Chính sách về Trung Quốc của ông Biden vẫn 'cùng kiểu hùng biện trống rỗng'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một chuyên gia về chính sách đối ngoại, cách tiếp cận của chính quyền ông Biden đối với Trung Quốc như được nêu rõ trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Antony Blinken vào ngày 3/3 chỉ nặng về tính khoa trương nhưng lại nhẹ về thực chất.

Ông Blinken gọi Trung Quốc là “thử thách địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 21", đồng thời nói rằng mối quan hệ của Hoa Kỳ với Bắc Kinh sẽ mang tính "cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và bất lợi khi phải có”.

Tân ngoại trưởng Mỹ cũng nói thêm rằng: “Mẫu số chung là sự cần thiết phải phối hợp với Trung Quốc từ một thế mạnh".

Trao đổi với The Epoch Times, ông James Jay Carafano đánh giá, bài phát biểu này “giống như một kiểu hùng biện trống rỗng cũ kỹ”. Hiện ông Carafano là phó chủ tịch phụ trách các nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Tổ chức Think tank Heritage có trụ sở tại Washington.

Ông đặc biệt chỉ trích lời kêu gọi hợp tác của với chế độ Trung Quốc của ông Blinken về một số vấn đề.

Vị chủ tịch đặt câu hỏi: "Tất cả các vấn đề tối quan trọng mà chúng ta có với Trung Quốc, chúng ta đang ở hai phía đối lập với tất cả [vấn đề trong số] chúng. Vậy chúng tôi sẽ hợp tác ở đâu?".

Ông nói thêm rằng, khái niệm hợp tác có chọn lọc với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một “cấu trúc thất bại kéo dài hàng thập kỷ”.

Chủ tịch Carafano lập luận: "Theo nghĩa đen, giống như [ca sĩ] Paul McCartney nói rằng chúng tôi sẽ đưa ban nhạc trở lại với nhau và sau đó ai đó nói: 'Paul, bạn biết rằng 2 trong số các thành viên đã chết đúng không'".

Trong nhiều thập kỷ, chính quyền Hoa Kỳ đã hợp tác với chế độ Trung Quốc với hy vọng rằng, các liên kết thương mại và đầu tư lớn hơn sẽ giúp thúc đẩy nền dân chủ ở nước này. Chính quyền cựu Tổng thống Trump đã công nhận đây là một khái niệm thất bại, và đã viết lại cách tiếp cận của Hoa Kỳ để tập trung vào việc đối đầu với chế độ độc tài này, trước những mối đe dọa mà nó gây ra đối với an ninh quốc gia, sự thịnh vượng kinh tế và tự do của Mỹ.

Lời nói của ông Blinken về việc hợp tác với Trung Quốc đã được nhắc lại trong hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời do chính quyền ông Biden ban hành hôm 3/3.

Hướng dẫn nêu rõ: "Chúng tôi sẽ hoan nghênh sự hợp tác của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề như biến đổi khí hậu, an ninh y tế toàn cầu, kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí tại những nơi vận mệnh quốc gia chúng ta gắn bó chặt chẽ với nhau".

Tác giả cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” là ông Gordon Chang nói với The Epoch Times vào tháng trước rằng, Hoa Kỳ sẽ không thể hợp tác với chế độ này do những điều kiện mà nó áp đặt.

"[ĐCSTQ] đã rất rõ ràng. Họ nói rằng nếu bạn không hợp tác với chúng tôi về mọi thứ, chúng tôi sẽ không hợp tác về bất cứ điều gì", tác giả Chang cho biết.

Các nhà phê bình lập luận, cho đến nay chính quyền ông Biden hầu hết đã công bố các chính sách mang lại lợi ích cho Bắc Kinh. Những chính sách này bao gồm việc tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris, tái tham gia vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ), tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hủy bỏ các quy tắc thời ông Trump liên quan đến Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ.

Chủ tịch Carafano nhận xét, tổng thể bài phát biểu của ông Blinken không hề truyền đạt bất kỳ một chiến lược mạch lạc nào.

Ông nói: "Đánh giá của tôi là: Những người này đến đây mà không có kế hoạch. Họ không có kế hoạch cho Trung Quốc. Họ không có kế hoạch cho Trung Đông. Họ không có kế hoạch cho Nga".

Vị chủ tịch kết luận: "Chúng tôi không thấy chính sách rõ ràng về cách [họ] đối phó với sự cạnh tranh quyền lực lớn của thế kỷ 21".

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Chính sách về Trung Quốc của ông Biden vẫn 'cùng kiểu hùng biện trống rỗng'