Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Trung Quốc, nêu đích danh tên ông Tập Cận Bình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 27/9, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích ông Tập Cận Bình về "lời hứa hão huyền" về việc phi quân sự hóa Biển Đông cách đây 5 năm.

Trong khi đó, các hoạt động quân sự hóa của ĐCSTQ ở Biển Đông chưa bao giờ dừng lại. Hoa Kỳ nhấn mạnh sẽ tiếp tục sát cánh với các đồng minh Đông Nam Á và cùng chống lại sự bành trướng, kiểm soát của ĐCSTQ trong khu vực.

Ngày 27/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus đã cung cấp thông tin về chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình vào ngày 25/9/2015. Khi gặp Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Obama tại Nhà Trắng, ông Tập hứa "Trung Quốc không có ý định quân sự hóa quần đảo Nam Sa. Các trạm gác của ĐCSTQ không nhắm mục tiêu hoặc ảnh hưởng đến bất kỳ quốc gia nào".

Tuy nhiên, 5 năm trôi qua, ĐCSTQ không chỉ triển khai tên lửa hành trình chống hạm ở Biển Đông, mở rộng khả năng tình báo tín hiệu và radar quân sự, xây dựng hàng chục nơi chứa máy bay chiến đấu và xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu.

Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện Liên bang vào năm 2018, ông Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng hoạt động xây dựng quân sự của ĐCSTQ trên các đảo và rạn san hô ở Biển Đông đã đe dọa việc triển khai các lực lượng của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đem tới các thách thức nghiêm trọng cho các quốc gia trong khu vực.

Bà Ortagus chỉ trích ĐCSTQ sử dụng những cứ điểm quân sự hóa này làm nơi để cưỡng chế kiểm soát vùng biển mà Bắc Kinh không có chủ quyền hàng hải hợp pháp. "Chúng là nơi tập kết của hàng trăm tàu ​​dân quân biển và tàu cảnh sát biển của Trung Quốc. Các tàu này thường xuyên quấy rối tàu dân sự và cản trở các hoạt động thực thi pháp luật, đánh bắt cá trên biển và phát triển dầu khí ở các nước láng giềng".

“ĐCSTQ đã không giữ lời hứa của mình và không có sự chân thành, tin cậy”, bà Ortagus cho biết trong tuyên bố. Trong những tháng gần đây, tại Liên Hợp Quốc chúng tôi đã chứng kiến lượng lớn chưa từng thấy các quốc gia chính thức phản đối các yêu sách hàng hải phi pháp của ĐCSTQ ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc giục cộng đồng quốc tế phản đối hành vi "không thể chấp nhận được" và "nguy hiểm" này, đồng thời buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm.

Bà cũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sát cánh với các đồng minh Đông Nam Á để chống lại các hành động cưỡng chế nhằm thiết lập vị trí thống trị ở Biển Đông của ĐCSTQ.

Ngày 13/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã ra một tuyên bố rõ ràng rằng Hoa Kỳ coi các yêu sách trên vùng Biển Đông của ĐCSTQ là "hoàn toàn bất hợp pháp" và lên án ĐCSTQ sử dụng thủ đoạn đe dọa lấy "cường quyền làm công lý" gây thiệt hại chủ quyền cho các quốc gia Đông Nam Á.

Ngay từ ngày 12/7/2016, Tòa án Trọng tài Quốc tế đã đưa ra phán quyết rằng "đường 9 đoạn" của ĐCSTQ đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Nhưng chính quyền ĐCSTQ đã phớt lờ điều này.

Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố rằng thế giới không cho phép ĐCSTQ coi Biển Đông là đế quốc hàng hải của mình. Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng tôi sẽ sát cánh cùng nhau để bảo vệ chủ quyền của mình. Hoa Kỳ cũng sát cánh cùng cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất kỳ hành vi nào thúc đẩy “cường quyền” ở Biển Đông hoặc khu vực rộng lớn hơn.

Sau tuyên bố của ông Pompeo, Hoa Kỳ đã tăng cường triển khai quân sự ở Biển Đông để ngăn cản ĐCSTQ gia tăng các hoạt động quân sự ở Đài Loan và Biển Đông. Tổng thống Trump cũng nêu rõ thái độ rằng sẽ không cho phép điều này xảy ra nữa.

Gần đây, các nước láng giềng ở Biển Đông, như Việt Nam và Philippines, cũng đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các tuyên bố chủ quyền của ĐCSTQ ở Biển Đông. Một số nhà phân tích cho rằng dưới sự kêu gọi của Hoa Kỳ, các nước ASEAN dường như đang dần lựa chọn có cùng lập trường và đoàn kết hơn nữa để chống lại ĐCSTQ.

Minh Thanh

Theo NTD tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Trung Quốc, nêu đích danh tên ông Tập Cận Bình