Bangkok: Hơn 10.000 người biểu tình, yêu cầu thủ tướng chính phủ từ chức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 16/8, hơn 10.000 người biểu tình Thái Lan đã tập trung tại Bangkok, yêu cầu thực hiện nền dân chủ thực sự tại Thái Lan. Đây có thể là hoạt động biểu tình phản đối chính phủ lớn nhất của Thái Lan kể từ năm 2014.

Cùng ngày, những người biểu tình đã tụ tập trước Tượng đài Dân chủ ở Bangkok, yêu cầu thủ tướng nước này từ chức, giải tán quốc hội, sửa đổi hiến pháp và tiến hành bầu cử lại.

Thủ lĩnh cuộc biểu tình sinh viên nổi tiếng ở Thái Lan, Parit Chiwarak, 22 tuổi, đã bị bắt ở ngoại ô Bangkok vào tối 14/8. Khi bị đưa lên xe, anh đã giơ tay chào. Đây là một cử chỉ được những người biểu tình sử dụng để bày tỏ sự phản đối của họ đối với quân đội chính phủ.

Việc chính quyền bắt giữ Chiwarak đã được truyền trực tiếp trên mạng xã hội.

Chiwarak phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến các hoạt động biểu tình hồi tháng 7, bao gồm "kích động phản loạn", bản án tối đa có thể phải lĩnh là 7 năm tù, và vi phạm lệnh cấm tụ tập chống dịch viêm phổi Vũ Hán. Một tuần trước, hai nhà lãnh đạo biểu tình khác cũng bị bắt với cáo buộc tương tự. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, họ sau đó đã được tại ngoại.

Trước khi cảnh sát bắt Chiwarak, các sinh viên đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình dân chủ quy mô lớn ở Bangkok vào hôm 16/8 để tăng cường kêu gọi cải cách.

Vào hôm 16/8, hơn 10.000 người biểu tình Thái Lan đã tập trung tại Bangkok, yêu cầu Thái Lan thực hiện nền dân chủ thực sự. (Getty)
Vào hôm 16/8, hơn 10.000 người biểu tình Thái Lan đã tập trung tại Bangkok, yêu cầu Thái Lan thực hiện nền dân chủ thực sự. (Getty)
Vào hôm 16/8, hơn 10.000 người biểu tình Thái Lan đã tập trung tại Bangkok, yêu cầu Thái Lan thực hiện nền dân chủ thực sự. (Getty)
Vào hôm 16/8, hơn 10.000 người biểu tình Thái Lan đã tập trung tại Bangkok, yêu cầu Thái Lan thực hiện nền dân chủ thực sự. (Getty)

Trong tháng qua, sinh viên Thái Lan hầu như ngày nào cũng tổ chức biểu tình, nhưng cuộc biểu tình vào ngày 16/8 vừa qua đã thu hút nhiều người tham gia hơn cả.

Theo hãng tin Reuters, có sinh viên kêu gọi ngăn chặn quyền lực của chế độ quân chủ. Đây vốn từng là một chủ đề cấm kỵ, và cũng yêu cầu cựu lãnh đạo quân đội, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, lập ra hiến pháp mới và chấm dứt việc quấy rối những tiếng nói bất đồng chính kiến.

Patsalawalee Tanakitwiboonpon, một nhà hoạt động sinh viên 24 tuổi, nói với đám đông: “Chúng tôi muốn người dân tiến hành cuộc bầu cử mới và một quốc hội mới”; “Cuối cùng, ước mơ của chúng tôi là có một chế độ quân chủ thực sự hợp hiến”.

6 năm trước, khi Prayuth Chan-ocha là tổng tư lệnh quân đội, ông đã phát động một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ do bà Yingluck Shinawatra đắc cử, và tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 3 năm ngoái. Ông Prayuth từ chức lãnh đạo tối cao trong quân đội chính phủ vào ngày 15/7/2019. Ông tuyên bố chấm dứt thống trị trong quân đội và gia hạn nhiệm kỳ thủ tướng.

Những người chỉ trích cáo buộc rằng hiến pháp do một tay quân đội đặt ra, trên thực tế để cho đảng của ông Prayuth giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái.

Minh Thanh
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bangkok: Hơn 10.000 người biểu tình, yêu cầu thủ tướng chính phủ từ chức