Cáo buộc: ông Biden đang ép Nga khai hoả Thế chiến III vì lợi ích đảng phái?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không chỉ vũ khí cần được thử nghiệm, các hãng sản xuất vũ khí cần khoản lợi nhuận phi mã, các nhà tài phiệt ngân hàng cần cho vay ra, mà chính các chính trị gia Đảng Dân chủ Mỹ hiện nay cũng cần một một cuộc chiến ngoài nước Mỹ...

Mỹ cáo buộc Nga chuẩn bị xâm lược Ukraine và chuẩn bị đáp trả

Chủ nhật (6/2), quân đội Mỹ đã đổ bộ vào Ba Lan tại khu vực gần biên giới với Ukraine, trong khuôn khổ chính quyền Biden triển khai quân đội tới các quốc gia gần Ukraine. Theo chính quyền Biden, sắp xảy ra cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, mặc dù Nga tuyên bố rằng, họ không có ý định như vậy, The Western Journal đưa tin.

Nga đã đưa hơn 100.000 binh lính đóng quân xung quanh ba phía của Ukraine. Trước tình hình này, không chỉ riêng Mỹ mà còn nhiều quốc gia châu Âu khác quan ngại rằng Nga sẽ sớm xâm lược quốc gia này. Họ đã điều động nguồn lực để hỗ trợ Ukraine.

Hôm Chủ nhật (6/2), lực lượng đầu tiên trong số 1.700 lính Mỹ đã đến sân bay Rzeszow-Jasionka, nằm cách biên giới giữa Ba Lan va Ukraine khoảng 90km, theo hãng tin AP.

“Sự đóng góp của quốc gia chúng tôi ở Ba Lan cho thấy sự đoàn kết của chúng tôi với tất cả các đồng minh của chúng tôi ở châu Âu. Rõ ràng, trong giai đoạn bất ổn này, chúng tôi biết rằng, chúng ta mạnh mẽ hơn nhiều khi sát cánh cùng nhau”, thiếu tướng Christopher Donahue, chỉ huy lực lượng triển khai cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết: “Sự răn đe và đoàn kết là phản ứng tốt nhất đối với chính sách hiếu chiến của Moscow, đối với nỗ lực gây hấn trong việc tái thiết đế chế Nga”.

Một phản ứng chung của NATO là "phản ứng tốt nhất đối với một mối đe dọa, phương pháp duy nhất để đảm bảo an ninh cho Ba Lan và các nước NATO khác ở sườn phía đông của liên minh", ông Blaszczak tiếp tục.

Mặc dù việc xây dựng quân đội của Nga đã được ghi nhận, nhưng ý định của họ vẫn còn mơ hồ.

Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price tuyên bố rằng Nga đang kích động bạo lực và bất ổn ở miền Đông Ukraine.

Truyền hình Nga chiếu hình ảnh tập trận xe tăng sát biên giới Ukraine Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga cung cấpPhóng viên Matt Lee của Associated Press đã yêu cầu ông Price cung cấp bằng chứng cứng rắn về những tuyên bố đó.

"Chúng tôi đã nói với bạn một vài tuần trước rằng chúng tôi có thông tin cho thấy Nga cũng đã bố trí một nhóm đặc nhiệm để tiến hành một chiến dịch gắn cờ giả ở miền Đông Ukraine", ông Price tuyên bố.

Ông Price cho biết ông không thể cung cấp chi tiết hơn cho các tuyên bố của Bộ Ngoại giao vì “lý do bảo mật".

Một đánh giá của Hoa Kỳ cho biết xác suất Nga sẵn sàng xâm lược lên tới 70% và dự đoán cuộc xâm lược sẽ khiến 50.000 người thiệt mạng, với hơn 5 triệu người phải di cư. Đánh giá cũng cho biết Nga sẽ mất hai ngày để kiểm soát thủ đô Kyiv, theo Washington Post.

Hoa Kỳ hôm Chủ nhật (23/1) cũng đã ra lệnh đưa các thành viên gia đình đủ điều kiện của nhân viên khỏi đại sứ quán của họ ở Ukraine và khuyến cáo tất cả công dân Mỹ đang ở đất nước này cân nhắc rời đi trong bối cảnh leo thang của mối đe dọa quân sự từ Nga, Reuters đưa tin.

Nhưng Nga cáo buộc Mỹ mới là kẻ cố tình thúc đẩy chiến tranh

Các nhà lãnh đạo Nga đã đáp lại cáo buộc của Hoa Kỳ bằng sự khinh bỉ.

"Sự điên rồ và sự hù dọa vẫn tiếp diễn..nếu chúng ta nói rằng Mỹ có thể chiếm London trong một tuần và gây ra cái chết cho 300 nghìn dân thường thì sao? Tất cả những điều này dựa trên các nguồn tin tình báo của chúng tôi mà chúng tôi sẽ không tiết lộ. Điều đó có đúng với người Mỹ và người Anh không? Điều đó cũng sai đối với người Nga và người Ukraine”, Phó đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, Dmitry Polyanskiy, đã tweet.

Nhà lập pháp Nga Artem Turov cho biết, Hoa Kỳ đang “làm mọi thứ có thể để khơi dậy một cuộc chiến mới”, theo Washington Post.

Theo đài BBC, hôm đầu tháng, ông Putin đưa ra lời cáo buộc rằng ông Biden đang lôi kéo Nga, muốn ép Nga khai hoả Thế chiến III.

BBC cho hay, trong những bình luận đáng chú ý đầu tiên của mình về cuộc khủng hoảng trong vài tuần qua, ông Putin nói rằng mục tiêu của Mỹ là dùng cuộc xung đột như một cái cớ để áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.

Ông cũng cho biết Mỹ đang lờ đi những lo ngại của Nga về lực lượng liên minh Nato ở châu Âu.

Mặc dù điều động 100.000 quân - được trang bị mọi thứ từ xe tăng, pháo binh đến đạn dược và sức mạnh không quân - tới biên giới Ukraine, Nga vẫn bác bỏ cáo buộc của phương Tây rằng họ đang lên kế hoạch xâm lược, gần 8 năm sau khi sáp nhập bán đảo Crimea phía nam của Ukraine và hậu thuẫn cho một cuộc nổi dậy đẫm máu ở khu vực phía đông Donbas.

Ngược lại, Moscow cáo buộc chính phủ Ukraine không thực hiện thỏa thuận quốc tế nhằm khôi phục hòa bình ở phía Đông, nơi ít nhất 14.000 người đã thiệt mạng và phiến quân mà Nga hậu thuẫn kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Ba cảnh báo rằng một cuộc xâm lược của Nga sẽ "không phải là một cuộc chiến giữa Ukraine và Nga - đây sẽ là một cuộc chiến ở châu Âu, một cuộc chiến toàn diện".

Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Moscow, ông Putin nói: "Đối với tôi, có vẻ như Hoa Kỳ không quá quan tâm đến sự an nguy của Ukraine ... mà nhiệm vụ chính của họ là kiềm chế sự phát triển của Nga. Bản thân Ukraine chỉ là một công cụ để đạt được mục tiêu này. "

Nga cáo buộc Mỹ 'nguỵ quân tử' và đã bội ước

Theo một bình luận trên BBC, sau khi Liên Xô tan rã, Nga còn yếu và vẫn muốn tham gia vào một tiến trình hợp tác với phương Tây. Nhưng việc tiếp nhận gần như tất cả các nước thuộc khối XHCN Đông Âu cũ vào EU, và nhất là vào Nato, khiến Nga có mặc cảm bị chèn ép, bắt nạt. Chính giới Nga đã tố cáo Mỹ và phương Tây là "bội ước" khi hứa sẽ không mở rộng NATO về phía Đông. Nga cũng cáo buộc NATO lợi dụng một nước Nga kiệt quệ để bành trướng.

Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin (Ảnh ALEXEY NIKOLSKY/AFP via Getty)

Các nước Đông Âu, Baltic hiển nhiên bác bỏ cách nhìn "đại Nga" của Kremlin.

Các vấn đề nghiêm trọng bắt đầu khi nhóm chính sách đối ngoại của Clinton thúc đẩy việc mở rộng NATO do Hoa Kỳ thống trị về phía đông của nước Nga. Chiến lược đã thay đổi hoàn toàn lời hứa của chính quyền của George H. W. Bush với Moscow trong những tháng cuối cùng của Liên Xô; khi đó Mỹ từng hứa với Nga rằng NATO sẽ không vượt ra ngoài biên giới phía đông của một nước Đức thống nhất.

Bill Clinton đã không giữ lời hứa. NATO tấn công về phía đông của nước Nga non trẻ ngay cả khi Liên Xô đã tan rã. Washington đã vận động thành công để đưa ba quốc gia thuộc Khối Warszawa trước đây là Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary gia nhập NATO vào năm 1998. Tệ hơn, sự phát triển đó chỉ là giai đoạn đầu tiên NATO xâm phạm vào lĩnh vực an ninh của Nga.

Các quan chức chính quyền Clinton tỏ ra khinh thường lợi ích của Nga theo nhiều cách. Chẳng hạn, khi Nam Tư có khủng hoảng, Washington đã tận dụng mọi cơ hội để can thiệp. Sự can thiệp này của Mỹ vào Nam Tư khi đó làm suy yếu đối tác chính trị và tôn giáo lâu đời của Nga, Serbia. Các cuộc can thiệp quân sự phô trương của Mỹ-NATO ở Bosnia và Kosovo dường như được tính toán để nhấn mạnh rằng Moscow đã thua trong Chiến tranh Lạnh và do đó, phải nhẹ nhàng chịu đựng bất kỳ sự sỉ nhục nào mà các cường quốc phương Tây quyết định gây ra.

Tướng Đức: Nga đáng được phương Tây tôn trọng

Theo một số đánh giá tại Pháp, việc hạ nhục nước Nga trong mắt các kẻ thù và đồng minh của nước Nga giống như đánh thức con gấu đang ngủ đông. Và ngay tại EU, quan điểm trong giới lãnh đạo dân sự, quân sự lộ ra bất đồng, dẫn đến hệ lụy gần đây nhất là nước Đức đã mất một tư lệnh Hải quân. Đó là tướng Kay-Achim Heino Schönbach đã từ chức hôm 22/1/2022, sau khi nói rằng Tổng thống Putin đáng ra nên được tôn trọng, và Ukraine sẽ không bao giờ giành lại được Crimea.

"Tôi đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht miễn nhiệm tôi ngay lập tức", Reuters dẫn lời Phó đô đốc Kay-Achim Schönbach cho biết trong tuyên bố ngày 22/1. "Bộ trưởng đã chấp nhận yêu cầu của tôi".

Ông Schönbach đã đưa ra nhận xét cá nhân vào hôm 21/1, vào thời điểm nhạy cảm khi Nga đang điều quân ở biên giới Ukraine, Reuters cho bay.

Không thể để chiến tranh xảy ra

Ngày 25/1, The Western Journal đưa tin, trong một bài bình luận độc quyền, Tướng Flynn nói, ông Biden có thể khiến hàng trăm triệu người bị giết vì Ukraine. Theo Tướng Flynn, chiến tranh là không công bằng và không thể để nó xảy ra. Một cuộc chiến với Nga sẽ là điều không công bằng. Chắc chắn nó sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân", ông nói.

Nga đã nhiều lần giải thích rằng, mối quan tâm cốt lõi của họ là Ukraine không được gia nhập liên minh quân sự NATO.

Trả lời về sự tăng cường quân đội Nga ở biên giới Ukraine, một quan chức Nga giải thích trong một bài báo trên Tass: “Chúng tôi rất lo lắng khi có thông tin một số nước thành viên của NATO đã tăng cường triển khai vũ khí sát thương và nhân viên quân sự tới Ukraine.” Và nếu Ukraine được gia nhập NATO, với vị trí chiến lược của mình, Nga biết rằng NATO và Mỹ có thể đặt tên lửa ở biên giới của mình, tạo ra mối đe dọa hiện hữu đối với Nga.

Trong khi mối quan tâm của Nga là rõ ràng, chính quyền Biden thậm chí chưa bao giờ cố gắng giải thích về sự tồn tại của bất kỳ lợi ích quốc gia quan trọng nào của Hoa Kỳ ở Ukraine để có thể biện minh cho các hành động thù địch. Về phần mình, ông Blinken khẳng định nguyên tắc Ukraine phải có quyền gia nhập NATO và khẳng định nguyên tắc đó không bao giờ có thể bị xâm phạm. Người Nga hiểu rằng điều đó có thể dẫn đến việc vũ khí hạt nhân sẽ được đặt ngay trước cửa nhà của họ - gần với Nga hơn là Cuba với Hoa Kỳ.

Rõ ràng là không có sự tương đương về quyền lợi ở đây. Không có. NATO được thành lập để gìn giữ hòa bình, và sẽ là một thảm kịch vô cùng lớn nếu sự bành trướng về phía Đông bị đe dọa của khối này sẽ trở thành nguyên nhân chính dẫn đến một cuộc chiến tranh tàn khốc.

Tướng Flynn cũng nói: Hoa Kỳ và Liên bang Nga là những quốc gia vĩ đại. Tuy nhiên, các quốc gia vĩ đại này đều có hàng nghìn vũ khí hạt nhân có thể giết chết hàng trăm triệu người.

Tướng Flynn: Biden có thể khiến hàng trăm triệu người bị giết vì Ukraine

Với những yếu tố đó, sẽ là khôn ngoan nếu Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken lắng nghe những gì Putin đang nói và xem xét lý do tại sao Nga tin rằng, các lợi ích quốc gia quan trọng của mình đang gặp rủi ro. Nếu Hoa Kỳ không có lợi ích quốc gia tương đương với lợi ích quốc gia của Nga, thì đó sẽ là cơ sở để giảm leo thang.

Tướng Flynn khuyến nghị rằng, những người quyết định số phận nhân loại cần lắng nghe lại điều mà George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ nói về chính trị và chiến tranh: “Hãy trung thực và thể hiện đúng bản chất và can thiệp ít nhất vào công việc của các nước khác”. Theo ông, nếu châm ngôn này được làm theo, thì chiến tranh sẽ chấm dứt…

Nhưng vấn đề là Nhà trắng rất cần một cuộc chiến lúc này

Theo một bình luận trước đây trên NTD VIETNAM, không chỉ vũ khí cần được thử nghiệm, các hãng sản xuất vũ khí cần khoản lợi nhuận phi mã, các nhà tài phiệt ngân hàng cần cho vay ra, mà chính các chính trị gia Đảng Dân chủ Mỹ hiện nay cũng cần một một cuộc chiến ngoài nước Mỹ. Họ cần một cái gì đó làm cho quyết định của họ được ca ngợi, khiến họ có thể trở thành anh hùng cứu rỗi ai đó, cứu rỗi quốc gia hoặc thế giới này. Tại sao?

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tại Thính phòng Tòa án phía Nam trong Khu điều hành Eisenhower Tòa nhà Văn phòng ngày 15/7/2021 tại Washington, DC. (Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images)

Chưa từng có vị tổng thống nào mà mức tín nhiệm lại thấp và suy giảm nhanh chóng như tổng thống Mỹ đương nhiệm. Chỉ hơn một năm tại vị trong Nhà trắng, chính quyền mới đã kịp tạo ra rất nhiều cuộc khủng hoảng: Khủng hoảng khan hiếm xăng dầu, khủng hoảng đường biên giới và vấn nạn buôn bán trẻ em tăng vọt qua biên giới, khủng hoảng Afghanistan, khủng hoảng chuỗi cung ứng, thiếu hàng hóa mùa giáng sinh vì thiếu lao động,... Vô số các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau đang tàn phá uy tín và quyền lực của Đảng Dân chủ. Trong khi đó, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 đang tới gần. Đảng Dân chủ cần tận dụng mọi cơ hội để cứu vãn hình ảnh của mình.

Việc bài hát ‘Let's go Brandon’ (câu nói bóng, ám chỉ những lời nói tục tĩu nhắm vào tổng thống đương nhiệm của Mỹ) trở thành xu hướng nóng nhất trên mạng xã hội, đứng đầu xếp hạng của iTunes tại Mỹ đã cho thấy thế lực này thực sự cần một cái phao cứu sinh đủ mạnh. Một phao cứu sinh đủ để đánh trệch hướng dư luận khỏi các thất bại chính sách ngày một lớn và khiến các cuộc biểu tình phản đối chính sách của chính quyền liên bang dừng lại, chỉ có thể là Thế chiến III.

Các thế lực muốn có chiến tranh quá quyền lực, lớn mạnh, và quá tinh vi. Bởi vậy, chỉ cần họ muốn, điều gì cũng có thể xảy ra, như nó đã, đang, và sẽ tiếp tục diễn ra trong vài trăm năm qua.

Vậy liệu có phải ông Biden đang dẫn dắt thế giới bước vào cuộc thế chiến mới, một cuộc chiến giữa hai cường quốc hạt nhân từ thời chiến tranh lạnh?

Nguyên Hương

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của NTD VIETNAM.



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Cáo buộc: ông Biden đang ép Nga khai hoả Thế chiến III vì lợi ích đảng phái?