CEO của JPMorgan ‘hối tiếc' vì nói đùa Công ty ông sẽ tồn tại lâu hơn ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Jamie Dimon, giám đốc điều hành của JPMorgan Chase cho biết hôm 24/11 rằng ông hối tiếc vì đã nói đùa rằng công ty của ông sẽ tồn tại lâu hơn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Dimon đã buông lời châm biếm tại một chuỗi các cuộc phỏng vấn CEO của trường Đại học Boston một ngày trước đó.

“Chúng tôi hy vọng [chúng tôi] sẽ tồn tại lâu dài.” Ông nói. “Hôm trước tôi đã nói đùa rằng ĐCSTQ đang kỷ niệm 100 năm thành lập - thì JPMorgan cũng vậy. Tôi cược rằng chúng ta sẽ tồn tại lâu hơn.”

“Tôi không thể nói điều này tại Trung Quốc. Dù sao thì có lẽ họ cũng đang nghe.”

Trong một tuyên bố của ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ này, ông Dimon đã thể hiện sự hối tiếc vì lời bông đùa này.

Ông Dimon nói: “Tôi rất tiếc lẽ ra không nên đưa ra lời nhận định đó. Tôi chỉ là đang cố nhấn mạnh về sức mạnh và sự trường tồn của công ty chúng tôi.”

Một phát ngôn viên của JPMorgan nói thêm rằng vị giám đốc điều hành này hiểu rằng ông ấy “không nên phát ngôn khinh suất hoặc thiếu tôn trọng về quốc gia khác hay về lãnh đạo quốc gia đó.”

“Trong cuộc thảo luận, Jamie đã nói rõ ràng rằng Trung Quốc và người dân của họ rất thông minh và rất sâu sắc.”

Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo của ĐCSTQ đã đáp trả trên tài khoản Weibo của ông ấy rằng: “Tôi cược rằng ĐCSTQ sẽ tồn tại lâu hơn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.”

Vụ việc xảy ra một tuần sau khi ông Dimon được chính quyền Hong Kong cho phép miễn cách ly khi ông đến thăm cơ quan tài phán do ĐCSTQ kiểm soát. Ông đến thăm Hong Kong trong 32 tiếng sau khi đáp chuyên cơ riêng. Thông thường, tất cả du khách đến thành phố này phải tuân thủ quy định cách ly ít nhất 2 tuần tại khách sạn bằng chi phí tự túc.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Dimon rút lại những bình luận chỉ trích đối với quan chức công quyền.

Vào tháng 9/2008, ông Dimon đã tiết lộ rằng ông nghĩ ông có thể đánh bại Tổng thống Trump khi đó đang trong chiến dịch tranh cử tổng thống bởi vì mình thông minh hơn ông ấy. Ngay sau khi phát ngôn, ông Dimon đã phát đi một tuyên bố bằng văn bản rằng ông không nên nói thế và rằng ông “sẽ không làm một chính trị gia giỏi được.”

Trong khi đó, JPMorgan vẫn duy trì sự hiện diện đáng kể tại Trung Quốc sau khi thành lập lần đầu vào năm 1921, cùng năm thành lập của ĐCSTQ. JPMorgan có những chi nhánh tại Bắc Kinh, Quảng Châu và Thượng Hải. Giống như các công ty cùng ngành tại Phố Wall, gã khổng lồ tài chính có những kế hoạch đầu tư đầy tham vọng vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

JPMorgan lạc quan về Trung Quốc

JPMorgan sở hữu khoảng 20 tỷ đô la đầu tư tại Trung Quốc và ngân hàng này tiếp tục bổ sung vào danh mục đầu tư cổ phần và bộ sản phẩm và dịch vụ.

Công ty đã bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường hơn vào nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay. Vào tháng 8, JPMorgan nhận được sự chấp thuận của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) nhằm cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ đầu tư và ngân hàng hợp nhất và quản lý tài sản.

Việc này đã biến công ty đầu tư khổng lồ này thành một công ty môi giới chứng khoán nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc.

Vào tháng 8, trao đổi với chương trình “Sunday Morning Futures" của Fox News, ông Dimon biện hộ cho sự mở rộng của công ty tại Trung Quốc rằng công ty đang hoạt động tại thị trường nước ngoài này theo chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. JPMorgan sẽ ngừng mở rộng tại Trung Quốc nếu chính sách của Hoa Kỳ yêu cầu như vậy.

Ông giải thích thêm: “Khi chúng tôi làm gì đó ở nước ngoài theo chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, bạn có thể không tin điều này, nhưng chính sách ngoại giao Hoa Kỳ cần một công ty như JPMorgan mở rộng đúng mức, phục vụ cho các công ty Hoa Kỳ và những công ty khác.

“Tôi là một người yêu nước trước khi tôi lo nghĩ về tiền bạc hay bất cứ thứ gì tương tự, hoặc là về JPMorgan.”

Nhiều công ty ở Phố Wall đã tăng cường dấu ấn của họ tại Trung Quốc. Mùa hè năm ngoái, BlackRock trở thành nhà quản lý tài sản nước ngoài đầu tiên của một doanh nghiệp vốn 100% nước ngoài trong ngành quỹ tương hỗ trị giá 3,6 nghìn tỷ đô la tại Trung Quốc, huy động được hơn 1 tỷ đô la cho quỹ thị trường Trung Quốc của mình. Ngoài ra, Fidelity đã được chấp thuận để thành lập một đơn vị quỹ tương hỗ Trung Quốc. Citi cũng đã được chấp thuận thành lập một doanh nghiệp giám sát quỹ Trung Quốc.

Lucy Liu, giám đốc bộ phận danh mục đầu tư cho thị trường mới nổi toàn cầu của BlackRock cho biết hôm thứ ba rằng: “Đây là thời điểm để định vị thế tại thị trường Trung Quốc.”

Khi các hãng phim của Mỹ và Hollywood tràn ngập nguồn vốn của Trung Quốc và xâm nhập vào thị trường béo bở này, nhiều giám đốc điều hành và các nhân vật nổi tiếng trở nên thận trọng về những gì họ nói.

Một cuộc kinh lý xin lỗi tại Trung Quốc?

Nhiều thương hiệu và ngôi sao đã xin lỗi hoặc tự kiểm duyệt để bảo đảm sự hiện diện bền vững tại Trung Quốc.

Đầu năm nay, hãng Nike đã loại bỏ một dòng giày thể thao phiên bản giới hạn tại Trung Quốc sau khi nhà thiết kế Nhật Bản của họ ủng hộ những cuộc biểu tình tại Hong Kong.

Vào tháng 5, diễn viên John Cena đã xin lỗi Trung Quốc bằng một thông điệp qua video sau khi gọi Đài Loan là một quốc gia. “Tôi yêu và tôn trọng Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Tôi rất rất hối tiếc vì sai lầm của mình.”

Năm 2018, tập đoàn khách sạn Marriott International đã giới thiệu một bảng câu hỏi khách hàng liệt kê Tây Tạng, Hong Kong, Macau và Đài Loan là những quốc gia độc lập. Thế là, Trung Quốc đã cho đóng website của họ, khiến cho chuỗi khách sạn toàn cầu này phải rút lại nội dung này ngay lập tức. Trong một tuyên bố, công ty này đã xác nhận rằng họ không “ủng hộ các nhóm ly khai phá hoại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc.” Marriott cũng đăng một “kế hoạch cải chính tám điểm.”

Hãng phim Searchlight thuộc sở hữu của Disney được cho là đã đe dọa một hãng truyền thông của Mỹ buộc phải gỡ bỏ phát ngôn chỉ trích ĐCSTQ đã “truyền bá dối trá khắp mọi nơi" của đạo diễn gốc Trung Quốc Chloe Zhao. Bình luận này đã khiến chính quyền cộng sản Trung Quốc kiểm duyệt sự nổi tiếng và nhiều giải thưởng khác nhau của Chloe Zhao, bao gồm cả nhiều giải Oscar dành cho phim “Nomadland" của cô.

Bất chấp các cuộc thảo luận chính trị thường lệ, ESPN đã ra lệnh cho nhân viên không được nói về Hong Kong sau những tranh cãi giữa NBA và Trung Quốc.

Từ Mercedes-Benz, Apple cho đến LinkedIn, các tập đoàn đã sai lầm về mặt thận trọng đối với các chính sách nội bộ của họ đối với Trung Quốc. Những hành động này đã thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp Hoa Kỳ.

Ông Marco Rubio, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Florida lập luận tại phiên điều trần năm 2018 về Tây Tạng rằng: “Cách cuối cùng để ngăn chặn cuộc cách mạng văn hóa Marxist đương đại trong giới tinh hoa doanh nghiệp của chúng ta là thay thế họ bằng một thế hệ lãnh đạo mới tự coi mình là người Mỹ chứ không phải công dân của thế giới”.

Diệp Thanh

Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

CEO của JPMorgan ‘hối tiếc' vì nói đùa Công ty ông sẽ tồn tại lâu hơn ĐCS Trung Quốc