Câu chuyện về sự kiện ngày 6/1 phụ thuộc vào 'nhân vật kể chuyện'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những người có mặt trong sự kiện ngày 6/1 cho rằng, quan trọng là những gì thực sự đã xảy ra vào ngày hôm đó. Có rất nhiều câu chuyện được giới truyền thông thêu dệt về 'cuộc bạo động tại Điện Capitol ngàty 6/1', song đâu mới là chân tướng?

Những người biểu tình. Những người theo chủ nghĩa trào lưu. Những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng?

Hàng nghìn người Mỹ đã đến Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 6/1/2021 và những câu chuyện của họ được mô tả theo nhiều cách khác nhau.

Họ có mặt ở đó để: Lên tiếng. Bày tỏ mối quan tâm về tính liêm chính của cuộc bầu cử. Hay họ muốn lật đổ chính phủ?

Cốt truyện ngày hôm đó phụ thuộc vào 'nhân vật kể chuyện'

Câu chuyện ồn ào nhất khiến những người tham dự bị ám ảnh, đến từ chính phủ liên bang, các chính trị gia và giới truyền thông.

Những nhân chứng có thể kể câu chuyện một cách chính xác vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng kể từ ngày hôm đó. Có bốn người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump, đều đã chết. Một số đang ở trong tù, một số đã được FBI 'hỏi thăm', số khác bị bôi nhọ danh tiếng vì đã tham gia vào sự kiện ngày hôm đó.

Ông Rick Saccone và vợ đã leo lên chuyến xe buýt đầy nhóc người từ Pennsylvanians đến Washington để ủng hộ ông Trump. Ông cho biết, chủ yếu là các công dân cao tuổi tham gia cuộc biểu tình một cách ôn hoà.

Rick Saccone
Ông Rick Saccone. (Ảnh The Epoch Times)

“Mọi người nhảy múa, ca hát rất vui vẻ và có một người đàn ông ăn mặc giống chú Sam còn đi cà kheo trong đám đông”, ông Saccone nói với The Epoch Times. Không một ai biết gì về bạo lực cho đến khi lên xe buýt trở về nhà.

Ông Saccone, công dân của Hạt Allegany, là một cựu dân biểu bang Pennsylvania, sĩ quan Không quân đã nghỉ hưu và là ứng cử viên đương nhiệm cho chức thống đốc bang Pennsylvania. Sự tham dự của ông ở Washington vào ngày 6/1 đã khiến giới truyền thông áp đặt một ống kính không mấy tốt đẹp vào chiến dịch tranh cử của ông. Song ông không hề bận tâm đến những nỗ lực đó.

“Các phương tiện truyền thông đang xoay quanh câu chuyện này. Nó bẻ lái dư luận về những gì thực sự đã xảy ra ở Portland và Seattle. Nó định nghĩa đây là một cuộc nổi dậy, nhưng trên thực tế không hề có chuyện đó”, ông nói về những kẻ bạo loạn đã tấn công các tòa nhà liên bang và cố gắng phóng hỏa ở những thành phố đó.

Kể từ ngày 6/1, đã có không ít các cuộc điều tra, kêu gọi công chúng, FBI hỏi thăm, bắt bớ và bỏ tù dài hạn.

Ông Saccone nói: “Sự việc gây tác động nghiêm trọng đến Tu chính án 1, điều mà chúng ta không thể có ở đất nước này. Chúng ta có quyền thách thức các nhà lãnh đạo của mình. Tất cả các quyền lợi của Tu chính án 1 đang bị thách thức bởi một thiểu số các phương tiện truyền thông cánh tả độc quyền, đó là lý do vì sao chúng ta phải lên tiếng đính chính lại câu chuyện".

Ông Saccone nói rằng có quá nhiều người đang thu mình vì sợ hãi, bao gồm cả các thành viên Đảng Cộng hòa.

“Chúng tôi sẽ công khai sự thật về ngày 6/1 và lật lại câu chuyện. Những người sáng lập của chúng tôi không thu mình vì sợ hãi; họ đã đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình. Sự thật là nửa triệu người đã thực hiện các quyền của Tu chính án 1 của mình”.

Theo ông, những người gây ra bạo lực không phải là những người thực sự ủng hộ ông Trump.

Tù nhân chính trị

Anh Ned Lang ở hạt Sullivan, New York, đã không gặp con trai mình Jake Lang 26 tuổi, kể từ Giáng sinh năm 2020. Jake đã ở tù kể từ ngày 13/1/2021, bị buộc tội hành hung một sĩ quan cảnh sát vào ngày 6/1.

Ảnh của Epoch Times
Jake Lang (Ned Lang, ảnh: The Epoch Times)

Khi ông Ned lần đầu nghe cáo buộc, ông đã rất thất vọng và từ chối nói chuyện với con trai mình. Ông cho rằng mình đã không nuôi dạy con đúng cách và có tội thì phải chịu phạt. Nhưng con trai đã cầu xin ông lắng nghe câu chuyện của mình.

“Nó nói với tôi, trước tiên xin cha hãy xem các đoạn video. Con đã cứu mạng người này. Con đã ở đó khi Roseanne Boyland qua đời. Cảnh sát đã tấn công chúng con. Chúng con không làm gì sai cả. Họ tấn công chúng con mà không có lý do gì", ông Ned đã nói với The Epoch Times.

Rất khó để có thể biết được chính xác những gì đang xảy ra trong các video, bạn có thể xem trực tuyến tại j6truth.org .

Cảnh sát Capitol đã không trả lời yêu cầu bình luận về câu chuyện này.

Rõ ràng là Boyland, 34 tuổi, đã có mặt ở hiện trường.

Theo các báo cáo của các phương tiện truyền thông, cảnh sát Capitol nói rằng trong lúc cô ấy đang bị giẫm đạp thì họ đã lao vào đám đông để giải cứu cô và bị tấn công bởi những người biểu tình.

Những người biểu tình lại nói rằng cô đã bị cảnh sát đánh bằng dùi cui và họ cố gắng ngăn chặn hành vi này.

Cuối cùng, lực lượng thực thi pháp luật đã kéo cô vào tòa nhà Capitol và cô đã chết ngay sau đó. Cái chết của cô được cho là do sử dụng ma túy quá liều nhưng gia đình cô đã công khai nghi vấn về nguyên nhân.

Jake nằm trong số những tù nhân chính trị

Sau cuộc biểu tình, Jake về nhà ở Quận Cam, New York. Vào tối ngày 13/1, khoảng 15 đặc vụ liên bang đã đột nhập vào nhà và bắt anh đi.

“Con trai tôi đã không cắt tóc và cạo râu trong một năm. Nó là người Do Thái nhưng không được phép đến giáo đường Do Thái", ông Ned nói.

Ông Ned thấy con trai mình trong một phiên tòa tại ngoại vào hồi tháng Chín. Ông mô tả tình trạng của con trai mình là gầy gò với bộ râu xồm xoàm chạm đến ngực và tóc xõa xuống dưới cổ áo. Jake vẫn chưa được tại ngoại. Anh bị đề nghị một bản án 10 năm tù.

“Chúng tôi không làm điều đó. Trong khi những kẻ bạo động (ở Portland, Seattle và cuộc bạo động mùa hè ở Washington DC) mới thực sự tấn công cảnh sát, phóng hoả các tòa nhà liên bang, và còn cả những tội ác khủng khiếp khác. Thì con trai tôi và những người yêu nước còn lại của J6 đang bị ngược đãi bởi chính những kẻ đang để cho tất cả những kẻ bạo động này được tự do sau khi thực hiện cùng một loại tội ác, và còn tệ hơn nữa", ông cho biết.

“Con trai tôi đã bị biệt giam 202 ngày. Nước trong phòng giam quá bẩn đến nỗi nó phải dùng chiếc tất lọc nước để uống. Thứ nước này có màu nâu, đầy cặn. Nó hoàn toàn bị cô lập. Ngay trước cuộc mít tinh vào mùa hè này, toàn bộ những người yêu nước đã bị nhốt trong xà lim suốt 24/7 trong hai tuần”.

Các tù nhân tại Cơ sở Cải huấn ở Washington DC có thể liên lạc với gia đình thông qua máy tính bảng điện tử, mặc dù Jake không có đặc quyền giao tiếp trong vài tuần gần đây, ông Ned nói.

Ông rất tự hào về con trai mình vì đã dám đứng lên và chịu đựng nỗi đau này, với mong muốn rằng một ngày nào đó, truyền thông sẽ công khai chân tướng về những gì đã xảy ra vào ngày 6/1.

“Tôi không quan tâm bạn đứng về phe nào. Không có bất kỳ chính phủ nào chỉ đơn giản là đón bạn ngoài đường với bất cứ tội danh nào mà họ muốn chống lại bạn và cố tình không cho bạn tại ngoại. Hiện đang có một cuộc cải cách bảo lãnh diễn ra trên toàn nước Mỹ và những người này đang bị đàn áp về mặt chính trị vì họ là những người ủng hộ ông Trump và điều đó rất không ổn. Hôm nay, đó là con trai và con gái của chúng ta. Ngày mai dưới một chính phủ khác với triết lý chính trị khác, đó có thể là con trai và con gái của bạn", ông chia sẻ.

“Như một câu nói rất nổi tiếng của tổng thống Nga Putin: 'Lần đầu tiên nước Mỹ có tù nhân chính trị. Mỹ không còn lý do để biện minh cho việc trừng phạt một quốc gia khác vì hành vi đàn áp chính trị đối với công dân của họ, như những gì nước Mỹ đang làm", ông cho biết.

Không có cuộc bạo động

Sau cuộc bầu cử năm 2020, Guy và Nicole Reffitt ở Hạt Collin, Texas đã suy nghĩ về việc lên tiếng về vụ việc.

Nicole nói với The Epoch Times: “Không chỉ liên quan đến việc 'Stop the Steal' (ngăn chặn việc ăn cắp cuộc bầu cử) mà hãy ngừng ăn cắp nền dân chủ của chúng ta. Chúng tôi quyết định đến DC, bởi vì chúng tôi cảm thấy đây giống như một trò chơi số — mà chúng tôi phải thể hiện bằng những con số. Với tư cách là công dân Mỹ khi thấy có vấn đề đang ảnh hưởng đến nền dân chủ của mình, chúng ta phải xuất hiện. Làm biếng sẽ giết chết đất nước chúng ta. Và chúng tôi chỉ cảm thấy rằng đã đến lúc. Nếu không phải là chúng ta, thì sẽ là ai? ”

Guy và Nicole Reffitt
Guy (T) và Nicole Reffitt (P). (Ảnh The Epoch Times)

Nhưng hôm đó Nicole phải đi làm nên chồng cô, anh Guy đã lái xe từ Texas đến cuộc biểu tình ngày 6/1 một mình.

Anh Guy luôn mang theo súng. Cô Nicole nói rằng chồng mình rất thông thạo các quy định. Khi ở Washington, súng của anh được để trong xe tại bãi đậu xe của khách sạn, đạn và súng được cất riêng.

Anh đã tham dự cuộc biểu tình và đã đến các bậc thềm của Điện Capitol nhưng không bước vào trong, Nicole nói. Anh trở về nhà trong bình an.

Nhưng một thành viên trong gia đình đã bắt đầu các cuộc trò chuyện chính trị với Guy và bí mật ghi âm, sau đó chia sẻ các đoạn ghi âm với FBI, cô Nicole nói.

Các giấy tờ của tòa án cho biết anh đã nói với các con của mình rằng nếu chúng giao nộp mình cho FBI, chúng sẽ trở thành những kẻ phản bội và, "Con có biết điều gì sẽ xảy ra với những kẻ phản bội không, họ sẽ bị bắn."

Điều này khiến anh ta bị buộc tội cản trở công lý — cản trở giao tiếp thông qua vũ lực hoặc đe dọa vũ lực, các giấy tờ của tòa án cho thấy. Anh ta cũng bị buộc tội vận chuyển súng với ý định sử dụng súng trái phép.

Nicole cho biết: “Trong khoảng từ 5 giờ đến 6 giờ sáng ngày 16/1, FBI đã đột kích vào nhà chúng tôi bằng flashbangs (lựu đạn gây choáng) cùng một đơn vị chống khủng bố. “Họ di chuyển tôi, con gái và hai người bạn của nó ra sau chiếc xe tải đâm nát bươm. Sau đó, họ bắt Guy và ngoài một khoảnh khắc ngắn ngủi tại phiên tòa khi anh vẫn còn ở Dallas, đó là lần cuối cùng tôi gặp chồng mình. Đã 350 ngày kể từ khi tôi gặp anh ấy. Anh luôn bị từ chối bảo lãnh vì là mối nguy hiểm cho cộng đồng. Trước đó, chồng tôi chưa từng có cáo buộc hình sự nào cả".

Guy làm việc trong lĩnh vực năng lượng của Texas và Nicole kinh doanh bán lẻ. Anh là trụ cột chính trong gia đình. Nếu không có tiền lương của chồng, họ không thể giữ xe tải của anh ta. Vào cuối tháng 12, gia đình chỉ có 134 USD và Nicole không biết mình sẽ trả tiền thuê nhà tháng 1 như thế nào. Cô và con gái, 24 tuổi, đã làm việc cật lực để có thể để kiếm sống.

Kể từ ngày Giáng sinh, Guy và những người khác bị giam giữ liên quan đến sự kiện ngày 6/1 đã bị nhốt trong phòng giam của họ 22 giờ mỗi ngày, Nicole nói. Đã 11 tháng chồng cô chưa cắt tóc hay cạo râu (từ tháng 1 đến tháng 12), cho đến một ngày tháng trước họ đã đưa anh ta ra khỏi phòng giam và cắt tóc.

“Anh ấy đang bị trừng phạt vì một tội danh mà anh ấy thậm chí còn chưa bị kết tội,” Nicole nói.

"Không quan trọng vào thời điểm này bạn đang ủng hộ phe chính trị nào; những gì đang diễn ra chỉ tràn ngập sự bất công. Và nếu họ có thể trừng phạt chúng tôi vì sử dụng các quyền của Tu chính án 1, nếu họ sẽ trừng phạt chúng tôi vì chúng tôi là những người bảo thủ, thì họ sẽ làm điều đó với những người khác. Nếu bạn không nghe theo họ, bạn sẽ bị trừng phạt, và đó chính xác là điều mà họ đang làm với những người yêu nước của chúng ta hiện đang bị giam giữ".

“Không có cuộc bạo động. Không có ai bị buộc tội bạo động cả", Nicole nói. “Đó là một từ mà họ không ngừng tẩy não công chúng".

“Cuộc tấn công vào nền dân chủ của chúng ta đã diễn ra trong nhiều năm. Họ đã cắt đứt các quyền tự do của chúng ta. Người dân Mỹ chỉ có những quyền như vậy và nếu bạn tuân thủ, bạn tiếp tục cho phép họ bẻ cong Tuyên ngôn Nhân quyền của chúng ta, họ sẽ có toàn quyền kiểm soát đất nước của chúng ta”, cô nói.

“Nền tảng về tính liêm chính trong bầu cử phải được đặt lên hàng đầu ở bất kỳ quốc gia tự do nào. Họ sẽ tiếp tục vẽ ra những câu chuyện mà mình muốn. Đa số những người có mặt ở đó đều là những người yêu nước".

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Thế giới


BÀI CHỌN LỌC

Câu chuyện về sự kiện ngày 6/1 phụ thuộc vào 'nhân vật kể chuyện'