Chiến tranh tập trung sẽ nổ ra nếu Nga không đạt được mục tiêu ban đầu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nga đã lao vào một cuộc chiến tiêu hao chết người sau khi không đạt được các mục tiêu ban đầu ở Ukraine, đồng thời việc sử dụng hỏa lực "liều lĩnh và bừa bãi" của lực lượng Nga chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều thương vong dân sự hơn, Giám đốc cơ quan tình báo quốc phòng Anh cảnh báo.

“Điện Kremlin cho đến nay đã không đạt được các mục tiêu ban đầu. Nó đã bất ngờ vấp phải quy mô và sự sự kháng cự quyết liệt của người Ukraine và hiện đang bị suy sụp bởi các vấn đề của chính họ", Trung tướng Sir Jim Hockenhull nói trong một tuyên bố.

Nga đang theo đuổi chiến lược tiêu hao

“Các hoạt động của Nga đã thay đổi. Nga hiện đang theo đuổi chiến lược tiêu hao. Điều này sẽ liên quan đến việc sử dụng hỏa lực một cách liều lĩnh và bừa bãi".

“Điều này sẽ dẫn đến tăng thương vong cho dân thường, phá vỡ cơ sở hạ tầng của Ukraine và làm gia tăng cuộc khủng hoảng nhân đạo”.

Ảnh của Epoch Times
Khói bốc lên từ một chiếc xe tăng của Nga bị quân đội Ukraine phá hủy bên lề đường ở vùng Lugansk, Ukraine, vào ngày 26/2/2022. (Ảnh Getty Images)

Đồng thời, ông Hockenhull nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đang thắt chặt quyền kiểm soát của mình đối với các phương tiện truyền thông trong nước của Nga nhằm che giấu những vấn đề mà ông đang gặp phải trong chiến dịch quân sự của mình.

Ông nói: “Điện Kremlin đang cố gắng kiểm soát các bản tường thuật, che giấu các vấn đề hoạt động và che giấu con số thương vong cao của Nga với người dân Nga".

Trong bản cập nhật mới nhất về cuộc chiến ở Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) nói rằng các lực lượng Nga “đã đạt được tiến bộ tối thiểu trong tuần này”.

“Các lực lượng Ukraine xung quanh Kyiv và Mykolaiv tiếp tục làm thất bại nỗ lực bao vây các thành phố của Nga. Các thành phố Kharkiv, Chernihiv, Sumy và Mariupol vẫn bị bao vây và hứng chịu pháo kích nặng nề của Nga”.

Vào sáng thứ Sáu (18/3), Thủ tướng Boris Johnson đã nói chuyện trong khoảng 20 phút với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về tình hình mới nhất.

Ông Johnson viết trên Twitter rằng, ông “ca ngợi sự kháng cự kiên cường của nhân dân Ukraine trước cuộc chiến tranh xâm lược".

"Vương quốc Anh sát cánh với Ukraine - chúng tôi sẽ gửi thêm viện trợ phòng thủ và hỗ trợ đầy đủ trong các cuộc đàm phán".

Trước đó, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang James Heappey cho biết, Nga không đạt được tiến bộ thực sự trên thực tế.

Ông nói với BBC: “Thực tế là, trên bản đồ lớn, bức tranh trông giống hệt như những gì nó đã làm trong tuần trước. Nga đang không đạt được tiến bộ thực sự nào”.

Ông cho biết Vương quốc Anh hiện đang trong quá trình huấn luyện người dân Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa phòng không Starstreak mà Anh đang cung cấp và hệ thống này sẽ đến nước này “sắp xảy ra”.

Hạ viện Mỹ thông qua việc hủy quy chế 'tối huệ quốc' với Nga, Belarus

Hạ viện Mỹ ngày 18/3 thông qua dự luật đình chỉ quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus, nhằm trừng phạt Moscow khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Dự luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả hai đảng, với 424 phiếu thuận và chỉ 8 phiếu chống. Cả 8 phiếu phản đối đều đến từ các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, theo CNN.

Nga cảnh báo sau lệnh trừng phạt của Biden: Người Mỹ sẽ phải hứng chịu hậu quả
(Trái) Tổng thống Mỹ Joe Biden Alexandria, Virginia, ngày 28/5/2021. (Mandel Ngan / AFP qua Getty Images); (phải) Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Cung điện Tauride, ở Saint Petersburg, Nga, ngày 27/4/2021. (Alexei Danichev / Sputnik / AFP qua Getty Images)

Biện pháp này yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ cố gắng đình chỉ sự tham gia của Nga vào Tổ chức Thương mại Thế giới và ngăn chặn việc Belarus gia nhập tổ chức này. Dự luật đang chờ Thượng viện xem xét.

Việc Hạ viện thông qua dự luật này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Mỹ hỗ trợ Ukraine một cách mạnh mẽ hơn.

Vào tuần trước, Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ cùng các đồng minh quyết định tước bỏ quy chế "tối huệ quốc" của Nga, tức hủy bỏ quy chế quan hệ thương mại bình thường với Moscow, Reuters đưa tin.

“Tối huệ quốc” là nguyên tắc then chốt của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Theo nguyên tắc này, một thành viên WTO cần phải đảm bảo đối xử công bằng với các nước khác về phương diện thuế quan và quy định pháp lý. Quốc gia chủ nhà có nghĩa vụ trao cho mọi quốc gia thành viên của WTO những ưu đãi về thương mại tối thiểu ở mức tương đương với bất cứ quốc gia thành viên nào khác của WTO.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Chiến tranh tập trung sẽ nổ ra nếu Nga không đạt được mục tiêu ban đầu?