Báo cáo về khả năng quân sự của Trung Quốc năm 2021: Lầu Năm Góc quá chủ quan với dã tâm và sức mạnh của PLA?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là trái pháp luật và thực chất là dã tâm. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc dường như quá hời hợt khi nhận định về vấn đề này. Không chỉ vậy, bộ não quân sự của Mỹ dường như cũng không lý giải thấu đáo khái niệm về ‘phòng thủ chủ động’ đầy mưu mô của Bắc Kinh. Mỹ cũng thay đổi đánh giá của chính họ cách đây một năm về số lượng vũ khí hạt nhân mà Trung Quốc đang tích lũy theo một chiến lược đầy kiên định. 

Đầu tháng 11, Lầu Năm Góc đã công bố báo cáo mới nhất của mình về sức mạnh quân sự của Trung Quốc dưới tiêu đề nổi bật: Sự phát triển quân sự và an ninh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Như thường lệ, báo cáo rất thú vị và nhìn chung, rất chính xác và đáng tin cậy.

Dưới đây là bốn nhận xét của tiến sĩ Jame Homes, nhà ngoại giao của Lực lượng hải quân Hoa Kỳ, đăng trên trang tin 19fortyfive.

Đầu tiên, ông Homes cho rằng, những người soạn thảo báo cáo quá hời hợt về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên biển của Trung Quốc. Họ chỉ dành dưới hai trang trong báo cáo dài 192 trang để đề cập vấn đề này. Họ xem xét hoàn cảnh của Đài Loan một cách riêng biệt và ở mức độ lớn hơn. Tuy nhiên, lãnh thổ trên biển nằm ở trung tâm của “giấc mơ” trẻ hóa quốc gia của Trung Quốc và dường như có phạm vi bao phủ rộng rãi hơn.

Ví dụ, báo cáo dường như nói rằng yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh ở Biển Đông hoàn toàn là về các đảo nằm trong đường chín đoạn, chủ yếu là Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng lá thư năm 2009 của Trung Quốc gửi tới Ủy ban Liên hợp quốc về Giới hạn của Thềm lục địa - nơi có bản đồ đường chín đoạn được đính kèm - tuyên bố rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển”.

Do đó, tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là về một số ít các đảo, đảo san hô và đá ngầm. Đó là về việc liệu một quốc gia ven biển có thể sở hữu biển hay không. Luật biển nói Không, Trung Quốc nói Có. Nếu Bắc Kinh làm theo cách của mình, trên thực tế, họ sẽ hủy bỏ luật biển trên một tuyến hàng hải chính và phá vỡ trật tự quốc tế ở những vùng biển tương tự. Quyền tự do trên biển là mấu chốt của các tranh chấp ở Biển Đông — và điều đó đáng luôn được ghi nhớ. Tại sao Lầu Năm Góc lại lựa chọn phản ứng quá yếu ớt này trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc, đe dọa tự do hàng hải, là một điều bí ẩn.

Thứ hai, báo cáo ghi nhận một cách chính xác rằng ‘phòng thủ chủ động’ như Mao Trạch Đông và Hồng quân đi tiên phong cách đây gần một thế kỷ vẫn là cốt lõi — hay như Hội đồng Nhà nước Hoa Kỳ hiện tại nói, là “bản chất” — của chiến lược quân sự Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là Lầu Năm Góc đã không nắm bắt đầy đủ khái niệm về ‘phòng thủ chủ động’.

Như Lầu Năm Góc nhấn mạnh, những người phòng thủ chủ động triển khai các chiến thuật và hoạt động tấn công nhằm phục vụ các mục tiêu phòng thủ chiến lược. Nhưng phòng thủ chủ động là một chiến lược của kẻ yếu. Mao Trạch Đông khuyên các chỉ huy Hồng vệ binh tiến hành rút lui chiến lược trong giai đoạn mở đầu của cuộc chiến, để những kẻ thù quá tự tin lãng phí sức lực và tự cảm thấy mệt mỏi. Trong khi đó, các lực lượng Trung Quốc nên tiến hành các cuộc giao tranh chiến thuật tấn công trên “tuyến bên ngoài” chống lại các đơn vị quân địch bị cô lập, bao vây và tiêu diệt từng đơn vị một cho đến khi Hồng vệ binh Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc đang ở "chiến tuyến hậu phương" về mặt chiến lược, quân đội của họ có thể vượt qua lực lượng đối phương tại địa phương - sau đó lật ngược kịch bản, tiếp tục phản công và giành chiến thắng. Báo cáo của Lầu Năm Góc không truyền tải đầy đủ sự phong phú của khái niệm.

Cũng cần chỉ ra rằng không nên tin rằng các cuộc phản đối của Trung Quốc chỉ tìm kiếm các mục tiêu phòng thủ ở châu Á. Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã liên tục đưa ra yêu sách đối với từng tấc đất được cho là do đế quốc Trung Quốc cai trị trước khi nhà Thanh sụp đổ năm 1911, bao gồm Đài Loan, quần đảo Senkaku và Biển Đông. Đài Loan và Senkakus thuộc về Nhật Bản từ những năm 1890, trong khi vào năm 2016, một tòa án quốc tế đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Đánh chiếm, theo định nghĩa chính là tấn công một mục tiêu. Khi cố gắng quay ngược đồng hồ hoặc viết lại luật quốc tế, thì phòng thủ chiến lược sẽ giống như một cuộc tấn công mạnh mẽ.

Thứ ba, các nhà bình luận đã đưa ra nhiều biên độ và tốc độ xây dựng quân đội của Trung Quốc. Và đúng như vậy. Báo cáo chụp ảnh tốt vấn đề này. Ví dụ, Trung Quốc đã tăng tốc triệt để việc mua vũ khí hạt nhân. Mới năm ngoái, Lầu Năm Góc dự báo rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ xây dựng một kho vũ khí gồm khoảng 400 đầu đạn hạt nhân trong chiếc lược dài hạn của họ. Theo báo cáo năm nay, con số đó dự báo sẽ tăng gấp đôi, lên tới 1.000 quả vào năm 2030. Mô hình tương tự cũng áp dụng cho việc phát triển và mua sắm tàu ​​chiến, máy bay chiến đấu, v.v.

Vậy mà cách đây không lâu, những người theo dõi Trung Quốc chê bai năng lực của PLA, nói rằng họ khó có thể đạt được mức độ của hiện tại. Nhiều người đã không tin vào viễn cảnh của một Hải quân PLA đang hoạt động trên đại dương, tự tin tiên tri rằng Trung Quốc không thể xây dựng một hạm đội mạnh trong nhiều thập kỷ. Trung Quốc đã làm những nhà tư tưởng này phải bàng hoàng. Báo cáo của Lầu Năm Góc không đưa ra sự so sánh với các cường quốc đang lên trong quá khứ — đó không phải là mục đích của báo cáo — nhưng khảo sát lịch sử cho thấy rằng một kẻ thách thức hòa bình thế giới kiên định, có dã tâm lớn và nguồn lực dồi dào có thể đưa ra biển một lực lượng hải quân mạnh trong khu vực trong vòng mười lăm năm. Sau đó mười lăm năm nữa hoặc có thể hơn, nó có thể sở hữu một lực lượng hải quân có khả năng cạnh tranh với vị trí bá chủ đại dương. Hoa Kỳ, đế quốc Đức, đế quốc Nhật Bản và Liên Xô ít nhiều tuân theo quy tắc mười lăm năm và ba mươi năm. Nhưng những gì Trung Quốc đã làm được là vô cùng ấn tượng; là điều chưa từng có.

Và thứ tư, báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng yếu tố con người có thể gây hại cho PLA. Nó thu hút sự chú ý đến điều mà các nhà bình luận quân sự Trung Quốc gọi là “năm khả năng kém cỏi”. Họ cho rằng một số chỉ huy gặp khó khăn khi phán đoán các tình huống, hiểu được ý định của cấp trên, đưa ra các quyết định tác chiến, triển khai lực lượng và đối phó với các tình huống bất ngờ. Nhưng nếu vũ khí tốt mà lính không có khả năng vận hành thì hậu quả sẽ khôn lường. Nếu thực sự các thủy thủ, binh lính và không quân của PLA kém năng lực, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ gây thất vọng. Họ sẽ không khai thác được hiệu suất thiết kế đầy đủ từ những vũ khí trang bị ấn tượng. Đánh giá tình trạng năng lực của PLA và quân đội của họ là một vấn đề có thể đem đến hậu quả đáng kể đối với quân đội Hoa Kỳ và đồng minh.

Nói chung, báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc là một tài liệu đáng để các độc giả của NTDVN dành thời gian nghiên cứu toàn bộ.

Nguyên Hương

Theo 19fortyfive



BÀI CHỌN LỌC

Báo cáo về khả năng quân sự của Trung Quốc năm 2021: Lầu Năm Góc quá chủ quan với dã tâm và sức mạnh của PLA?