Bộ Viễn thông Ấn Độ cấm công ty Trung Quốc đấu thầu, cấm các thiết bị viễn thông sản xuất từ Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày thứ hai sau cuộc đối đầu dữ dội giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở thung lũng Galwan phía tây dãy Himalaya ở biên giới hai nước, ngày 17/6, Bộ Viễn thông Ấn Độ đã loại trừ ZTE và các công ty Trung Quốc khác ra khỏi mạng viễn thông quốc gia Ấn Độ.

Nguồn tin nói với Thời báo Kinh tế Ấn Độ rằng Bộ Viễn thông đã thiết kế lại gói thầu nâng cấp mạng 4G của Công ty viễn thông nhà nước Ấn Độ BSNL, còn các công ty Trung Quốc đã bị loại bỏ.

Để loại trừ các công ty Trung Quốc, hành động đầu tiên của Bộ Viễn thông Ấn Độ là tiến hành thiết kế lại kế hoạch đấu thầu của BSNL để nâng cấp mạng của nhà cung cấp này lên 4G. Dự kiến nhà mạng này sẽ cung cấp 50.000 trạm thu phát.

India TV đã đưa tin rằng, ngày 17/6, Bộ Viễn thông đã ra lệnh cho các công ty viễn thông Ấn Độ như BSNL, MTNL và các công ty tư nhân khác cấm sử dụng các thiết bị do Trung Quốc sản xuất và thiết bị có nguồn gốc giao dịch từ Trung Quốc. Theo các nguồn tin khác, vụ đấu thầu cũ sẽ bị hủy bỏ và các công ty Trung Quốc sẽ bị cấm tham gia.

BSNL là nhà cung cấp viễn thông nhà nước lớn nhất Ấn Độ. Tin tức đấu thầu 4G của công ty này xuất hiện vào tháng 3, nhưng vào tháng 5, họ đã quyết định hủy bỏ đấu thầu. Họ tuyên bố lý do là vì họ đã không tuân theo các quy định mua sắm công của chính phủ, những quy định này cho phép nhiều công ty Ấn Độ hơn tham gia vào kế hoạch "Made in India".

Ấn Độ là nước đầu tiên dỡ bỏ các hạn chế đối với việc nhập khẩu thiết bị viễn thông của Trung Quốc vào năm 2010.

Tin trang nhất của các kênh truyền thông Ấn Độ hôm 17/6 tập trung vào cuộc xung đột gay gắt ở biên giới Trung - Ấn hôm 1th5/6, đó là cuộc xung đột có thương vong và tranh chấp ngoại giao lớn nhất kể từ cuộc chiến đẫm máu xảy ra giữa hai nước năm 1962.

Quân đội Ấn Độ cho biết, 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc hỗn chiến. Truyền thông Ấn Độ đưa tin, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ trực tiếp đụng độ, một số binh sĩ Ấn Độ bị "đánh đập tập thể đến chết hoặc bị thương nặng”, một số người bị đẩy xuống hẻm núi hoặc xuống sông, còn có những người khác bị lạnh cóng mà chết sau khi bị thương.

Hiệp hội Sản xuất Thiết bị Viễn thông New Delhi (Tema) cho rằng, việc BSNL từ bỏ ZTE là rất quan trọng khi cân nhắc về tác động của cuộc đối đầu quân sự ở biên giới Trung - Ấn đối với các vấn đề an ninh.

Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Thiết bị Viễn thông New Delhi cho biết: “Do 'Luật Tình báo Trung Quốc năm 2017' yêu cầu các nhà cung cấp Trung Quốc phải chia sẻ dữ liệu và bất kỳ nơi nào trên thế giới lắp đặt thiết bị do Trung Quốc sản xuất đều có khả năng bị truy cập, vậy nên tránh sử dụng thiết bị Trung Quốc là việc rất quan trọng".

Điều luật gây tranh cãi này cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm kiếm các công ty có trụ sở tại Trung Quốc cung cấp quyền truy cập và hỗ trợ cho các hoạt động thu thập thông tin tình báo của Bắc Kinh, điều này được viết rõ ràng như một phần nghĩa vụ pháp lý.

Thời báo Kinh tế Ấn Độ đưa tin, dựa trên tình hình xung đột có xu hướng leo thang ở biên giới Trung - Ấn, “gần như chắc chắn rằng Bộ Viễn thông sẽ không cho phép gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia triển khai 5G ở Ấn Độ. Nhưng điều đáng chú ý là mặc dù Hoa Kỳ và Châu Âu đã đưa ra quan điểm lo ngại về vấn đề an ninh nhưng Ấn Độ lại vẫn cho phép các nhà khai thác viễn thông Trung Quốc tiến hành thử nghiệm 5G vào năm 2019 tại Ấn Độ".

Đông Thi

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bộ Viễn thông Ấn Độ cấm công ty Trung Quốc đấu thầu, cấm các thiết bị viễn thông sản xuất từ Trung Quốc