Chỉ đạo của WHO trong cuộc chiến ‘chống lại virus Corona Vũ Hán’ không phải là tối ưu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán khởi phát từ Trung Quốc, và sau đó đã nhanh chóng lan nhiễm rộng khắp thế giới, điều này khiến Canada cuối cùng phải đóng cửa biên giới. Ngày 16/3, thủ tướng Justin Trudeau đã tuyên bố chỉ cho phép nhập cảnh đối với công dân, thường trú nhân Canada và công dân Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Bộ lao động Canada, bà Carla Qualtrough cho biết, quyết định này được đưa ra trên cơ sở lời khuyên của các chuyên gia y tế Canada và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thế nhưng, phản ứng của WHO (đối với sự bùng phát của đại dịch, và đối với cách thức xử lý của Bắc Kinh) đã bị chỉ trích là yếu kém và bị Bắc Kinh giật dây. Tổ chức này được cho là có quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc.

Ngày 23/1, Trung Quốc đã báo cáo 557 ca nhiễm COVID-19 và 17 ca tử vong. Thời điểm đó đã có các trường hợp lây nhiễm F4, xuất hiện các khu vực nhiễm bệnh bên ngoài thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc; và những ca nhiễm đã xuất hiện tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và có thể là ở Singapore.

Mặc dù lẽ ra thủ đô Ottawa, Canada phải ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách từ Trung Quốc, ngay sau khi có công bố về sự bùng phát dịch bệnh, chính quyền nước này có thể đã lo ngại rằng điều này khiến Bắc Kinh phật lòng.

Phu nhân thủ tướng Trudeau nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19)
Thủ tướng Justin Trudeau cùng vợ Sophie Gregoire. Phu Nhân Trudeau được xác nhận dương tính với viêm phổi Vũ Hán ngày 13/03/2020 (Chris Jackson/Getty Images)

Trung Quốc đã phong tỏa và cách ly toàn bộ thành phố Vũ Hán cùng với 11 triệu dân. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán. Họ cùng với những du khách từ khắp nơi trên thế giới hội tụ về các vùng miền của Trung Quốc để đón Tết Nguyên đán vào ngày 25 tháng 1.

“Chiếc hộp Pandora” (theo truyền thuyết Hy-Lạp là chiếc hộp chứa lời nguyền hoặc những điều bất hạnh) đã được mở ra, và mọi sai lầm đều đã “không thể sửa chữa”. Thế nhưng, sau cuộc họp của các quan chức WHO vào ngày 23/1, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus lại tuyên bố: “Đây là tình huống báo động ở Trung Quốc, nhưng chưa phải là vấn đề khẩn cấp đối với sức khỏe toàn cầu”.

Ngày 30/1, WHO cảnh báo: “Dự kiến ​​sẽ xuất hiện thêm các trường hợp lây nhiễm quốc tế ở bất kỳ quốc gia nào”. Tuy nhiên, hai tuần trước đó, và trong những tuần kế tiếp, WHO đã có khuyến cáo “không nên áp dụng bất kỳ chế tài du lịch hay thương mại nào đối với Trung Quốc”.

Trung Quốc đã tích cực dập tắt các báo cáo của dân chúng tiết lộ rằng, tình hình dịch bệnh trên thực tế tồi tệ hơn những gì được tuyên truyền trên truyền thông nhà nước. Ngày 28/1, ông Tedros đã tới Bắc Kinh để gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, sau đó ông này công khai ca ngợi những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc.

Ngày 30/1, WHO đã công bố có 7.781 trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán trên 18 quốc gia và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế. John MacKenzie, một thành viên của ủy ban điều hành WHO, cho biết phản ứng quốc tế chắc chắn sẽ khác đi nếu ĐCSTQ không có hành vi che đậy “đáng khiển trách” như thế, theo The Financial Times đưa tin.

Gần như ngay lập tức, Hoa Kỳ, Úc và Singapore đưa ra quyết định cấm nhập cảnh đối với du khách Trung Quốc, hoặc các du khách mới đến Trung Quốc trong thời gian gần đó.

Hôm thứ ba (25/2), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã chỉ trích hệ thống kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc và Iran
Hôm thứ ba (25/2), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã chỉ trích hệ thống kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc và Iran. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 3/2, chính ông Tedros, người đã ca ngợi lệnh cấm du lịch của Trung Quốc đối với những quốc gia trên (như một biện pháp trả đũa), đã phát biểu tại cuộc họp thường niên của WHO: “Các biện pháp can thiệp đến du lịch và thương mại quốc tế là không cần thiết và vô căn cứ. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các quyết định hợp lý có tính nhất quán và dựa trên chứng cứ”.

Tại thời điểm đó, “chứng cứ” là có hơn 17.000 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán trên 23 quốc gia.

Vào ngày 15/2, tại Hội nghị An ninh Munich, ông Tedros nói rằng “Trung Quốc đã trì hoãn thế giới”. Chính quyền Trung Quốc có thể trì hoãn thế giới, bởi vì chính ông Tedros đã không khuyến cáo các nước ban hành lệnh cấm du lịch.

Cho đến ngày 11/3, WHO mới tuyên bố dịch viêm phổi Vũ Hán là đại dịch toàn cầu. Đến lúc đó, virus đã lan nhiễm tới 114 quốc gia, và cả thế giới có 118.000 ca nhiễm. Vậy tại sao đến ngày này WHO mới công bố?

“Đại dịch không phải là một từ có thể được sử dụng theo cách nhẹ nhàng hoặc bất cẩn. Đó là một từ mà nếu sử dụng không đúng có thể gây ra sự sợ hãi vô lý”, ông Tedros giải thích, khi ông cảnh báo về “cuộc khủng hoảng ở mọi phương diện”.

Cuối cùng, virus Corona Vũ Hán cũng đã ảnh hưởng đến du lịch và thương mại, nhưng giờ thì đã quá muộn để kìm hãm bệnh dịch này!

Nhìn lại thời điểm năm 2003, WHO đã phản ứng quyết liệt hơn với dịch SARS. Vào thời điểm ấy, lãnh đạo của WHO là tiến sĩ Gro Harlem Brundtland, đã đưa ra khuyến cáo rằng công dân các nước không nên du lịch đến vùng trung tâm dịch bệnh ở miền Nam Trung Quốc. Bà thậm chí còn trừng phạt Trung Quốc vì đã bắt giữ những người đưa tin tố giác chính quyền và kiểm duyệt các phương tiện truyền thông liên quan đến dịch bệnh.

Who và Tập Cận Bình
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom bắt tay ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh (Photo by Naohiko Hatta / AFP) (Photo by NAOHIKO HATTA/AFP via Getty Images)

Ông Tedros, tuy nhiên, không thể “quên ơn” Bắc Kinh vì đã giúp ông trở thành tổng giám đốc. Phát biểu tại Đại học Bắc Kinh ngay trước thời điểm trúng cử vị trí này vào ngày 24/5/2017, ông đã ca ngợi tiềm năng của Trung Quốc trong việc cải thiện các biện pháp y tế ở Châu Phi. Tại cuộc họp song phương đầu tiên, ông cam đoan với Thứ trưởng Y Tế của Trung Quốc Lý Bân rằng WHO sẽ tiếp tục khẳng định nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Điều này có nghĩa là Đài Loan phải ngừng tham gia hoạt động tại Hội đồng Y tế Thế giới WHO kể từ thời điểm đó.

Ngoài ra, ông Tedros có những lý do khác để không làm mất lòng Bắc Kinh. Vào hồi tháng 4/2017, tại Nam Phi, Liên Hợp Quốc đã tổ chức cuộc họp giữa các bộ trưởng y tế của 31 quốc gia châu Phi, khuyến khích họ đưa ra sáng kiến. Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã cam kết sẽ phát triển phần lớn cơ sở hạ tầng thông qua sáng kiến “​​Vành đai và Con đường”, và cam kết tài trợ 60 tỷ USD cho châu Phi vào năm 2018.

Đất nước Ethiopia, quê hương của ông Tedros (nơi trước đây ông từng là Bộ trưởng Bộ y tế và Bộ trưởng Ngoại giao) đã được chính quyền Trung Quốc cho vay 13,7 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2018. Hiện tại, Trung Quốc đang chi trả gần 800 triệu USD cho quốc lộ 6 làn đường đầu tiên ở Ethiopia và 2,9 tỷ USD cho tuyến đường sắt vận chuyển hàng xuất khẩu đến cảng ở Djibouti.

Về phần Canada, vào ngày 16/3, Thủ tướng Canada, ông Trudeau cuối cùng đã tuyên bố lệnh cấm du lịch vào Canada. Đến thời điểm này, virus Corona Vũ Hán đã gây tử vong cho 16 công dân và lây nhiễm tới 424 người ở Canada, trong số đó có phu nhân của Thủ tướng. Người ta hy vọng rằng sau khi dịch bệnh tấn công nước nhà, thì vị Thủ tướng này sẽ nhận ra rằng Canada là nơi cần được bảo vệ.

Ý, Iran, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các khu vực này đều có một điểm chung: có quan hệ lợi ích sâu rộng với Trung Quốc
Nơi nào kết thân với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi đó virus Vũ Hán theo sau

The Epoch Times đề cập đến coronavirus, nguyên nhân gây bệnh COVID-19, là virus của ĐCSTQ, vì sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ đã cho phép virus lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra đại dịch toàn cầu.

Lee Harding, nhà nghiên cứu thuộc viện chính sách, và hiện là một nhà báo ở Saskatchewan, Canada.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Nguyên Hương
Theo The Epoch Times

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Chỉ đạo của WHO trong cuộc chiến ‘chống lại virus Corona Vũ Hán’ không phải là tối ưu