CEO Nike: 'Nike là một thương hiệu của Trung Quốc và vì Trung Quốc'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giám đốc điều hành (CEO) của Nike tuyên bố hãng giày nổi tiếng là một “thương hiệu của Trung Quốc” vào đầu tuần này, trong bối cảnh những cáo buộc gần đây về việc công ty có liên quan đến các vi phạm nhân quyền do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành.

Trong khi trao đổi với các nhà phân tích phố Wall, CEO mới của Nike là ông John Donahoe đã tuyên bố: “Nike là một thương hiệu của Trung Quốc và vì Trung Quốc”, khi trả lời câu hỏi về sự cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc trong cuộc họp thu nhập quý IV, hãng BBC đưa tin .

Ông Donahoe nói: “Chúng tôi luôn có tầm nhìn dài hạn. Chúng tôi đã ở Trung Quốc hơn 40 năm". Vị CEO mới của Nike cũng bày tỏ sự lạc quan rằng thương hiệu sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Đề cập đến người đồng sáng lập và cựu giám đốc điều hành của hãng thời trang, ông cho biết: “Phil [Knight] đã đầu tư thời gian và năng lượng đáng kể vào Trung Quốc trong những ngày đầu tiên, và ngày nay chúng tôi là thương hiệu [thời trang] thể thao lớn nhất ở đó”.

Nike gần đây đã bị một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích vì nhắm mắt làm ngơ trước các cáo buộc lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Vị thượng nghị sĩ nhận định, công ty này đang khiến người tiêu dùng Mỹ đồng lõa với các chính sách đàn áp nhân quyền của Bắc Kinh.

Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về việc ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực phía tây Tân Cương, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio cho biết, nhiều công ty Hoa Kỳ đã không tỉnh táo trước sự thật rằng họ đang "thu lợi" từ sự ngược đãi của chính phủ Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio (Florida) cầm một bản in ảnh chụp màn hình các trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy lá cờ của Đài Loan đã bị dỡ bỏ, trong phiên điều trần về việc đề cử Susan Thornton vào ngày 14/2 tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen. (Ảnh chụp màn hình qua video phiên điều trần của Thượng viện).
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio (Florida) cầm một bản in ảnh chụp màn hình các trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy lá cờ của Đài Loan đã bị dỡ bỏ, trong phiên điều trần về việc đề cử Susan Thornton vào ngày 14/2 tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen. (Ảnh chụp màn hình qua video phiên điều trần của Thượng viện).

Hôm 10/6, ông Rubio tuyên bố: “Đã quá lâu các công ty như Nike, Apple, Amazon và Coca-Cola sử dụng lao động cưỡng bức. Họ đang hưởng lợi từ lao động cưỡng bức hoặc tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp bị nghi ngờ sử dụng lao động cưỡng bức. Thật đáng buồn, những công ty này đang khiến tất cả chúng ta đồng lõa với những tội ác này”.

Các nhóm nhân quyền, các nhà nghiên cứu, các cựu cư dân tại Tân Cương và một số nhà lập pháp phương Tây cho biết, chính quyền Tân Cương đã tạo điều kiện cho khổ hình lao động cưỡng bức bằng cách giam giữ tùy tiện khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi khác trong một mạng lưới các trại tập trung, kể từ năm 2016.

Sophie Richardson, Giám đốc Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với hội đồng Thượng viện Mỹ rằng, “sự đàn áp và giám sát cực đoan” của Bắc Kinh khiến việc thẩm định nhân quyền đối với các công ty là bất khả thi.

Mihrigul Tursun khóc khi kể lại những trải nghiệm của mình trong các trại giam ở Tân Cương, Trung Quốc, tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington vào ngày 26/11/2018. (Jennifer Zeng / The Epoch Times)
Mihrigul Tursun khóc khi kể lại những trải nghiệm của mình trong các trại giam ở Tân Cương, Trung Quốc, tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington vào ngày 26/11/2018. (Jennifer Zeng / The Epoch Times)

Nike đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của The Epoch Times.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

CEO Nike: 'Nike là một thương hiệu của Trung Quốc và vì Trung Quốc'