắc, bởi vì quân đội Nga hiện đại đã kém tinh nhuệ và phải trả giá đắt cho đất mẹ. Đó là lỗi của ông Putin hay lỗi của quân đội Nga, vốn có nhiều thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến và sau đó lại khiến cho chiến dịch trở nên lộn xộn? Càng về cuối, quân đội Nga, vốn nhận được sự ủng hộ to lớn của công chúng ở Nga đã trở nên rất đen đủi, và ông Putin cũng vậy.

Nga đã thất bại trên mặt đất và trên không, thậm chí còn để mất tàu tuần tra hiện đại Vasily Bykov (2018) trong một cuộc tấn công bằng tên lửa từ bờ. Không có thông tin về sự sống sót của thủy thủ đoàn 60 người. Bykov cũng chính là con tàu đã bắn phá Đảo Rắn, gần Đồng bằng sông Danube, nơi những người lính Ukraine trên đảo đã thách thức người Nga trước khi hòn đảo nổ tung. Họ đã sống sót.

Bài học đầu tiên bắt đầu với vai trò của Lực lượng Đặc nhiệm.

Liên minh NATO cùng một số nước khác, bao gồm cả Israel, đã đào tạo lực lượng đặc nhiệm của Ukraine, từ năm 2015. Các lực lượng này được trang bị thiết bị giám sát, bao gồm máy bay không người lái, súng bắn tỉa và tên lửa chống tăng bao gồm Javelin của Mỹ và NLAW của Anh-Thụy Điển, có thể cũng là tên lửa phòng không Stinger MANPADS của Mỹ, và được huấn luyện để phục kích lực lượng xâm lược. Rõ ràng là các cột quân xâm lược của Nga đã bị phục kích, và các lực lượng đặc nhiệm của Ukraine gần như chắc chắn đi đầu trong các cuộc tấn công.

Bài học thứ hai là máy bay không người lái được trang bị rất hiệu quả.

Ukraine đang sử dụng máy bay không người lái Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ mang hai tên lửa sát thương (gọi là MAM-L) và có thể nhắm chính xác vào các mục tiêu. Bayraktar, phối hợp cùng với các máy bay không người lái của Israel như Heron và các loại vũ khí mang bom của Israel như Harop, đã tàn phá các lực lượng do Armenia hậu thuẫn trong cuộc chiến Nagorno Karabakh. Israel sản xuất một số máy bay không người lái nhỏ hơn có thể hoạt động ở Ukraine.

Bài học thứ ba là phòng không là tối quan trọng, nếu được phòng thủ đúng cách.

Trước chiến tranh, Ukraine có khoảng 250 hệ thống phòng không S-300, hệ thống phòng không di động 100 TOR, và 72 hệ thống BUK. Trong cuộc xung đột Nagorno Karabakh, đây là những mục tiêu của máy bay không người lái có vũ trang và bom đạn, nhưng không có bất kỳ thông tin nào cho thấy người Nga sử dụng máy bay không người lái của họ chống lại lực lượng phòng thủ Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine đã sử dụng hệ thống phòng không của họ để chống lại các máy bay phản lực và máy bay ném bom chiến đấu của Nga. Đồng thời, Nga cũng gặp vấn đề trong việc trang bị các hệ thống phòng không của riêng họ vì khi di chuyển trong đoàn xe, họ đã bị tấn công bởi Javelins và NLAW hoặc Bayraktars từ trên cao. Nghĩa là, các hệ thống phòng không di động rất quan trọng, nhưng chúng rất dễ bị tấn công khi được đưa vào khu vực chiến đấu trong các đoàn xe.

Một hệ thống phòng không tỏ ra khá hiệu quả là Stinger MANPADS. Stinger được Hoa Kỳ cung cấp trong thời gian lực lượng Nga ở Afghanistan, và Stinger rất hiệu quả trong việc bắn rơi trực thăng, máy bay chiến đấu và máy bay vận tải của Nga. Hoa Kỳ đã cung cấp những chiếc Stingers đó cho Mujahideen bắt đầu từ năm 1986, 36 năm trước. Do đó, người Nga đã có một thời gian dài để tìm ra các biện pháp đối phó.

Xe tăng và thiết giáp của Nga cũng đã bị nổ tung. Các loại xe tăng của Nga, chẳng hạn như T-72 (không phải loại xe tăng hiện đại nhất của Nga), đã được trang bị thêm giáp phản ứng nổ để bảo vệ xe tăng. Nhưng giáp phản ứng không đủ để ngăn Javelin hay NLAW. Israel là nước đầu tiên phát triển một hệ thống bảo vệ chủ động cho áo giáp, có thể cảm ứng được tên lửa hoặc đạn pháo đang bay tới và đánh chặn và tiêu diệt nó. Nga cho biết họ đã phát triển phiên bản hệ thống của riêng mình, được gọi là Arena-M. Không có thông tin nào cho thấy Arena-M được lắp đặt trên xe tăng Nga trong chiến tranh Ukraine. Người Nga thiếu kinh phí để trang bị Arena-M cho xe tăng của họ, hay Arena-M không đáp ứng được yêu cầu của quân đội Nga. Một bài học rõ ràng cho Hoa Kỳ, các Đồng minh Thái Bình Dương và NATO là, các hệ thống phòng thủ chủ động bằng giáp là một điều hoàn toàn cần thiết. Giống như Javelin và NLAW đã phát huy tác dụng, các loại vũ khí chống tăng của Nga, như Kornet (9M133) và máy bay trực thăng Vihr-1, cũng là mối đe dọa đối với các lực lượng đồng minh. Đó là lý do tại sao một số quốc gia NATO và Mỹ đang bắt đầu lắp đặt hệ thống phòng thủ chủ động Trophy của Israel trên các xe tăng như Abrams M1 và xe chiến đấu bộ binh như Bradley.

Nếu nhìn vào Hàn Quốc, nơi có mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng thiết giáp hạng nặng và pháo kích, rõ ràng Hàn Quốc cần trang bị các máy bay không người lái hiệu quả cùng với các hệ thống bảo vệ tích cực. Điều này cũng đúng với Nhật Bản. Đối với Đài Loan, điều đặc biệt quan trọng là phải có lực lượng đặc biệt hiệu quả với các loại trang bị tương tự như những gì đã làm ở Ukraine. Đài Loan, nếu bị tấn công, sẽ cần phải chống đỡ một cuộc tấn công bằng tên lửa, không quân và hải quân của Trung Quốc và sau đó có thể phải chiến đấu chống lại lính dù Trung Quốc, lực lượng sẽ cố gắng ẩn phía sau các hệ thống phòng thủ ven biển. Các lực lượng đặc nhiệm được huấn luyện tốt và trang bị phù hợp có thể mang lại hiệu quả và gây tốn kém cho Trung Quốc, đặc biệt nếu các cuộc tấn công thất bại. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Lực lượng Đặc nhiệm Hoa Kỳ đã và đang bí mật huấn luyện lực lượng đặc nhiệm Đài Loan.

Rõ ràng, phòng không vẫn là ưu tiên số một. Hoa Kỳ nên vui mừng với hiệu suất của Stinger, nhưng chỉ một mình Stingers không đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc ngăn chặn các máy bay ném bom chiến đấu được trang bị vũ khí độc lập. Điều đó đòi hỏi các hệ thống phòng không hiện đại, tinh vi. Hoa Kỳ và các đồng minh NATO của mình đã tụt hậu trong việc trang bị các hệ thống phòng không tân tiến, điều này không tốt cho NATO hay ít nhất cho việc phòng thủ ở khu vực Thái Bình Dương. Điều cần thiết là một mạng lưới phòng không nhiều lớp và tích hợp, có thể triển khai cơ động để gây nhầm lẫn cho kẻ thù. Công nghệ đã có, nhưng kinh phí và ý chí triển khai các hệ thống như vậy hầu như vẫn còn thiếu.

Mặc dù có phần an ủi rằng người Nga đã thực hiện kém hiệu quả trong việc tấn công Ukraine và phần lớn thiết bị của họ đã tỏ ra dễ bị tổn thương, nhưng trong bức tranh lớn hơn thì điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong vài năm tới, Hoa Kỳ, NATO và các đồng minh ở Thái Bình Dương của chúng ta cần tăng cường khả năng chiến đấu và rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tiến sĩ Stephen Bryen được coi là nhà lãnh đạo tư tưởng về chính sách an ninh công nghệ, hai lần được trao tặng danh hiệu dân sự cao quý nhất của Bộ Quốc phòng, Huân chương Dịch vụ Công xuất sắc. Một thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách An ninh, cuốn sách gần đây nhất của ông là “An ninh công nghệ và sức mạnh quốc gia: Người thắng và kẻ thua”.



BÀI CHỌN LỌC

Bài học kinh nghiệm cho Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và NATO từ Chiến tranh Ukraine