Các quốc gia lựa chọn ‘Tự do’ hay ‘Độc tài’ trong cuộc chiến chống ĐCSTQ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã kêu gọi các nền dân chủ hợp tác chống lại các mối đe dọa mở rộng do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra; ông gọi đó là sự lựa chọn giữa “tự do và độc tài”.

Trong bài phát biểu tại Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Richard Nixon ở California vào ngày 23/7, ông Pompeo nhận định: “Chúng ta, những quốc gia tự do trên thế giới, phải tạo ra sự thay đổi trong hành vi của ĐCSTQ theo những cách sáng tạo và quyết đoán hơn, bởi vì hành động của Bắc Kinh đe dọa đến người dân và sự thịnh vượng của chúng ta”.

“Thế giới tự do phải chiến thắng chế độ chuyên chế mới này”, ông nói và khẳng định đó là “sứ mệnh của thời đại chúng ta”.

Ông Pompeo kêu gọi người dân Mỹ và các nước đối tác công nhận rằng ĐCSTQ về cơ bản là một chế độ Marx-Lenin. Ông nói rằng “hệ tư tưởng này cho biết mong muốn bá quyền toàn cầu của ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ qua”. Trên cơ sở đó, ông Pompeo nhấn mạnh, Hoa Kỳ nên tiếp cận chính quyền này từ quan điểm của “sự mất lòng tin và cần xác minh”. Câu nói này được lấy cảm hứng từ lời của cựu Tổng thống Ronald Reaganor về các cuộc đàm phán với Liên Xô: “tin tưởng, nhưng cần xác minh”.

“Cách duy nhất để thực sự thay đổi ĐCSTQ là hành động không dựa trên những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói, mà [dựa trên] cách họ hành xử”, Ngoại trưởng Pompeo cho biết.

Nhận xét của ông Pompeo tóm tắt lại một loạt các bài phát biểu của các quan chức hàng đầu của chính quyền Washington trong những tuần gần đây, nhằm tìm cách làm nổi bật các hành động ác ý của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Lời này được đưa ra trong bối cảnh Washington đưa ra hàng loạt quyết sách để đẩy lùi hành vi trộm cắp công nghệ, đàn áp nhân quyền và xâm lược quân sự của ĐCSTQ.

Người biểu tình Hồng Kông thể hiện sự ủng hộ đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc vào ngày 22 tháng 12 năm 2019. (Ảnh: DALE DE LA REY / AFP qua Getty Images)

Trong tuần này, với một động thái chưa từng có, Hoa Kỳ đã ra lệnh cho lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đóng cửa vào chiều ngày 24/7, khi Ngoại trưởng Pompeo cáo buộc cơ sở này là một trung tâm gián điệp chuyên đánh cắp tài sản trí tuệ. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) cũng xác nhận vào ngày 23/7 rằng, lãnh sự quán San Francisco đang chứa chấp một nhà nghiên cứu người Trung Quốc bị truy nã. Người này bị buộc tội gian lận vì không tiết lộ trong đơn xin cấp thị thực rằng bà là thành viên của quân đội Trung Quốc.

Ba công dân Trung Quốc khác gần đây đã bị bắt vì tội gian lận visa tương tự, DOJ cho biết.

Ngày 21/7, DOJ cũng đã công bố một bản cáo trạng chống lại 2 tin tặc Trung Quốc với cáo buộc tham gia vào một chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ để đánh cắp bí mật thương mại từ các nhà thầu quốc phòng và hàng trăm công ty trên toàn thế giới. Gần đây nhất, 2 bị cáo này đã cố gắng để có được các nghiên cứu liên quan đến COVID-19 của Hoa Kỳ.

Trung Quốc không phải một ‘Quốc gia bình thường’

Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết, người dân và các quốc gia “phải nói sự thật” về ĐCSTQ: “Chúng ta không thể đối xử với sự hiện thân [chính quyền này] của Trung Quốc như một quốc gia bình thường giống với mọi quốc gia khác”.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực thương mại, Bắc Kinh “coi các thỏa thuận quốc tế là những gợi ý, như những ống dẫn cho sự thống trị toàn cầu”, ông Pompeo nói.

Ông nhấn mạnh, việc hợp tác với các công ty của ĐCSTQ cũng không giống như các cam kết thương mại thông thường, bởi vì các công ty này “không trả lời các hội đồng độc lập, và nhiều người trong số họ được nhà nước bảo trợ, do đó không cần theo đuổi lợi nhuận”.

Huawei và nhiều tập đoàn của Trung Quốc do quân đội kiểm soát hoặc hậu thuẫn. Ảnh: Getty Images
Huawei và nhiều tập đoàn của Trung Quốc do quân đội kiểm soát hoặc hậu thuẫn. Ảnh: Getty Images

Ngoại trưởng Pompeo còn bổ sung rằng: “Nếu các công ty của chúng ta đầu tư vào Trung Quốc, họ có thể hữu ý hoặc vô tình ủng hộ hành vi vi phạm nhân quyền bạo ngược của ĐCSTQ”.

Tiếp nối quan điểm này, ông Pompeo nói rằng nhiều sinh viên và nhân viên Trung Quốc đã “đến [Hoa Kỳ] để đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng ta và đưa chúng trở lại đất nước của họ”.

Trao quyền cho người dân Trung Quốc

Hoa Kỳ cũng phải “tham gia và trao quyền cho người dân Trung Quốc”, những người mà ông Pompeo gọi là “những công dân năng động, yêu tự do, hoàn toàn khác biệt với ĐCSTQ”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết, “lời nói dối lớn nhất” của ĐCSTQ là chính quyền này tự cho mình quyền “nói thay cho 1,4 tỷ người bị giám sát, áp bức và sợ hãi khi nói lên sự thật”. Thực tế hoàn toàn ngược lại, vì “ĐCSTQ sợ ý kiến ​​trung thực của người dân Trung Quốc hơn bất kỳ kẻ thù nào”, ông Pompeo nói.

Hình ảnh một đài tưởng niệm bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) nằm bên ngoài khuôn viên Đại học California ở Westwood, California, vào ngày 15/2/2020. Bác sĩ Lý là người đầu tiên lên tiếng về virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, và đã qua đời bới chính virus này. (Ảnh bởi Mark Ralston / AFP qua Getty Images)
Hình ảnh một đài tưởng niệm bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) nằm bên ngoài khuôn viên Đại học California ở Westwood, California, vào ngày 15/2/2020. Bác sĩ Lý là người đầu tiên lên tiếng về virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, và đã qua đời bới chính virus này. (Ảnh bởi Mark Ralston / AFP qua Getty Images)

Ông chỉ trích sự đàn áp của ĐCSTQ đối với những tiếng nói và quan điểm mà chính quyền này không thể chấp nhận, như là những người bất đồng chính kiến ​​và các bác sĩ “thổi còi” báo động về virus Corona Vũ Hán trong giai đoạn đầu của đại dịch.

“Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo của chúng ta đã phớt lờ và xem thường những lời từ những nhà bất đồng chính kiến ​​dũng cảm của Trung Quốc, [những người] đã cảnh báo chúng ta về bản chất thật của [ĐCSTQ] mà hiện chúng ta phải đối mặt”, ông Pompeo nói và khẳng định:

“Chúng ta không thể tiếp tục bỏ qua nó”.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Các quốc gia lựa chọn ‘Tự do’ hay ‘Độc tài’ trong cuộc chiến chống ĐCSTQ?