Chi tiết báo cáo ‘Tội ác chưa từng có’ về nạn mổ cướp nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 10/12, Hiệp hội Bác sĩ chống cưỡng bức mổ cắp nội tạng (DAFOH) đã công bố một báo cáo đặc biệt nêu bật hoạt động thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ các tù nhân lương tâm còn sống. Báo cáo này đã trở thành tâm điểm chú ý vào Ngày Nhân quyền Quốc tế năm 2022 (10/12).

Báo cáo có tựa đề "Forced Organ Harvesting from Living People in China" (tạm dịch: Cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người sống ở Trung Quốc) nêu rõ: “Đây là tội ác chưa từng có và được nhà nước hậu thuẫn, là sự tàn sát quy mô lớn đối với các tù nhân lương tâm dễ bị tổn thương, và do một chế độ độc tài toàn trị gây ra. Đây không chỉ là tội ác chống lại loài người, mà còn là mối đe dọa đối với nhân loại”.

Báo cáo dài 56 trang trình bày chi tiết nguồn gốc của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc cùng các cuộc điều tra xoay quanh vấn nạn này trong suốt hai thập kỷ qua. Mà nguồn cung cấp nội tạng chính đến từ các học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù tại quốc gia này.

Một phán quyết năm 2019 của một tòa án độc lập cho thấy, chính quyền Trung Quốc đã sát hại các tù nhân lương tâm trong nhiều năm với “quy mô đáng kể”, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ. Toà án cho biết, hoạt động này vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Kể từ khi những người tố giác đến từ Trung Quốc xuất hiện vào năm 2006, nhiều cá nhân và tổ chức đã cống hiến hết mình để nâng cao nhận thức về nạn mổ cướp nội tạng cưỡng bức. DAFOH, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington được thành lập bởi các bác sĩ y khoa, đã cung cấp cho cộng đồng y tế và công chúng thông tin về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng trong suốt 16 năm.

Báo cáo đặc biệt này “là một đóng góp để vinh danh Ngày Nhân quyền Quốc tế", Tiến sĩ Torsten Trey, Giám đốc điều hành của DAFOH, nói với The Epoch Times vào ngày 10/12.

“Mỗi năm một lần, mọi người sẽ chú ý đến tội ác chống lại loài người từ quá khứ cho đến hiện tại. Đó cũng là một ngày để tôn vinh nhân quyền, nhưng cũng để nhắc lại ý nghĩa của cuộc sống con người", ông bày tỏ.

Các học viên Pháp Luân Công diễn lại cảnh chính quyền Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng tù nhân lương tâm tại một cuộc biểu tình ở Vienna, Áo, hôm 1/10/2018. (Ảnh: Joe Klamar/AFP/Getty Images)

'Diệt chủng lạnh'

Báo cáo của DAFOH nêu rõ cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài hai thập kỷ của ĐCSTQ là một kiểu “diệt chủng lạnh”.

Sự tiêu diệt đầy bạo lực, sát hại dã man một nhóm nạn nhân trong một thời gian ngắn, ví như cuộc diệt chủng của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái hay Pol Pot đối với người dân Campuchia, được gọi là diệt chủng nóng. Khác với nó, diệt chủng lạnh diễn ra từ từ, tiêu diệt từ nhiều phương diện, dẫn tới hiện tượng giết chóc hàng loạt đối với một nhóm người trong một thời gian dài. Sức tàn phá và sự dã man của diệt chủng lạnh vượt trên cả những cuộc diệt chủng trước giờ con người biết đến.

“Hầu hết các cuộc diệt chủng xảy ra với cường độ cao trong thời gian ngắn được gọi 'diệt chủng nóng'. Ngược lại, một cuộc diệt chủng lạnh được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, diễn ra với tốc độ chậm rãi. Chính vì vậy, nó mới khó bị phát hiện hơn và cho phép một chiến dịch diệt chủng diễn ra trong thời gian dài", báo cáo viết.

Pháp Luân Công là môn tu luyện của Phật gia theo nguyên lý đạo đức cốt lõi Chân - Thiện - Nhẫn, kết hợp với 5 bài tập công pháp nhẹ nhàng chậm rãi và an hòa. Sau khi được người sáng lập - ông Lý Hồng Chí - lần đầu tiên giới thiệu tại thành phố Trường Xuân, thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 13/5/1992, Pháp Luân Công đã thu hút được 70 triệu đến 100 triệu người theo tập.

Do sợ hãi và ghen tị với sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ, ông Giang Trạch Dân, đã phát động một chiến dịch toàn quốc nhằm xóa sổ môn tu luyện này. Cuộc đàn áp bao gồm các vụ bắt giữ tùy tiện, bỏ tù, tra tấn, mổ cướp nội tạng và các thủ đoạn bạo lực khác. Hàng triệu người đang bị giam giữ trong các cơ sở giam giữ rộng lớn của ĐCSTQ trên khắp Trung Quốc.

Đọc thêm:

Báo cáo đặc biệt của DAFOH liệt kê ba khía cạnh của cuộc bức hại, chúng vừa khớp với đặc điểm của một "cuộc diệt chủng lạnh":

Thứ nhất, nó mang tính đa chiều. ĐCSTQ tìm cách tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công về thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần.

Thứ hai, việc tra tấn và cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được thực hiện trong bí mật, tránh thu hút sự chú ý của công chúng.

Thứ ba, cuộc bức hại đã được bình thường hóa ở Trung Quốc do các chiến dịch thông tin sai lệch của ĐCSTQ đã khiến người dân nước này trở nên mất nhân tính, đồng thời tẩy chay các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo nêu rõ: “Một cuộc diệt chủng lạnh mặc dù không dễ dàng nhận ra, nhưng nó cũng không kém phần nghiêm trọng".

Theo DAFOH, với việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng, ĐCSTQ đã tìm ra một cách để “chuyển phương thức hành quyết từ phòng xử án sang phòng giải phẫu”.

“Cưỡng bức thu hoạch nội tạng là phương thức cuối cùng trong chương trình nghị sự của Trung Quốc nhằm xóa sổ môn tu luyện Pháp Luân Công bằng cách giết hại các học viên của môn này”, báo cáo cho biết.

Đã đến lúc gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc theo đúng bản chất lưu manh của họ, ĐCSTQ là chính quyền lưu manh, Trung Quốc hiếu chiến và hung hăng đe dọa xâm lược Đài Loan, bà Pelosi thăm Đài Loan, đại cách mạng văn hóa Trung Quốc, Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20, Trung Quốc đàn áp Duy Ngô Nhĩ và Pháp Luân Công
Trong một cuộc biểu tình ôn hòa ở Washington D.C., Mỹ vào ngày 19/04/2006, các học viên Pháp Luân Công mô phỏng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc giết người mổ cướp tạng để phục vụ ngành ghép tạng. (Ảnh: Jim Watson/AFP/Getty Images)

Lời khai của nhân chứng

Báo cáo đề cập đến lời khai của chín nhân chứng. Một người có chồng cũ tham gia vào việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công từ năm 2001 đến năm 2003. Một người khác là một bác sĩ Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng những nạn nhân đã bị hành quyết. Cuối cùng, vị bác sĩ này đã đào tẩu khỏi Trung Quốc.

Các nhân chứng khác bao gồm: các học viên Pháp Luân Công, những người đã bị tra tấn và bị cưỡng bức kiểm tra y tế trong khi bị giam giữ; hoặc người nhà của các học viên, họ nghi ngờ rằng người thân của mình (người tu luyện Pháp Luân Công) đã bị sát hại trong chiến dịch mổ cướp nội tạng cưỡng bức.

Một trong những nhân chứng là cô Han Yu, một học viên Pháp Luân Công có cha bị sát hại và được cho là đã bị mổ cướp nội tạng khi ông bị cầm tù ở Bắc Kinh vào năm 2004, chỉ vì sự kiên định vào đức tin của ông.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Học viên Pháp Luân Công Han Yu, người có cha bị sát hại và được cho là đã bị thu hoạch nội tạng khi bị cầm tù oan ở Bắc Kinh vào năm 2004. (Ảnh do Han Yu cung cấp)

Vào ngày 18/6/2004, hơn một tháng sau cái chết của cha, cảnh sát đã cho phép những người thân trong gia đình cô Han Yu đến xem hài cốt của ông. Mọi người không được phép sử dụng máy ảnh và địa điểm này được cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt. Cô Han Yu nhìn thấy vết khâu trên vùng cổ họng của cha bằng chỉ đen rất dày. Cô cố gắng mở cúc áo sơ mi của cha nhưng bị cảnh sát chặn lại.

Sau đó, chú của cô Han Yu đã đi vào và xé áo của cha cô. Họ phát hiện ra vết rạch chạy dọc từ cổ họng cho đến vùng bụng. Khi ấn vào ổ bụng, họ phát hiện ổ bụng của ông đã bị nhét đầy đá cứng.

Hôm 16/05/2019, các học viên Pháp Luân Công diễu hành qua Manhattan để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới, và nâng cao nhận thức về hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức tàn ác ở Trung Quốc. (Ảnh: Edward Dye/The Epoch Times)

'Bằng chứng áp đảo'

Báo cáo của DAFOH đề cập đến một thách thức thường gặp khi trình bày lời khai của nhân chứng. Những câu chuyện như vậy thường bị các nhà phê bình coi là 'giai thoại' hoặc trường hợp cá biệt.

Tuy nhiên, khi tìm kiếm các từ khóa liên quan đến xét nghiệm y tế trên Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, có thể thấy “hàng trăm nghìn lời khai cá nhân nói về xét nghiệm máu, khám sức khỏe và các mối đe dọa rằng nội tạng sẽ bị thu hoạch", báo cáo cho hay. Đối mặt với một số lượng lớn lời khai như vậy, “người ta không còn có thể coi chúng là 'giai thoại' và lời khai trở thành bằng chứng”, theo báo cáo.

“Mặc dù có một lượng đáng kể bằng chứng suy luận và suy diễn đã được thu thập trong những năm này, nhưng các nghị sĩ và nhà báo thường áp đặt yêu cầu cung cấp bằng chứng chắc chắn đối với những người đưa tin về nạn mổ cướp nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc”, báo cáo viết.

“Xét rằng một chế độ toàn trị như ĐCSTQ sẽ sử dụng mọi cách để che đậy tội ác này, thì lượng thông tin và bằng chứng có sẵn là áp đảo".

Các học viên Pháp Luân Công tham gia lễ diễu hành để kỷ niệm 23 năm chống bức hại Pháp Luân Công, tại Khu Phố Tàu của New York vào ngày 10/7/2022. (Ảnh: Larry Dye/The Epoch Times)

Một tiếng nói cho 'Pháp Luân Công'

Theo báo cáo của DAFOH, “những nỗ lực trước đây của các nhà lập pháp lương thiện nhằm thông qua các kiến nghị và nghị quyết” đã góp phần “nâng cao nhận thức nhưng không có tác dụng ngăn chặn chính phủ Trung Quốc ngừng hành vi mổ cướp nội tạng cưỡng bức [các học viên Pháp Luân Công]".

Báo cáo cũng đề xuất một cách tiếp cận khác. Mục tiêu của ĐCSTQ trong việc đàn áp Pháp Luân Công không chỉ đơn thuần là tiêu diệt các học viên của môn này, mà còn để bịt miệng họ.

“Cho Pháp Luân Công mượn tiếng nói của chúng ta và giúp các học viên Pháp Luân Công phổ biến cho công chúng về môn tu luyện tinh thần Chân - Thiện - Nhẫn của họ là phương thức mạnh mẽ nhất để phản đối việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ", báo cáo cho hay.

Lam Giang biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chi tiết báo cáo ‘Tội ác chưa từng có’ về nạn mổ cướp nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn