Bangkok: Hàng nghìn người biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thứ Năm ngày 2/9, hàng ngàn người đã biểu tình ở trung tâm Bangkok  để kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và nói rằng họ sẽ tiếp tục biểu tình hàng ngày cho đến khi ông rời nhiệm sở.

OAN đưa tin, cuộc biểu tình diễn ra tại giao lộ Asoke ở trung tâm Bangkok là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong năm 2021 mặc dù trước đó trong cùng ngày đã có cảnh báo cấm biểu tình từ cảnh sát do các hạn chế Covid-19.

Các cuộc biểu tình chống lại Thủ tướng Prayuth đã trở nên mạnh mẽ hơn kể từ cuối tháng 6 khi các nhóm năm ngoái tìm cách phế truất ông đã quay trở lại và được ủng hộ rộng rãi hơn tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng xấu đi, tỷ lễ nhiễm và tử vong tăng cao.

Tính đến cuối tháng Tám, Thái Lan ghi nhận hơn 1,2 triệu ca nhiễm và 12.103 ca tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu năm 2020. Tuy nhiên, hầu hết các ca nhiễm và tử vong đều xảy ra từ tháng Tư năm nay.

Cuộc biểu tình diễn ra trong khi ông Prayuth phải đối mặt với sự chỉ trích tại Quốc hội từ đầu tuần này. Phe đối lập chính trị cáo buộc Thủ tướng và 5 Bộ trưởng nội các khác tham nhũng, quản lý kinh tế kém và không có chương trình ứng phó Covid-19 hiệu quả.

"Cứ 7 phút lại có một người Thái chết vì chính phủ không có biện pháp khống chế đại dịch COVID-19", thủ lĩnh phe đối lập Sompong Amornwiwat của Đảng Pheu Thai cho biết khi mở đầu cuộc tranh luận trong Quốc hội, Reuters cho hay.

Phe đối lập cũng nói, sự thiếu quản lý và các biện pháp phong tỏa đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế thiệt hại 8 tỷ baht (5.617 tỷ đồng) mỗi ngày.

Theo OAN, ông Prayuth và các bộ trưởng của ông đã bác bỏ các cáo buộc của phe đối lập và bảo vệ kết quả hoạt động của họ trước quốc hội.

Ông Prayuth nói với quốc hội rằng chính phủ luôn hoạt động vì lợi ích công cộng, những người dân bị thiệt hại đều nhận được hỗ trợ từ chính phủ. Ông cũng bảo vệ rằng, chính phủ đã tăng chi tiêu trong nước, đầu tư và xây dựng chăm sóc sức khỏe và yêu cầu các thành viên trong quốc hội nhìn nhận lại vấn đề.

Ông Prayuthdự kiến ​​sẽ vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm dự kiến ​​vào thứ Bảy ngày 4/9, do liên minh cầm quyền chiếm đa số rõ ràng trong quốc hội. Tuy nhiên, những người biểu tình nói rằng họ sẽ tiếp tục gây áp lực lên ông Prayuth.

Nattawut Saikua, một trong những nhà tổ chức biểu tình chủ chốt cho biết: “Các thành viên của quốc hội phải lựa chọn giữa người dân và Thủ tướng Prayuth đã mất tín nhiệm, gây ra thiệt hại và cái chết của hơn 10.000 người”.

Ông Saikua nói, nếu ông Prayuth vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và vẫn giữ chức thủ tướng, thì họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi ông ấy phải từ chức.

Trong khi cuộc biểu tình hôm thứ Năm ngày 2/9 tại Asoke diễn ra trong hòa bình, một nhóm nhỏ người biểu tình chống chính phủ đã đốt pháo và đốt lốp xe ô tô gần tư dinh của thủ tướng ở một khu vực khác của thành phố, OAN cho hay.

Theo Reuters, ông Prayuth, người theo chủ nghĩa bảo hoàng Staunch đã nắm quyền từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014 cho đến nay, là nhà lãnh đạo Thái Lan tại vị lâu nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Các cuộc biểu tình chống lại ông ta, vốn bị đặt ngoài vòng pháp luật theo các hạn chế Covid-19, đã sôi sục trong những tuần gần đây, bất chấp các cuộc đụng độ bạo lực thường xuyên với cảnh sát, những người đã đáp trả bằng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng.

Nguyên Hương



BÀI CHỌN LỌC

Bangkok: Hàng nghìn người biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức