Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phải bảo vệ nhân quyền

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoa Kỳ nên thúc đẩy mạnh mẽ vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới thông qua chính sách đối ngoại của mình, Ủy ban về Quyền Tự nhiên của Bộ Ngoại giao kết luận trong một báo cáo dự thảo được công bố ngày 16/7.

Tháng 7/2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã giao nhiệm vụ cho ủy ban này nhiệm vụ đánh giá và tư vấn cho Bộ Ngoại giao về làm thế nào để truyền thống độc đáo về những quyền của Hoa Kỳ có thể định hình công việc liên quan đến chính sách đối ngoại của quốc gia này. Hội đồng ủy ban đã phát hiện, những tiến bộ nhân quyền trong thế kỷ vừa qua đang đối mặt với khủng hoảng, và khuyến nghị Hoa Kỳ phải tận dụng chính sách đối ngoại của mình để thúc đẩy vấn đề nhân quyền.

Trong dự thảo của bản báo cáo, ủy ban này cho biết: “Các công dân Mỹ của chúng ta không hiểu về nhiều vấn đề liên quan tới những tuyên bố nhân quyền có tính mâu thuẫn như số ví dụ gồm có phá thai, bình đẳng cho các sắc dân thiểu số, và án tử hình. Tuy nhiên, khi hàng trăm triệu người dân trên khắp thế giới đang phải chịu đựng những hình thức thiếu thốn cực độ dưới chế độ độc tài hà khắc, chúng ta đều đồng ý về nhu cầu cấp thiết để Hoa Kỳ mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền thông qua chính sách đối ngoại của mình”.

Phát biểu tại một sự kiện ngày 16/7 đánh dấu việc phát hành bản báo cáo, ông Pompeo nhấn mạnh rằng dù ông không yêu cầu Ủy ban Quyền Tự nhiên đưa ra các khuyến nghị, nhưng các đề xuất này lại đến vào thời điểm rất thích hợp. Ông nhấn mạnh, trong khi “dự án nhân quyền vĩ đại và cao quý của thế kỷ 20 đang khủng hoảng”, thì các tổ chức được giao nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy sự nghiệp nhân quyền lại đang thất bại.

Ông cho rằng nhiều nhóm ủng hộ nhân quyền đã đánh đổi các nguyên tắc của mình với lợi ích chính trị.

Ngoại trưởng Pompeo khẳng định: “Chúng ta chứng kiến các cơ quan nhân quyền đa phương đang khiến chúng ta thất vọng. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bắt tay với các nhà độc tài và tránh né [giải quyết] những hành vi ngược đãi nhân quyền tồi tệ nhất trong thời đại chúng ta”.

Ông Pompeo đặc biệt nhấn mạnh đến các vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chỉ đích danh các quốc gia Nicaragua, Venezuela, Zimbabwe, Iran, Nga, Myanmar và Bắc Triều Tiên. Ông cũng chỉ trích “các phương tiện truyền thông vô cảm”,“hiếm khi xem xét tới những hành vi bất minh của các tổ chức trên”. Ông đặc biệt nhắc tới tờ The New York Times đã từ chối cho phát hành bản báo cáo này trên trang khổ rộng.

Trong những tuần trước khi Ủy ban Quyền Tự nhiên công bố bản báo cáo, Hoa Kỳ đã thực hiện các bước quan trọng để chống lại sự vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Bộ Ngoại giao đã đưa ra một thông báo cảnh báo tới các công ty Hoa Kỳ về việc giao thương với tỉnh Tân Cương, nơi ngập tràn tệ nạn nô lệ lao động. Bộ này cũng ban hành các hạn chế về thị thực tập trung vào các quan chức ĐCSTQ, những người đã tham gia vào cuộc đàn áp của chính quyền Bắc Kinh với các công dân Hong Kong và làm suy yếu quyền tự chủ của họ.

Ủy ban kết luận, và ông Pompeo cũng đồng tình rằng, Hoa Kỳ phải nêu gương trong các vấn đề đối nội để tạo tác dụng đòn bẩy trong chính sách đối ngoại. Các cuộc biểu tình và bạo loạn gần đây vì cái chết của George Floyd đã khiến các chế độ độc tài thừa cơ lên tiếng chỉ trích, cho rằng Hoa Kỳ không thể tạo áp lực ép các quốc gia khác phải bảo vệ nhân quyền, trong khi Hoa Kỳ bị cáo buộc thất bại vì cùng một vấn đề tại quê nhà.

Ủy ban và Pompeo thẳng thừng phủ nhận cách so sánh này.

“Giống như Liên Xô đã làm vào năm 1948, Trung Quốc, Iran và Nga đã nhanh chóng buộc tội rằng những thất bại trong nước ở nước ta đã phá hủy vị thế bảo vệ nhân quyền phổ quát ngày nay [của chúng ta]”, báo cáo cho biết.

Ủy ban Quyền tự nhiên nhấn mạnh: “Tuy nhiên, không thể có sự tương đồng về mặt đạo đức giữa các quốc gia tôn trọng quyền mà không đạt được tiến bộ về lý tưởng của họ, với các quốc gia thường xuyên chà đạp lên công dân của họ”.

Du Miên
Theo The Epoch Times

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phải bảo vệ nhân quyền