Bình luận chuyến đi Bắc Kinh, Ngoại trưởng Đức nói 'hơn cả sốc'!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngay sau chuyến đi của Tổng thống Pháp đến Trung Quốc và bày tỏ 'tình bạn' sâu sắc với Bắc Kinh, bày tỏ quan điểm ủng hộ Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực cũng như kêu gọi EU làm như vậy, chuyến đi của Ngoại trưởng Đức tới Bắc Kinh được chờ đợi. Bắc Kinh đã làm Ngoại trưởng Đức 'hơn cả sốc'; bà cảnh báo về một thể chế đang trở nên "tàn nhẫn hơn ở bên trong và hung hăng hơn ở bên ngoài".

Mối quan hệ thắm thiết đằng sau các chỉ trích nhân quyền

Hơn cả Pháp, Đức là quốc gia có gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc về kinh tế. Mối quan hệ tận dụng kinh tế - kỹ thuật - công nghệ và thị trường của nhau thắm thiết, bền chặt suốt hơn 4 thập kỷ giữa hai quốc gia là điều không thể bàn cãi.

Bề ngoài, Đức có chỉ trích các vấn đề nhân quyền của Bắc Kinh, nhưng đằng sau luôn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Đó cũng là lý do vì sao các vấn đề nhân quyền của Bắc Kinh luôn chỉ dừng lại ở các chỉ trích. Chúng ta gần như hiếm thấy Đức đề xuất, thực thi bất kỳ chính sách trừng phạt nào với Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền như vậy. Thậm chí, tội ác chống lại loại người nổi bật nhất, tàn nhẫn nhất của Bắc Kinh là mổ cướp tạng các tù nhân lương tâm thì vẫn là vấn đề mà Đức luôn né tránh.

Xem thêm: Quan hệ kinh tế sâu đậm với Trung Quốc suốt 4 thập kỷ - Đức có thể 'thoát Trung' hay chỉ đang diễn kịch?

Tuy nhiên, câu chuyện Hong Kong có thể đang đánh thức Đức. Khác với các chính sách của cựu Thủ tướng Angela Merkel, chính phủ kế nhiệm của Thủ tướng Olaf Scholz đang phát triển một chiến lược mới về Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào siêu cường kinh tế châu Á, một thị trường xuất khẩu quan trọng của hàng hóa Đức.

Dù vậy, giữa kim tiền và bảo vệ các giá trị của con người vốn xa xôi và đang bị nhìn nhận méo mó, Đức dường như giống Alice đi lạc trong xứ sở thần tiên trong các vấn đề với Trung Quốc.

Nhưng "cô bé Alice" đã sốc, thậm chí "hơn cả sốc"; xứ sở ấy không thần tiên, dù chỉ là giả tạo đủ mức.

'Hơn cả sốc'

Sau khi trở về từ chuyến công du tới Trung Quốc, ngay sau chuyến đi tốn nhiều giấy mực của Tổng thống Pháp, Ngoại trưởng Annalena Baerbock đã mô tả nhận thức của bà trước một Trung Quốc hung hăng hơn, khó lường hơn và không thèm che giấu dã tâm: "Hơn cả sốc".

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. (Ảnh Getty Images)

Ngoại trưởng Đức, trong bài phát biểu trước Hạ viện Đức hôm 19/4 vừa qua, đã mô tả Bắc Kinh ngày càng trở thành một đối thủ có hệ thống hơn, nhưng tàn nhẫn hơn ở bên trong (với người dân Trung Quốc) và hung hăng hơn ở bên ngoài. Đức không thể nhìn nhận Trung Quốc như là một đối tác thương mại hay một đối thủ cạnh tranh thông thường.

Bà Baerbock trở về sau chuyến công du Trung Quốc vào tuần trước, nơi bà cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm kiểm soát Đài Loan đều không thể chấp nhận được; một tuyên bố trái ngược với đồng minh lâu năm trong khối EU là Pháp.

Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan được quản lý một cách dân chủ với tư cách là một tỉnh của Trung Quốc và chưa bao giờ loại trừ việc sử dụng vũ lực để đưa hòn đảo này về dưới sự kiểm soát của mình.

Ngoại trưởng Baerbock nhận xét rằng Trung Quốc muốn tuân theo các quy tắc của riêng mình. Cái giá mà chúng ta phải trả là trật tự thế giới mới và các nguyên tắc quốc tế bị phá vỡ.

Bắc Kinh cũng yêu cầu Đức ủng hộ "thống nhất" Đài Loan và nói rằng Trung Quốc và Đức không phải là đối thủ mà là đối tác.

Phát biểu trước Hạ viện Bundestag của Đức hôm thứ Tư về chuyến đi Trung Quốc của mình, Bà Ngoại trưởng Baerbock cho biết "một số điều thực sự gây sốc".

Theo Reuters, bà không nói chi tiết cụ thể. Nhận xét của bà được đưa ra sau khi nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang trở đàn áp [tàn nhẫn] hơn ở bên trong và hung hăng hơn ở bên ngoài.

Đối với Đức, bà nói, Trung Quốc là một đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống, nhưng ấn tượng của bà bây giờ là "khía cạnh đối thủ có hệ thống đang ngày càng gia tăng".

Bà Baerbock cho biết Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức, nhưng điều này không có nghĩa là Bắc Kinh cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức.

Chính phủ Đức muốn hợp tác với Trung Quốc nhưng không muốn lặp lại những sai lầm trong quá khứ, chẳng hạn như khái niệm "thay đổi thông qua thương mại". Đây là một khái niệm, một lý thuyết mà phương Tây luôn kỳ vọng diễn ra ở Trung Quốc; thay đổi chính trị trong các chế độ độc tài thông qua thương mại. Nhưng rõ ràng, trong trường của Trung Quốc, điều này đã không xảy ra, một lý thuyết quá nhiều lỗ hổng, một thực tế đau xót đã diễn ra.

Đức vẫn đặt hy vọng Trung Quốc thúc đẩy kết thúc chiến tranh Ukraine!

Dù vậy, bản tính của "Alice ở xứ sở thần tiên" của Đức vẫn chưa mất hẳn. Bà Ngoại trưởng Đức đã báo cáo trước Hạ viện rằng Trung Quốc có trách nhiệm hướng tới hòa bình trên thế giới, đặc biệt là sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Nga để hướng tới hoà bình cho Ukraine!

Bà hoan nghênh lời hứa của Bắc Kinh không cung cấp vũ khí cho Nga, bao gồm cả các hàng hoá lưỡng dụng (sử dụng cả dân dụng và quân sự). Dù vậy, Ngoại trưởng Đức cũng dè dặt nhận xét thêm rằng "Berlin sẽ xem lời hứa đó hoạt động như thế nào trong thực tế".

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc gần như kiềm chế việc cung cấp viện trợ quân sự cho Nga, thì người ta vẫn cho rằng Trung Quốc đã ném một sợi dây cứu sinh thậm chí còn có giá trị hơn cho Moscow dưới hình thức tăng cường thương mại. Các ngân hàng, nhà đầu tư và tập đoàn phương Tây nhanh chóng rút khỏi Nga vào mùa xuân năm 2022; Trung Quốc đã quá hạnh phúc để thế chỗ của họ.

Tài liệu nội bộ cho thấy làn sóng COVID-19 mới và các bệnh truyền nhiễm khác đang bùng phát ở Trung Quốc
Các em học sinh đi ngang qua một tấm bảng tuyên truyền về "Trung Hoa mộng", câu khẩu hiệu gắn liền với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, bên ngoài một trường học ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12/03/2018. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)

“Thương mại năm 2022 giữa Trung Quốc và Nga đã tăng gần 30%. Nhà phân tích về Trung Quốc Isaac Stone Fish nói rằng hàng tỷ USD mua năng lượng bổ sung đó hữu ích hơn nhiều cho nỗ lực chiến tranh của Nga so với việc bán vũ khí cho nước này.

Chỉ riêng những mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc đó đã khiến những lời ca tụng hòa bình của ông Tập Cận Bình trở nên khó có giá trị bề ngoài.

Không có sự công nhận nào trong bản ghi nhớ của Trung Quốc rằng chính Nga đã xâm lược Ukraine, rằng chính ông Putin là người đã thổi phồng về chiến tranh hạt nhân. “Bây giờ chúng tôi biết rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn hòa bình ở Ukraine — trừ khi đó là về các điều khoản của Nga”, ông Stone Fish nói.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Quang Nhật



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận chuyến đi Bắc Kinh, Ngoại trưởng Đức nói 'hơn cả sốc'!