Biden chối bỏ: Ông Tập không phải là 'bạn cũ của tôi'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 16/6, Tổng thống Dân chủ của Mỹ là ông Joe Biden tuyên bố, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không phải là “bạn cũ” của ông, đồng thời nêu quan ngại về việc liệu Bắc Kinh có sẵn sàng giúp tìm ra nguồn gốc của đại dịch virus Corona Vũ Hán.

Khi được hỏi liệu tổng thống có gọi điện cho ông Tập và đưa ra yêu cầu theo kiểu “từ bạn cũ tới bạn cũ” để ông Tập tiếp nhận các điều tra viên của Tổ chức Y tế Thế giới một lần nữa hay không, ông Biden thẳng thừng tuyên bố: “Chúng ta cùng làm rõ một số việc nhé: Chúng tôi biết rõ về nhau, [nhưng] chúng tôi không phải là bạn cũ. Đó chỉ thuần túy là công việc".

Những nhận xét này dường như khác với những bình luận trước đây của ông Biden, khi ông tìm cách làm nổi bật mối quan hệ thân thiết của mình với ông Tập, được vun đắp từ khi ông còn là Phó Tổng thống Mỹ dưới thời Obama.

Tại thời điểm đó, ông Tập đang là Phó Chủ tịch nước Trung Quốc và như vậy, là người đồng cấp của ông Biden. Ông Biden từng cho biết, 2 người đã dành hơn 24 giờ đồng hồ để có những cuộc gặp gỡ riêng, và đồng hành cùng nhau qua chặng đường dài 17.000 dặm (khoảng 27.359km). Trong chuyến công du năm 2013 mà ông Biden thực hiện tới Bắc Kinh, ông Tập đã gọi vị phó tổng thống Mỹ khi đó khi đó là “bạn cũ của tôi”.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Geneva, ông Biden bày tỏ mối hoài nghi về sự hợp tác của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với cuộc điều tra về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán.

Ông nói: “Trung Quốc đang rất cố gắng để tự thể hiện mình là một quốc gia có trách nhiệm và rất, rất cầu tiến, và họ đang rất cố gắng để nói về cách họ đang giúp thế giới về COVID-19 và vaccine".

Ông tiếp tục: “Hãy nhìn xem, một số điều bạn không cần phải giải thích với mọi người trên thế giới, họ sẽ thấy kết quả. Trung Quốc có thực sự đang cố gắng đi đến tận cùng của vấn đề này không?”.

Vào tháng Năm, ông Biden đã ra lệnh cho các trợ lý tìm câu trả lời về nguồn gốc của loại virus gây ra đại dịch COVID-19, loại virus này lần đầu tiên được báo cáo ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ông cho biết, các cơ quan tình báo Mỹ đang xem xét các giả thuyết đối lập, có khả năng bao gồm cả khả năng xảy ra tai nạn trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Đầu năm nay, cụ thể là vào tháng Hai, một nhóm các nhà khoa học nước ngoài và Trung Quốc do WHO tập hợp đã dành 2 tuần tại địa khu Vũ Hán. Trình bày về những phát hiện trong báo cáo của mình, các nhà khoa học khẳng định, virus Corona Vũ Hán “có khả năng” truyền từ dơi sang người qua một con vật khác, và khả năng nó bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra."

Tuy nhiên, báo cáo này đã phải hứng chịu hàng loạt chỉ trích, khi Washington và các chính phủ khác tuyên bố nghiên cứu này "không đủ và không có kết luận". Ngoài ra, Bắc Kinh từ chối cung cấp cho nhóm nghiên cứu dữ liệu thô về các trường hợp bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) từ ban đầu, cũng như không cho họ tiếp cận hồ sơ của Viện Virus học Vũ Hán - phòng thí nghiệm đang là tâm điểm của lý thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Trong những tuần gần đây, Hoa Kỳ và các đồng minh đã tăng cường kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng về nguồn gốc của đại dịch, đồng thời gây áp lực buộc chính quyền ĐCSTQ phải hợp tác đầy đủ.

Vào ngày 13/6, các nhà lãnh đạo Nhóm G-7 đã ra một tuyên bố chung, kêu gọi “một nghiên cứu về Nguồn gốc COVID-19 giai đoạn 2 do WHO thực hiện [mang tính] kịp thời, minh bạch, do chuyên gia lãnh đạo và dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm và theo khuyến nghị của báo cáo từ các chuyên gia, ở Trung Quốc”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết vào đầu tuần này rằng: “Chúng ta cần hiểu những gì đã xảy ra. Chúng ta cần phải đi đến tận cùng của nó. Và chúng tôi đang làm việc về điều đó thông qua WHO. Bản thân chúng tôi cũng đang nghiên cứu vấn đề đó”.

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Biden chối bỏ: Ông Tập không phải là 'bạn cũ của tôi'