Khoảng cách từ 'chủ nghĩa khoa học' đến sự diệt vong là bao xa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bước vào năm thứ ba của Kỷ nguyên Đại dịch, có không ít người vẫn tiếp tục cho rằng các chính sách thông thái đã giải cứu thế giới, bất kể nó có tính hủy diệt như thế nào. Ngay cả khi những sự kiện như đại hồng thủy đã không xảy ra, thì vẫn còn một nhóm những người duy hộ chủ nghĩa này gắn nó với mục tiêu chính trị để điều hành xã hội loài người.

Trong vài tuần trước lễ Giáng sinh, bà Marian Kboards, một phụ nữ nội trợ miền Trung Tây Hoa Kỳ, đã chuẩn bị cho ngày tận thế. Trong suốt một khoảng thời gian, bà Marian đã luyện tập cách viết tự động, giao tiếp với các sinh vật ở thế giới khác. Họ nói với bà về cuộc sống trên các hành tinh khác. Họ đưa ra cảnh báo về những điều sẽ xảy ra trong tương lai sắp tới: thiên tai, nhân hoạ và sự huỷ diệt. Họ đã hứa sẽ cùng nhau đạt được sự giác ngộ và giải thoát. Tất cả những gì bà Marian cần làm là tin tưởng.

Mặc dù các thành viên trong gia đình ít tin tưởng vào những lời tiên tri của bà Marian, nhưng trong mùa hè năm ấy, với những nỗ lực không ngừng, bà Marian đã thu hút không ít người đến với sứ mệnh của mình. Một trong số đó có bác sĩ, Tiến sĩ Thomas Armstrong, lúc này đang công tác tại một trường cao đẳng địa phương và điều hành một nhóm nhỏ “Những người tìm kiếm”. Đến tháng 11, bà Marian Kboards đã tích lũy được một số lượng ' tín đồ' khiêm tốn cho phong trào của mình. Một số trong số đó đã mạo hiểm cả học vấn, sự nghiệp và danh tiếng của mình để chuẩn bị cho trận lụt lớn sắp xảy ra vào ngày 21/12.

Đó là năm 1954.

Khỏi cần phải nói, sự kiện đại hồng thủy mà bà Marian và những tông đồ kiên nhẫn chờ đợi đã không bao giờ xảy ra. Một lời giải thích cho việc tránh được ngày tận thế là bà Marian Kboards và nhóm tín đồ nhỏ bé của bà đã cứu thế giới nhờ sự tận tâm vì chính nghĩa. Một lý do khác là họ đã nhầm ngày và ngày tận thế vẫn sẽ đến. Song cũng có lời giải thích khác là, ngày tận thế sẽ không bao giờ đến.

May mắn thay, các sự kiện xảy ra sau cái đêm định mệnh ngày 21/12/1954 đã được ghi chép lại chi tiết trong một ấn phẩm quan trọng về tâm lý xã hội, “Khi lời tiên tri thất bại”.

Ông Leon Festinger, một giáo sư tâm lý học từ Đại học Minnesota, đã tuyển dụng một số trợ lý để thâm nhập vào nhóm của bà Marian Kboards và báo cáo lại kết quả. Tất cả nhằm nghiên cứu, quan sát và kiểm tra xem điều sẽ xảy ra với một nhóm cá nhân có niềm tin và cam kết vững chắc với nó, thì thấy rằng niềm tin của họ đã bị bác bỏ một cách rõ ràng.

Mặc dù sự kiện này được cho là một thử nghiệm khoa học nhưng cuốn sách, "Khi lời tiên tri thất bại", vẫn là một tác phẩm có cái nhìn vô cùng sâu sắc về sự trỗi dậy và sụp đổ của một tôn giáo mới thành lập và sức mạnh của niềm tin.

Kết thúc chính là khởi đầu

Gần 70 năm sau, đứng quanh hội trường tầng ba của tòa nhà sinh học tại Đại học Bắc Illinois vào một buổi chiều trong những ngày cuối cùng của Before Times, một sinh viên vừa tốt nghiệp, một giáo sư và tôi đã nói đùa về vị thống đốc bất tài của chúng tôi và các quan chức đại học tổng hợp. Chúng tôi háo hức tìm cách trở thành một trong những người đầu tiên thực hiện mệnh lệnh của thống đốc đối với trường đại học của chúng tôi.

Chúng tôi cười nhạo việc các quan chức y tế công cộng thậm chí còn không thể quyết định được chúng tôi nên đứng cách nhau 3 feet (khoảng 1m) hay 6 feet (khoảng 2m) trong một cuộc hội thoại bình thường.

Ngạc nhiên hơn nữa, chúng tôi còn được yêu cầu tham gia cuộc họp với đồng nghiệp ở ngay hành lang thông qua phần mềm họp trực tuyến Zoom, trong khi rõ ràng có thể tụ tập trong phòng họp hoặc đến văn phòng của đồng nghiệp ở ngay hành lang.

Chúng tôi là những nhà sinh vật học — hoặc ít nhất là những nhà sinh vật học được đào tạo bài bản. Chúng tôi thấy thật vô lý khi có không ít người đã phản ứng thái quá với những triệu chứng giống như bệnh cúm, ít có khả năng đe dọa đến bất kỳ ai, kể cả người già hoặc người ốm nặng.

Câu chuyện tiếp theo là, các lãnh đạo ở trường đại học của chúng tôi lại thông báo rằng họ sẽ kéo dài Kỳ nghỉ Xuân trong một tuần và các lớp học sẽ tạm thời được chuyển sang học trực tuyến. Tuy nhiên, rất ít giáo sư hoặc sinh viên mà tôi gặp thấy khó chịu hoặc không thoải mái khi trò chuyện trực tiếp. Chẳng có ai đo khoảng cách giữa họ và những người khác cả. Cũng chẳng có ai đeo khẩu trang. Hầu hết chúng ta đều hiểu rằng, khẩu trang không có tác dụng trong việc ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh qua đường hô hấp.

Và tôi liên hệ với những người giám sát của mình vào thời điểm đó để trình bày về việc sẵn sàng làm việc tại chỗ. Không ai thực sự gặp khó khăn - cho đến khi tất cả chúng tôi ít nhiều bị cấm phòng thí nghiệm của các chuyên gia.

Mãi cho đến khi chúng tôi được phép trở lại khuôn viên trường học, tôi mới biết hầu hết các đồng nghiệp còn lại của tôi và các giáo sư đều sẵn sàng giao tiếp thông thường mà không cần phải giữ khoảng cách.

Một chiều không chỉ của Thị giác và Âm thanh, mà của Tâm trí

Thời gian trôi qua, nhờ công trình nghiên cứu ban đầu của các nhà nghiên cứu dịch tễ học John Ioannidis của Stanford, đại dịch dường như bớt đáng sợ hơn. Tất cả chúng ta có lẽ cũng đã dành không ít thời gian để đọc các bài bình luận về kế hoạch đại dịch kinh điển từ gần mười lăm năm trước. Thời điểm đó, khả năng bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 đã đè nặng lên tâm trí của chính phủ và hệ thống y tế công cộng.

Các kịch bản được lập ra hết báo cáo này đến báo cáo khác trong thời kỳ đó. Mọi nỗ lực nhằm trả lời một câu hỏi: chính phủ có thể làm gì nếu xuất hiện một loại virus chết người không có vaccine, phương pháp điều trị hạn chế với sự lây lan nhanh chóng, thậm chí không có triệu chứng - có thể lây lan trên phạm vi toàn thế giới?

Các kết quả nghiên cứu từ Trung tâm RAND về An ninh Y tế trong nước và Quốc tế, Trung tâm An ninh Sinh học thuộc Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh ở Baltimore, Maryland và các đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều dẫn đến một kết luận rằng, các biện pháp như phong toả, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội đều không hiệu quả.

Khi thảo luận về các mô hình, các nhà hoạch định đại dịch của quý vị có xu hướng bác bỏ, xếp chúng xuống vai trò thứ yếu, viện lý do là các dự đoán của họ có thể khác nhau và không thể lường trước được tác động cụ thể đối với hành vi con người hoặc hậu quả đối với xã hội. Các dự đoán này cũng chưa được đánh giá nghiêm túc về độ chính xác trong dài hạn. Khi những đánh giá kiểu như vậy được thực hiện, rõ ràng các mô hình này không mang tính hiệu quả.

Những tín đồ chân chính

Nói một cách tổng thể, cách một người nhận thức và học tập bị ảnh hưởng nhiều bởi hệ quy chiếu cá nhân. Khi thông tin bị pha trộn hoặc không rõ ràng, nó có thể bị đồng hóa vào quan điểm hiện tại của những người có quan điểm trái ngược. Hơn nữa, mọi người thường dễ mắc phải những dạng không hoàn hảo này trong nhận thức bất luận là bàn về trí thông minh, kiến ​​thức hay học vấn.

Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ từ lâu đã coi mình là nhà vô địch của bộ môn khoa học và điều này có vẻ hợp lý trong suốt thời kỳ chính quyền ông Bush thứ hai - ở vào thời điểm mà đảng Dân chủ ra sức bảo vệ giới tính sinh học chống lại thuyết sáng tạo và coi trọng biến đổi khí hậu (mặc dù người của Đảng này được cho là đã đánh mất một số tín nhiệm của mình khi bắt đầu tích cực phủ nhận sự tồn tại của giới tính sinh học, như Debra SohColin Wright).

Tuy nhiên, khi các tổ chức khoa học một lần nữa bắt đầu xung đột với đối thủ cũ của họ về chính sách trong đại dịch, lần này do cựu Tổng thống Donald Trump lãnh đạo, các chiến tuyến chính trị đã được vạch ra. Hoặc là quý vị đứng về phía Đảng Dân chủ, hoặc là về phía Đảng Cộng hòa và ông Trump.

Nếu trở thành đảng viên Dân chủ coi khoa học là một phần bản sắc cốt lõi, một người chống Trump, thì quý vị rất sẵn sàng bảo vệ 'Khoa học' và các nhà lãnh đạo có cùng niềm tin và các chính sách liên quan. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu quý vị đã duy hộ 'Khoa học' đến Vùng Chạng vạng tâm lý, nơi không được phép phê phán và đánh giá cẩn thận dữ liệu và bằng chứng, mà chỉ được phép tuân theo thẩm quyền và tuân theo những biểu hiện tượng trưng của một Tổ chức.

Bước vào năm thứ ba của Kỷ nguyên Đại dịch, có không ít người vẫn tiếp tục cho rằng các chính sách thông thái đã giải cứu thế giới, bất kể nó có tính hủy diệt như thế nào. Ngay cả khi những sự kiện như đại hồng thủy đã không xảy ra, thì vẫn còn một nhóm những người duy hộ chủ nghĩa này gắn nó với mục tiêu chính trị để điều hành xã hội loài người.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Khoảng cách từ 'chủ nghĩa khoa học' đến sự diệt vong là bao xa?