Chiến tranh toàn diện có nguy cơ bùng phát tại eo biển Đài Loan?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu Đài Loan, cùng với việc có thông tin rằng Trung Quốc sẽ có cuộc tập trận chiếm quần đảo Đông Sa vào tháng 8, đã gây ra những lo ngại về xung đột ở eo biển Đài Loan.

Theo Hãng Thông tấn Trung ươngUnited Daily News của Đài Loan, sáng ngày 21/7, Quỹ nghiên cứu chính sách quốc gia (Quỹ chính trị quốc gia) thuộc Viện nghiên cứu Liên minh Pan-Blue đã tổ chức một buổi tọa đàm với chuyên đề "Eo biển nguy hiểm: Khả năng xảy ra xung đột quân sự ở eo biển Đài Loan". Hội nghị đã mời các học giả và chuyên gia quân sự cùng thảo luận về khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, giữa eo biển (Trung Quốc và Đài Loan), và kết quả có thể xảy ra nếu eo biển Đài Loan xảy ra xung đột quân sự, v.v..

Về vấn đề này, ông Trương Diên Đình (Zhang Yanting), cựu Phó Tư lệnh Không quân Đài Loan, cho biết tại cuộc họp rằng ở giai đoạn này, khả năng xảy ra xung đột mức độ cao với cuộc chiến toàn diện giữa hai bên eo biển là thấp, nhưng khả năng xảy ra xung đột ở mức độ thấp khá là cao; xung đột ở mức độ thấp có thể xảy ra ở quần đảo Đông sa (Dongsha), Thái Bình (Taiping) và Ô Khâu (Wuqi)…, "các quần đảo thì thường dễ tấn công và khó phòng thủ".

Ông Trương Diên Đình nói rằng, các đặc điểm của xung đột mức độ thấp là không làm rùm beng, thời gian rất ngắn, và kết thúc rất nhanh, vì vậy càng cần phải đề phòng.

Ông Trương Diên Đình cũng nói rằng, số lượng máy bay và tàu chiến của Trung Quốc tiến sát Đài Loan trong năm nay đã tăng đáng kể so với năm ngoái. Đài Loan cần hết sức chú ý đến vấn đề "thay đổi về lượng biến thành thay đổi về chất".

Ông Lâm Úc Phương (Lin Yufang), người triệu tập của Nhóm An ninh Quốc gia thuộc Quỹ chính sách quốc gia, cho biết trong 25 năm qua, lần này là lần có khả năng cao nhất sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng quân sự lần thứ tư hoặc thậm chí chiến tranh ở eo biển Đài Loan. Chính phủ bà Thái Anh Văn sẽ không thỏa hiệp với Bắc Kinh về "Thỏa thuận năm 1992" (chính sách “Một Quốc gia"), đặc biệt là khi cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang leo thang; tuy nhiên, xung đột ở eo biển Đài Loan có nhiều khả năng xảy ra hơn là cuộc xung đột Trung - Mỹ.

Ông Lâm Úc Phương giải thích rằng, sau khi máy bay quân sự của Mỹ và Trung Quốc va chạm ở vùng biển gần đảo Hải Nam năm 2001, hai bên đã xác định quy tắc ứng xử mà các máy bay và tàu thuyền của hai nước phải tuân theo khi gặp nhau trên không và trên biển. Tuy nhiên, máy bay quân sự và tàu chiến ở hai bên eo biển đã không thiết lập các quy tắc ứng xử tương tự. Ông dự đoán tần suất máy bay và tàu thuyền Trung Quốc tiến sát Đài Loan sẽ ngày càng cao hơn, các phi công Đài Loan sẽ ngày càng mệt mỏi hơn, và cả hai bên có khả năng sẽ xảy ra va chạm.

Ông Lâm Úc Phương cho rằng, sau khi Hoa Kỳ bầu được Tổng thống tiếp theo, nếu cuộc đấu tranh Trung - Mỹ tiếp tục leo thang, Bắc Kinh có thể chọn địa điểm thuận lợi nhất để tạo ra một cuộc khủng hoảng quân sự buộc Washington phải nhượng bộ. Địa điểm này rõ ràng sẽ là eo biển Đài Loan, bởi vì khoảng cách địa lý gần hơn nên quân đội Trung Quốc có khả năng kiểm soát nhiều hơn.

Ông Lâm Úc Phương nhấn mạnh rằng không có người chiến thắng trong chiến tranh, chúng ta nên trân trọng hòa bình, giảm bớt sự thù địch, trao cho nhau hy vọng và lòng tin, để tránh những cuộc khủng hoảng và chiến tranh.

Ông Thái Đắc Thắng (Cai Desheng), cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan, đã đề cập rằng trong những năm gần đây, sự thù hận của người dân ở hai bên eo biển đã dần tăng lên, điều này đối với tình hình ở eo biển Đài Loan rất nguy hiểm. Dưới áp lực của Hong Kong và dịch bệnh, chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đại lục đang gia tăng và Bắc Kinh cũng sợ rằng nền độc lập của Đài Loan sẽ gây ra hiệu ứng domino. Do đó, Bắc Kinh sẽ có ý chí mạnh mẽ hơn để "thực thi chủ quyền" trong tương lai và tình hình sẽ phức tạp hơn.

Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan là ông Trần Vĩnh Khang (Chen Yongkang) cho rằng, trước một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra, Đài Loan phải củng cố hệ thống phòng thủ nội bộ và kết cấu xã hội. Thay vì so sánh số lượng tên lửa, thì việc cần làm là làm thế nào để bảo đảm nguồn nước và nguồn điện không bị mất, ngân hàng không bị sụp đổ, thì cấu trúc xã hội mới có thể hỗ trợ cho quốc phòng.

Thảo luận về cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Thư Hiếu Hoàng (Shu Xiaohuang), trợ lý nghiên cứu tại Sở nghiên cứu khái niệm tác chiến và kỹ thuật tiên tiến thuộc Viện nghiên cứu An ninh quốc phòng Đài Loan, cho biết mặc dù hai bên vẫn có cơ chế giải quyết xung đột, nhưng có lẽ sẽ vì các vấn đề xung quanh mà gây chiến với nhau, như vấn đề eo biển Đài Loan, Biển Đông, bán đảo Triều Tiên, hoặc va chạm quân sự do các hoạt động của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.

Ông Thư Hiếu Hoàng cho rằng, các hành động hiện tại của Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn có tiết chế, điều đó cho thấy cả hai bên đều không hy vọng xảy ra xung đột, nhưng công tác chuẩn bị quân sự của hai nước thực sự đang đi theo hướng xảy ra cuộc chiến giữa các siêu cường, vậy nên tuyệt đối không nên cho rằng giữa các nước lớn thì không xảy ra xung đột.

Đông Phương

Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Chiến tranh toàn diện có nguy cơ bùng phát tại eo biển Đài Loan?