Cập nhật tình hình virus Corona trên Thế giới (08/02 - 18:20) - Philippines gửi tiếp tế tới công dân của mình tại Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Số ca Số người tử vong
Trung Quốc 34.546 722
Việt Nam 13 0
Các trường hợp châu Á khác 207 1
Châu Âu 29 0
Châu Mỹ 19 0
Các nơi khác trên thế giới 58 1
Tổng 34.872 724

Philippine gửi tiếp tế tới công dân của mình tại Vũ Hán

Theo công ty truyền thông ABS - CBN của Philippines, Bộ Ngoại Giao Philippines đã gửi tiếp tế đến cho công dân của họ ở Vũ Hán vào ngày thứ 7 này.

Một nhóm được DFA tài trợ hôm thứ Năm đã đến thăm các khu phố ở Vũ Hán, nơi người Philippines đang cư trú để cung cấp các nhu yếu phẩm và vật dụng cần thiết, hãng tin cũng cho biết.

Bộ Ngoại giao phát biểu rằng động thái này xảy ra trước khi có kế hoạch sơ tán các công dân Philippines, 56 người bày tỏ nguyện vọng muốn trở về quê hương. Bộ dự tính thuê một chuyến bay đưa nhóm người đến Sân bay Quốc tế Clark ở tỉnh Pampanga. Sau đó, nhóm sẽ bị cách ly trong 14 ngày tại Làng của các Vận động viên Điền kinh (Athlete’s Village) tại thành phố New Clark, Tarlac.

Chính phủ Philippines vào ngày 2 tháng 2 đã cấm tất cả du khách Trung Quốc, Ma Cao và Hồng Kông nhập cảnh vào đất nước. Cùng ngày hôm đó, Philippines báo cáo ca tử vong đầu tiên do nhiễm virus Corona, cũng là cái chết đầu tiên bên ngoài Trung Quốc do virus mới.

Người đàn ông Nhật Bản chết tại bệnh viện ở Vũ Hán

Hãng thông tấn Nhật Bản Jiji Press trích dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản rằng: một người đàn ông Nhật Bản 60 tuổi đã qua đời ở Vũ Hán. Ông ta nhập viện trong tình trạng bị viêm phổi nặng. Phía Trung Quốc sau đó thông báo cho phía Nhật Bản rằng: ông ấy chết vì viêm phổi siêu vi.

Mặc dù người đàn ông bị nghi nhiễm Coronavirus, nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả xét nghiệm, hãng tin cho biết.

Nếu kết quả xác nhận ca tử vong là do Coronavirus, người đàn ông này sẽ là người Nhật Bản đầu tiên tử vong vì bệnh dịch mới.

Một công dân Hoa Kỳ chết vì Coronavirus tại Vũ Hán

Một công dân Hoa Kỳ đã chết vì Coronavirus ở Vũ Hán, AFP đưa tin, trích dẫn thông báo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh vào thứ Bảy.

“Chúng tôi xác nhận rằng một công dân Mỹ 60 tuổi được chẩn đoán nhiễm Coronavirus đã chết tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 6 tháng 2”, một phát ngôn viên của Đại sứ quán chia sẻ với AFP.

Cảnh tượng trong các bệnh viện dã chiến Vũ Hán: Giống như một ‘Trại tử thần’

“Không có thuốc, không có nhân viên y tế, không có nước nóng, thức ăn rất hạn chế, không có hệ thống sưởi, điện không ổn định. Xin hãy giúp chúng tôi!”, một bệnh nhân đang bị giam cầm tại bệnh viện tạm thời ở Vũ Hán cầu cứu.

Trong một video ngày 6/2 được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều bệnh nhân cho rằng: “Đây thực sự là một trại tử thần!”

Kể từ ngày 5 tháng 2, chính quyền Vũ Hán bắt đầu chuyển các bệnh nhân nhiễm Coronavirus có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình đến các bệnh viện tạm thời. Những bệnh viện dã chiến như trên được thiết lập tại hơn một chục sân vận động, phòng tập thể dục trường học và trung tâm triển lãm trên toàn thành phố.

Từ khi chính sách có hiệu lực, ngày càng nhiều bệnh nhân đăng tải các video ghi lại cảnh tượng thực chất tại các bệnh viện trên. Họ phải sống trong tình trạng thiếu điều trị và môi trường mất vệ sinh.

Nhật Bản xác nhận thêm 3 trường hợp nhiễm Coronavirus trên tàu, nâng tổng số ca lên 64

Thêm 3 người khác trên tàu du lịch ngoài khơi Nhật Bản đã thử nghiệm dương tính với Coronavirus, nâng tổng số ca bệnh trên tàu lên 64, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết hôm thứ Bảy.

Bộ trưởng Y tế Nhật Bản hôm thứ Sáu báo cáo 41 người trên tàu Diamond Princess dương tính với Coronavirus. Trước đó đã có 20 trường nhiễm virus mới. Những người nhiễm bệnh đã được chuyển đến bệnh viện trên đất liền.

Chiếc tàu đến Yokohama phải cách ly hai tuần vào ngày 3/2.

Bộ Y tế Nhật Bản cho biết hôm thứ Bảy, khoảng 279 trong số 3.700 người trên tàu đã được xét nghiệm virus khi cập bến.

Trung Quốc tăng cường kiểm duyệt sau cái chết của Bác sĩ đầu tiên cảnh báo về Coronavirus
Cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự thương tiếc đến cái chết của Li Wenliang, bác sĩ đầu tiên công khai thông tin về dịch bệnh Coronavirus vào tháng 12 năm 2019.

Sáng sớm ngày 7/2, bác sĩ Li đã qua đời sau khi nhiễm virus từ một bệnh nhân ông điều trị. Ngay sau đó, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện hàng loạt thông điệp đau buồn và tức giận của cư dân mạng Trung Quốc. Cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc ngay lập tức xóa những tin nhắn trên.

Li và một số bác sĩ ở Vũ Hán đã cảnh báo công chúng về căn bệnh này trước khi chính quyền xác nhận. Nhưng ông đã bị cảnh sát địa phương đến thăm và khiển trách vì “phao tin đồn nhảm”.

Trước sự phản đối kịch liệt của công chúng, chính quyền Trung Quốc phải vinh danh Li là một anh hùng vì đã sớm cảnh báo về virus Corona.

Cư dân mạng Trung Quốc đặt câu hỏi về phòng Thí nghiệm Sinh học Vũ Hán

Khi các nhà virus học và các chuyên gia y tế trên toàn cầu thảo luận về bản chất đáng ngờ của chủng Coronavirus mới và chỉ ra phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 có thể là nguồn phát tán virus, cư dân mạng ở Trung Quốc bắt đầu quan tâm và theo dõi. Một học giả Trung Quốc gần đây đã yêu cầu phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 giải thích làm thế nào các protein của Coronavirus mới được thiết kế chính xác để cho phép chúng bám vào tế bào người. Ông cũng tiết lộ các hoạt động phi đạo đức và thiếu chuyên nghiệp trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học của Trung Quốc.

Theo tờ Yangtze Daily có trụ sở tại Vũ Hán, Shi Zhengli, Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 công khai tuyên bố vào ngày 2 tháng 2 rằng: “Tôi đem mạng sống của mình ra để đảm bảo Coronavirus mới năm 2019 không liên quan đến phòng thí nghiệm của chúng tôi. Virus này là một sự trừng phạt nhân loại của tự nhiên, để lên án loài người cách sống thiếu văn minh. Những người tin vào tin đồn hay những phân tích khoa học của các nhà nghiên cứu thiếu trình độ, tôi khuyên bạn nên ngậm miệng lại!”.

Nhà Trắng yêu cầu các nhà khoa học điều tra nguồn gốc của Coronavirus

Nhà Trắng yêu cầu các nhà khoa học nhanh chóng điều tra nguồn gốc của Coronavirus, loại virus bắt nguồn ở Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 và từ đó đã lan sang hơn hai chục quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Kelvin Droegemeier, giám đốc Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ Nhà Trắng, trong một bức thư tuần này đã chuyển yêu cầu trên tới Tiến sĩ Marcia McNutt, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia cần “nhanh chóng kiểm tra thông tin và xác định các yêu cầu dữ liệu để tìm ra nguồn gốc của 2019-nCoV”, Mitch Droegemeier đã viết trong bức thư.

Người dân Singapore hoảng sợ sau khi chính phủ báo động tăng số lượng ca nhiễm virus

Hôm thứ sáu, Singapore đã nâng mức báo động đối với Coronavirus khi nhiều ca mới xuất hiện mà không có tiền sử nhiễm bệnh hoặc từng du lịch tới Trung Quốc.

Khi con số người nhiễm bệnh lên đến 33, Singapore đã nâng mức báo động lên mức cam, ngang mức báo động trong đợt dịch SARS năm 2003 và dịch cúm lợn năm 2009. Điều này phản ánh sự nguy hiểm và dễ lây truyền từ người sang người của virus mới.

Dịch bệnh mới làm sống lại những ký ức của nhân loại về SARS, thảm hoạ đã giết chết hơn 30 người ở Singapore và hàng trăm người trên toàn thế giới. Một video đăng trên mạng xã hội cho thấy người dân Singapore bắt đầu đến siêu thị để mua giấy vệ sinh, mì và gạo. Họ xếp hàng dài trong các siêu thị trên đảo vào tối thứ Sáu.

“Tôi biết mọi người bắt đầu lo lắng sau thông báo chiều nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên tích trữ các vật phẩm không cần thiết. Điều này sẽ tạo ra sự hoảng loạn không đáng có và không có ích cho tình huống hiện tại”, Bộ trưởng thương mại Chan Chun Sing đã viết trên một bài đăng trên Facebook.

Mức cảnh báo cao nhất của Singapore là màu đỏ, ám chỉ virus đang lan rộng và có thể gây ra sự gián đoạn lớn như đóng cửa trường học.

“Do hiện tại xuất hiện một vài trường hợp mắc bệnh mà không có tiền sử nhiễm bệnh hay du lịch đến Trung Quốc, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường đánh giá về mức độ rủi ro do virus mới gây ra”, Bộ Y tế khi công bố mức cảnh báo màu da cam vào thứ Sáu đã phát biểu.

Bộ cũng chỉ ra rằng các công ty nên chuẩn bị cho trường hợp “lây nhiễm lan rộng toàn cộng đồng" và khuyến cáo hoãn hoặc huỷ bỏ các sự kiện quy mô lớn không cần thiết.

Các đoàn tàu lữ hành cấm hộ chiếu Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao

Thứ Sáu (07/02), các công ty tàu du hành Royal Caribbean và của Na Uy tuyên bố họ sẽ cấm bất kỳ hành khách nào giữ hộ chiếu Trung Quốc, Hồng Kông, và Ma Cao; không tính công dân nước bản địa.

Các công ty tàu du hành Royal Caribbean và của Na Uy là những thành viên lớn nhất của liên đoàn tàu du hành thế giới CLIA (Cruise Line International). Họ vận hành đến 90% tàu khách sạn trên thế giới. Các thành viên khác còn có Celebrity Cruises, Carnival Cruise Line, Disney Cruise Line, and P&O Cruises.

Theo tuyên bố của CLIA vào thứ Sáu, các thành viên của họ sẽ áp dụng các giao thức nâng cao “cho phép các quyết định được thông báo trên cơ sở từng trường hợp cho dù khách hoặc thuyền viên sẽ được phép lên tàu".

Họ cho biết các thành viên của CLIA sẽ “từ chối tất cả những hành khách đến từ, hoặc chuyển tiếp, hoặc ghé qua sân bay Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông và Ma Cao, trong vòng 14 ngày trước thời gian xuống tàu” - Họ sẽ từ chối kể cả những ai - trong vòng 14 ngày - có tiếp xúc người nhiễm virus hoặc nghi ngờ nhiễm virus.

Thành viên của CLIA cũng sẽ thực hiện việc kiểm dịch trước khi lên tàu, đồng thời kiểm tra thân nhiệt và hỗ trợ y tế ban đầu cho bất kỳ ai xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm Coronavirus.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi 04 người trên tàu cập bến Bayonne bang New Jersey phải nhập viện vào thứ Sáu sau khi chẩn đoán nhiễm virus Corona.

Trong khi đó, 02 tàu lữ hành Diamond Princess đậu tại cảng Yokohama, Nhật Bản và Dream Cruises cập cảng tại Hồng Kông, hiện đang bị cách ly sau khi một số hành khách trên đó cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus.

Tàu khách sạn Westerdam của đoàn Holland America đã bị từ chối cập bến tại 04 quốc gia: Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, và địa hạt Guam của Hoa Kỳ - trước mối lo về virus Corona, mặc dù nhà điều hành có trụ sở tại Seattle đã phủ nhận kiến thức về bất kỳ trường hợp nào về virus.

Nhà tang lễ tại Vũ Hán hỏa táng hàng tá các thi thể một ngày

Một nhân viên lớn tuổi từ nhà hỏa táng ở ổ dịch Vũ Hán cho biết: “nguồn cung” của họ đã tăng vọt trong những tuần gần đây, có thể do đã có nhiều người chết vì dịch bệnh hơn so với công bố chính thức.

Ông cho biết: bắt đầu từ khoảng 22/01, số lượng thi thể mà nhà tang lễ chính phủ đã tăng đột biến, đỉnh điểm là 127 xác chết vào ngày 03/02. Cường độ này cao gấp 4-5 lần so với thông thường.

Nhà tang lễ hiện đang phục vụ 8 bệnh viện được chỉ định để điều trị virus - các quan chức cho hay.

Vũ Hán có bốn nhà tang lễ khác hiện đang phục vụ các bệnh viện địa phương, họ cũng báo cáo số lượng “nguồn cung” tăng - theo những cuộc gọi bí mật và tiết lộ từ công nhân làm hỏa táng.

Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm thuốc kháng virus trên bệnh nhân

Quan chức Hoa Kỳ và cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết thuốc kháng virus Remdesivir - được dùng để điều trị Ebola, đang được thử nghiệm trên bệnh nhân tại Trung Quốc.

Công ty Công nghệ sinh học tuyên bố đang đang hợp tác với Hoa Kỳ và Trung Quốc, và các quan chức y tế khác để nghiên cứu xem: liệu loại thuốc mới có công hiệu.

Tiến sĩ Anthony S. Fauci - viện trưởng Viện các Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia (Hoa Kỳ), đã đưa ra thông tin về việc thử thuốc kháng virus Remdesivir trong cuộc họp báo rằng: “đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát được chia ra hai nơi thử nghiệm ở Trung Quốc, bởi một trong những đồng nghiệp của chúng tôi”.

Có thể bị lây nhiễm khi không có triệu chứng - theo nhà chức trách Mỹ

Người đứng đầu cơ quan Y tế Mỹ thông báo, lây nhiễm có thể xảy ra khi không có biểu hiện triệu chứng.

“Dường như bạn có thể bị lây nhiễm mà không có triệu chứng” Dr Robert Redfield, giám đốc trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) tuyên bố tại buổi họp báo ở Washington ngày thứ 6.

Do hiện tượng này, quan chức y tế Mỹ cho biết, họ vẫn chưa xác định đầy đủ về đợt dịch này.

Một số nước đã thông báo về việc lây truyền khi chưa có triệu chứng, hoặc lây nhiễm từ người sang người khi người nhiễm bệnh không có biểu hiện lâm sàng, ngoài ra Redfield có chia sẻ với báo giới rằng “có bằng chứng rõ ràng là những người không có triệu chứng có thể làm lây lan virus”

Bang Illinois: Bệnh nhân được xuất viện

Bang Illinois có 02 bệnh nhân chẩn đoán dương tính vào tháng trước, họ đã xuất viện và hiện đang ở nhà - thông tin được quan chức y tế bang xác nhận vào thứ Sáu.

Hai bệnh nhân này đều ở độ tuổi 60, đã được phép trở về nhà “dưới sự hướng dẫn của CDC (Hoa Kỳ) và Bộ Y tế bang Illinois” - AMITA Health tuyên bố. Hai người này đang được điều trị tại Trung tâm Y tế St. Alexius của AMITA Health tại Hoffman Estates, bang Illinois.

“Trong tình trạng thật không thoải mái về sức khỏe, dịch vụ chăm sóc chúng tôi nhận được rất tốt. Mọi người rất tốt bụng và rất đáng tôn trọng” - cặp vợ chồng già nói.

“Đây là dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất chúng tôi từng nhận được, nhưng tất nhiên là chúng tôi mong muốn trở về nhà và đưa cuộc sống trở lại bình thường”.

Hành khách trên con tàu bị cách ly: Những ngày hưởng thụ “đã qua”

Khoảng 3700 hành khách bị cách ly trên con tàu du lịch đậu ở ngoài khơi Yokohama, Nhật bản, diễn ra sau khi một số hành khách xét nghiệm dương tính với coronavirus mới. Thêm 61 người khác thử nghiệm dương tính hôm thứ 6, gồm cả 8 người Mỹ, 21 người Nhật, và 5 người Canada.

David Abel, một hành khách 74 tuổi trên Du thuyền Princess, trả lời CNBC, cuộc sống xa hoa trước đó đã không còn nữa kể từ khi tàu bị cách ly.

“Tất cả cuộc sống hưởng thụ xa hoa như: sẵn sàng phục vụ ngay tại cabin, trải giường, đặt chocolate lên gối, thay khăn tắm, trải khăn lót, vệ sinh buồng tắm - những ngày đó đã qua rồi”, theo Abel “dường như những điều này chưa từng xảy ra”.

Paul và Coralie Williamson người Australia cho biết, cabin của họ nhỏ hơn cả một phòng trọ và họ nghe tiếng phàn nàn của những người khác về việc không có giải pháp điều trị, hoặc không đủ thông tin. “Chúng tôi đã ở đây khá lâu. Dĩ nhiên cũng có một chút trải nghiệm. Nhưng tôi không biết chúng ta đang làm gì. Chúng tôi không thể nhảy ra ngoài boong tàu; trời khá lạnh”

Người đứng đầu WHO thông báo thiếu khẩu trang y tế trên toàn cầu

Thế giới đang cạn kiệt khẩu trang và các trang thiết bị bảo vệ chống lại coronavirus, theo Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố với báo giới tại Geneva, Thụy sỹ.

“Thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu lâu dài đồ bảo hộ cá nhân” ông nhấn mạnh.

Các quan chức y tế cho biết thêm, ông đang đàm phán với các thành viên trong mạng lưới chuỗi cung cấp để tăng sản lượng và giải quyết tình trạng “thắt cổ chai” trong sản xuất khẩu trang,

“Chúng ta đang có một kẻ thù chung gây nguy hiểm và rối loạn nghiêm trọng về: xã hội, chính trị, và kinh tế” ông tuyên bố.

Ireland tạm dừng tất cả dịch vụ gửi bưu phẩm đến Trung Quốc

Ireland thông báo họ sẽ tạm dừng tất cả dịch vụ gửi bưu phẩm đến Trung Quốc do dịch Coronavirus.

“Thông báo được đưa ra sau khi một số hãng hàng không quyết định tạm dừng dịch vụ bưu điện hàng không”, theo thông tin từ Bưu điện.

Ireland chưa có ca nào nhiễm virus, nhưng có một bệnh nhân đang được xét nghiệm tại bệnh viện ở Derry, Belfast, theo báo cáo của Live hôm 6/2.

Đó là một trẻ em đi du lịch Hồng kông cùng gia đình khoảng 7 ngày trước.

4 Hành khách trên tàu du lịch nhập viện ở Mỹ

Sau khi được kiểm tra sàng lọc coronavirus mới trên một tàu du lịch cập cảng New Jersey, 4 người đã nhanh chóng được đưa vào bệnh viện gần đó ngày 7/2.

Con tàu Hoàng Gia Caribe là Anthem of the Seas đã cập cảng Bayonne. Trên 20 hành khách trong diện nghi ngờ đã được kiểm tra, Thị trưởng Bayonne, ông Jimmy Davis thông báo.

Trong số kiểm tra, 4 người đã được đưa vào một bệnh viện trong vùng để thăm khám chuyên sâu hơn, ông cho biết.

Trong số đưa ra khỏi tàu, có ít nhất một người được đẩy ra ngoài trên băng ca, theo đoạn phim video.

Tỉnh Hồ Bắc Trung quốc thông báo đóng cừa một phần các làng mạc

Ngày 7/2, Nhà chức trách tỉnh Hồ Bắc, trung tâm dịch coronavirus, ra thông báo khẩn về việc áp dụng các biện pháp “rào làng” trong vùng.

Trong đó, một biện pháp kêu gọi chỉ mở một con đường tử làng ra ngoài, còn lại đóng toàn bộ các đường khác. Hơn nữa, còn đề nghị dùng lưới, rào chắn, hàng rào chứa nước để bịt kín những con đường đó lại.

Biện pháp này cũng bao gồm việc kêu gọi chỉ định những cá nhân nhất định trong mỗi làng, chịu trách nhiệm mua đồ nhu yếu phẩm cho tất cả mọi người trong làng.

Người dân sẽ “bị xử lý nghiêm khắc” nếu để xảy ra lây truyền virus trong cộng đồng hoặc hộ gia đình do dân làng không tuân thủ “biện pháp rào làng”, theo thông báo đã đăng.

Việt Nam ghi nhận 12 ca nhiễm bệnh

Theo báo Hà nội mới đưa tin 2 ca mới mắc ngày 6/2, nâng tổng số mắc bệnh cả nước lên 12 -theo tuyên bố của cơ quan y tế.

Hai bệnh nhân mới là mẹ và em gái của người đã xét nghiệm dương tính với coronavirus trước đó. Cô từ Vũ Hán trở về Việt nam ngày 17/1

Người phụ nữ này thuộc nhóm 8 người được công ty Japan’s Nihon Plast Company cử sang Vũ hán để đào tạo. Cả nhóm đã trở về Việt nam trên cùng chuyến bay ngày 17/1. Trong số 8 người, có năm người hiện bị nhiễm virus.

Toyota hoãn ngày bắt đầu làm việc trở lại của các Nhà máy ở Trung Quốc

Toyota, nhà sản xuất ô tô Nhật bản, sẽ tiếp tục tạm hoãn thời gian làm việc trở lại của 4 nhà máy tại trung quốc cho đến ngày 17/2, theo thời báo Mainichi Shimbun đưa tin. Cả 4 nhà máy nằm ở các thành phố như: Thiên Tân, Thành Đô, Trường Xuân, và Quảng Châu.

Ban đầu, Toyota có kế hoạch mở lại những nhà máy này vào đầu tháng hai sau tết năm mới nhưng đã phải hoãn tới 10/2 hoặc muộn hơn.

Theo báo đưa tin, Toyota đã sản xuất khoảng 1.4 triệu chiếc xe tại 4 nhà máy này trong năm 2019.

Tòa án Quốc tế lên tiếng chỉ trích Trung quốc về việc xử trí với bác sĩ đầu tiên báo tin về vụ dịch virus Corona

Giám đốc vùng của Tòa án Quốc tế, Nicholas Bequelin tuyên bố hôm 7/2, cái chết của Li Wenliang, bác sỹ Trung Quốc, người đã rọi ánh sáng cho vụ dịch coronavirus tháng 12 năm ngoái, nhưng lại bị chính quyền Trung Quốc khiển trách về tội đưa tin thất thiệt, vụ việc đã bộc lộ rõ “sự thất bại về nhân quyền ở Trung Quốc”.

Bequelin cho biết “Trường hợp của Li Wenliang là một thảm kịch về cách giải quyết nỗi bận tâm của chính quyền Trung Quốc trong việc duy trì ‘sự ổn định’, bằng cách che giấu thông tin quan trọng về những vấn đề công chúng quan tâm”

“Trung Quốc phải rút ra bài học từ trường hợp của Li và đảm bảo tôn trọng lẽ phải trong cách triển khai cuộc chiến với bệnh dịch”

“Mọi người sẽ phải đối mặt với sự quấy rối hoặc trừng phạt khi nói về mối nguy hiểm đối với cộng đồng, chỉ bởi vì nó có thể đẩy chính quyền vào tình huống khó xử” theo ông Bequelin tuyên bố.

Nhà Lãnh đạo Tập Cận Bình và Tổng Thống Trump điện đàm về dịch Coronavirus

Nhà Lãnh Đạo Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donal Trump sáng thứ sáu tuyên bố, Chính phủ Trung quốc không tiếc công sức chiến đấu để kiềm chế dịch coronavirus, theo Reuters đưa tin.

Phó tổng thư ký báo chí Nhà Trắng Judd Deere đăng trên tweet, Tổng thống Trump “đã bày tỏ sự tin tưởng về sức mạnh và năng lực của Trung Quốc khi đối đầu với những thách thức của dịch coronavirus mới 2019” trong suốt cuộc điện đàm.

“Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí sẽ tiếp tục liên lạc và hợp tác sâu rộng giữa hai bên” ông cho biết.

Cơ quan giám sát chống tham nhũng Quốc tế Trung Quốc điều tra cái chết của bác sĩ báo tin đầu tiên về dịch Coronavirus

Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc, nơi giám sát chống tham nhũng, đã thông báo hôm 7/2, họ sẽ cử một nhóm điều tra tới Vũ Hán để thực hiện “cuộc điều tra toàn diện” về vụ việc của bác sỹ Li Wenliang.

Bác sỹ nhãn khoa, Li Wenliang, chết vì nhiễm coronavirus tại Vũ Hán vào sáng ngày 7/2 sau khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính ngày 1 tháng 2. Anh là 1 trong 8 bác sỹ báo tin đầu tiên khiến mạng xã hội Trung Quốc dấy lên báo động về một vụ dịch “viêm phổi không rõ nguyên nhân” xảy ra vào tháng 12/2019.

Ngày 3 tháng 1, cảnh sát triệu tập anh đến đồn công an địa phương khiển trách tội danh “gieo rắc lời đồn thất thiệt”.

Mộc Trà - Hiền Anh (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Cập nhật tình hình virus Corona trên Thế giới (08/02 - 18:20) - Philippines gửi tiếp tế tới công dân của mình tại Vũ Hán