Chính phủ Vương quốc Anh điều tra việc Trung Quốc tiếp quản nhà máy vi mạch lớn nhất nước này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thương vụ mua lại nhà máy sản xuất vi mạch lớn nhất của Anh bởi một công ty công nghệ do Trung Quốc sở hữu sẽ phải đối mặt với một cuộc đánh giá toàn diện về vấn đề an ninh quốc gia.

Sau nhiều tuần chịu áp lực từ các chính trị gia và những lo ngại từ Hoa Kỳ, Ngoại trưởng phụ trách Kinh doanh Vương quốc Anh Kwasi Kwarteng đã xác nhận rằng chính phủ Anh sẽ kiểm tra xem việc Nexperia, một công ty con của nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Wingtech Technology, tiếp quản nhà máy Newport Wafer Fab có gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia hay không.

Ông Kwarteng thông báo trên Twitter: “Hiện tại sẽ có một đánh giá toàn diện theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư mới (National Security and Investment Act)”.

Ông nói thêm, “Chúng tôi hoan nghênh đầu tư ngoại quốc, miễn là việc đó không được phép đe dọa đến an ninh quốc gia của Vương Quốc Anh”.

Công ty Nexperia có trụ sở tại Hà Lan đã ký một thỏa thuận trị giá 63 triệu bảng Anh (80 triệu USD) vào năm ngoái để mua lại Newport Wafer Fab, công ty nằm ở phía nam xứ Wales và sản xuất các tấm bán dẫn silicon.

Sau một cuộc điều tra hồi tháng 3/2022 của cố vấn an ninh quốc gia của Vương quốc Anh, chính phủ đã kết luận rằng không có đủ lý do để ngăn chặn thỏa thuận vì cho rằng công ty này sản xuất công nghệ lạc hậu.

Nhưng với nhiều hợp đồng với chính phủ Anh, bao gồm các dự án liên quan đến quốc phòng, chính phủ buộc phải điều tra lại thương vụ này.

Việc bán nhà máy vi mạch lớn nhất của Anh, sử dụng 450 nhân viên, cho người Trung Quốc đã thu hút sự phẫn nộ và không tin tưởng ở Anh và nhiều nơi khác. Đặc biệt là từ bên kia Đại Tây Dương, nơi có 9 dân biểu Hoa Kỳ, bao gồm cả thành viên Đảng Cộng Hòa cấp cao trong Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Dân biểu Michael McCaul (Đảng Cộng Hòa - bang Texas), đã ký một lá thư vào tháng trước yêu cầu chính phủ Anh “hành động khẩn trương” để đảo ngược thương vụ mua lại này.

Lá thư của họ cho biết, việc tiếp quản “đóng vai trò là một trường hợp thử nghiệm quan trọng” về sự sẵn sàng của Anh trong việc “giải quyết mối quan tâm chung về an ninh liên quan đến các công nghệ trọng yếu”.

Thiếu hụt toàn cầu

Chuyên gia sàng lọc đầu tư Datenna, chuyên thực hiện nghiên cứu về các khoản đầu tư và mua lại của Trung Quốc cho các chính phủ, đã phát hiện trong một cuộc phân tích với các cổ đông của Wingtech rằng công ty này — do Giám đốc điều hành Trương Học Chính (Zhang Xuezheng), còn được gọi là Ông Wing thành lập — được ĐCS Trung Quốc hậu thuẫn rất nhiều.

Báo cáo của Datenna viện dẫn Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (the Chinese state-owned Assets Supervision and Administration Commission of the State Council), cũng như các quỹ đầu tư bán dẫn cụ thể do Trung Quốc điều hành.

Thêm vào sự lo lắng là tình trạng thiếu vi mạch bán dẫn của máy điện toán trên toàn cầu đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn do các đợt phong tỏa liên quan đến đại dịch.

Chất bán dẫn được coi là tài sản chiến lược quan trọng, và đặc biệt quan trọng đối với sản xuất hiện đại.

Cuộc điều tra mới này là cuộc điều tra đầu tiên theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư mới, có hiệu lực từ tháng 01/2022.

Chính phủ có quyền can thiệp và truy tố đối với các vụ mua lại vì lý do an ninh quốc gia và có 30 ngày làm việc để thực hiện đánh giá của mình.

Chính phủ có thể buộc công ty này giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần về 14% mà họ sở hữu ban đầu.

Năm ngoái, Thủ tướng Boris Johnson cho biết ông không muốn đẩy đầu tư của Trung Quốc ra khỏi Anh vì “tinh thần chống Trung Quốc”.

Nhưng ngày càng có nhiều lo ngại rằng các công ty do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đang mua lại các bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ tầng và tài sản quốc gia của Anh, và giữa phản ứng dữ dội về chính trị và của công chúng về vấn đề nhân quyền của Bắc Kinh — bao gồm cả cuộc đàn áp ở Hồng Kông — cùng chủ nghĩa bành trướng kinh tế gây hấn, đã buộc tất cả phải suy nghĩ lại về mối quan hệ Anh-Trung.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chính phủ Vương quốc Anh điều tra việc Trung Quốc tiếp quản nhà máy vi mạch lớn nhất nước này