Biden: Không có chuyện gửi quân Mỹ đến Ukraine

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Dân chủ Mỹ Joe Biden hôm 8/12 xác nhận rằng, việc gửi quân Mỹ đến Ukraine trong trường hợp Nga xâm lược là “điều không được bàn đến”.

Trước khi khởi hành đến Thành phố Kansas, Missouri, hôm 8/12, ông Biden đã trả lời các câu hỏi từ giới báo chí. Khi được hỏi về việc điều lục quân Mỹ đến Ukraine, ông Biden nói: “Điều đó không [được cân nhắc đến]”.

Ông nêu rõ: “Chúng tôi có nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý đối với các đồng minh NATO của chúng ta, nếu họ tấn công theo Điều 5, đó là một nghĩa vụ thiêng liêng. Nghĩa vụ đó không mở rộng đến Ukraine. Nhưng nó sẽ phụ thuộc vào những gì các nước NATO còn lại sẵn sàng làm. Tuy nhiên, ý tưởng cho rằng Mỹ sẽ đơn phương sử dụng vũ lực để đối đầu với việc Nga xâm lược Ukraine vẫn chưa xuất hiện trong quân bài lúc này. Điều sẽ xảy ra là sẽ có hậu quả nặng nề”.

Điều này diễn ra một ngày sau khi ông Biden tham gia cuộc gọi điện video song phương kéo dài 2 giờ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong cuộc gọi, ông Biden nói với ông Putin rằng, Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ đáp trả "bằng các biện pháp kinh tế và các biện pháp khác mạnh mẽ" trong trường hợp Nga leo thang động thái quân sự chống lại Ukraine.

Các quan chức Nhà Trắng cho biết, "các biện pháp khác" cũng có thể bao gồm các vật liệu phòng thủ bổ sung cho người Ukraine và củng cố các đồng minh NATO ở sườn phía đông của Nga với các khả năng bổ sung, nếu Nga quyết định xâm lược.

Trao đổi với các phóng viên hôm 8/12, ông Biden cho biết: “Trong cuộc gặp với Putin, tôi rất thẳng thắn, không có lời nào [...], chúng tôi vẫn lịch sự nhưng tôi đã nói rất rõ ràng, nếu thực tế ông ấy xâm lược Ukraine thì sẽ có hậu quả nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng. Những hậu quả kinh tế mà ông ấy chưa từng thấy hoặc chưa từng thấy được áp dụng bao giờ”.

Sau đó, ông Biden nói thêm: “Tôi tin tưởng tuyệt đối [Putin] đã nhận được thông điệp”.

Các quan chức Ukraine ước tính, hơn 90.000 quân Nga đang ở gần biên giới của nước này và ở khu vực Crimea do Nga chiếm đóng. Các quan chức Mỹ cho biết việc xây dựng quân đội, cùng với sự gia tăng đột biến trong hoạt động chống Ukraine trên mạng xã hội, làm liên tưởng đến một “[chiến lược] tương tự” được ông Putin sử dụng vào năm 2014 khi Nga chiếm Crimea.

Trong một bài phát biểu sau cuộc gọi, Điện Kremlin cho biết: “Ông Putin nhấn mạnh rằng, thật sai lầm khi đặt trách nhiệm cho Nga, vì NATO đã và đang thực hiện những nỗ lực nguy hiểm để mở rộng sự hiện diện của mình trên lãnh thổ Ukraine và đang mở rộng tiềm lực quân sự của mình gần biên giới Nga”.

Trong một cuộc trao đổi trên chuyên cơ Không lực I (Air Force One) hôm 8/12, phó thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết, ông Biden đã nói với Tổng thống Putin trong cuộc gọi rằng: “Một quốc gia không thể buộc quốc gia khác thay đổi biên giới của mình, quốc gia này không thể bảo quốc gia khác thay đổi chính trị, và các quốc gia không thể [ra lệnh cho] các quốc gia khác rằng họ có thể làm việc với ai”.

Sau cuộc gọi hôm 7/12, ông Biden đã chất vấn các đồng minh châu Âu, bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Ý Mario Draghi.

Trong khi đó, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Putin là ông Yuri Ushakov đã phản đối lời đe dọa trừng phạt trong một cuộc gọi hội nghị với các phóng viên. Cố vấn Ushakov nói: “Trong khi Tổng thống Mỹ nói về các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra, Tổng thống của chúng tôi nhấn mạnh những gì Nga cần. Các biện pháp trừng phạt không phải là điều gì đó mới mẻ, chúng đã có từ lâu và sẽ không có bất kỳ tác dụng nào”.

Hai tổng thống đã giao nhiệm vụ cho các đội tương ứng của họ theo sát vấn đề này sau cuộc gọi điện video, theo một thông cáo về nội dung cuộc gọi từ Nhà Trắng.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Biden: Không có chuyện gửi quân Mỹ đến Ukraine