Chuyên gia: Các Viện Khổng Tử đáng ra đã phải được đóng cửa từ lâu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các trường đại học tại Úc có thể phải đối mặt với việc sớm chấm dứt các mối quan hệ đối tác với Viện Khổng Tử, sau khi các thỏa thuận Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường - BRI của bang Victoria bị hủy bỏ do được thực thi theo quyền phủ quyết vừa mới ban hành.

Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne - người đã quyết định hủy bỏ các thỏa thuận BRI, vừa đưa ra lời kêu gọi chấm dứt các thỏa thuận khác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, điển hình như hợp đồng thuê cảng Darwin trong 99 năm của một công ty quốc danh Trung Quốc và các Viện Khổng Tử tại 13 trường đại học của Úc.

Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) cho biết; ít nhất một viện sẽ phải đóng cửa trong năm nay, áp lực tài chính và ngân sách sụt giảm do COVID-19 đã buộc họ phải ngừng hỗ trợ một số lượng khá lớn các hoạt động và dự án.

Người đại diện của trường RMIT đã nói với The Epoch Times rằng:“ Vào tháng 8 năm ngoái, chúng tôi đã đưa ra quyết định ngừng các hoạt động tại Viện Khổng Tử Y học Trung Quốc do ảnh hưởng tài chính từ dịch COVID-19 ”.

Phó Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Tập Cận Bình công bố tấm bảng tại lễ khai trương Viện Khổng Tử Y học Trung Quốc đầu tiên của Úc tại Đại học RMIT ở Melbourne vào ngày 20 tháng 6 năm 2010. (William West / AFP qua Getty Images)
Phó Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Tập Cận Bình công bố tấm bảng tại lễ khai trương Viện Khổng Tử Y học Trung Quốc đầu tiên của Úc tại Đại học RMIT ở Melbourne vào ngày 20 tháng 6 năm 2010. (William West / AFP qua Getty Images)

Đạo luật Quan hệ Đối ngoại cho phép Bộ trưởng Payne có quyền chấm dứt các thỏa thuận BRI, hơn một nghìn thỏa thuận giữa các cơ quan hành chính nước ngoài với chính quyền địa phương, tiểu bang và vùng lãnh thổ, cũng như các trường đại học công đã được xem xét.

Các trường đại học phải trình lên các hợp đồng đã ký kết với Viện Khổng Tử để được xem xét trước ngày 10/6. Đại học Sydney, Đại học Queensland, Đại học Western Australia và Đại học Victoria đã trình các bản sao hợp đồng của họ.

Chương trình nghị sự chính trị của các Viện Khổng Tử

Mục đích chính của các trung tâm này là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ra toàn thế giới. Tuy nhiên, Giám đốc Viện Các vấn đề Công (IPA) Bella d’Abrera cho biết; sứ mệnh không chính thức của họ là thúc đẩy một “cái nhìn phi thường về xã hội Trung Quốc” và đảm bảo thế giới ủng hộ “luận điệu của Bắc Kinh”.

Giám đốc Điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc Peter Jennings tin rằng các hợp đồng của Viện Khổng Tử “chắc chắn" phải nằm trong danh sách các thỏa thuận có thể bị hủy bỏ của chính phủ.

“Để duy trì nguồn tài trợ từ các Viện Khổng Tử, các trường đại học phải chấp nhận việc các khóa học về lịch sử Trung Quốc hoặc các mối quan hệ quốc tế không thể thảo luận về Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông, việc sáp nhập bất hợp pháp Biển Đông, nhân quyền và các chủ đề khác gây bực dọc cho Bắc Kinh”, ông Jennings viết.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Rick Scott hoan nghênh việc hủy bỏ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ở Úc.

Ông nói: “Các viện này đáng ra đã phải đóng cửa từ lâu rồi".

Cựu Nghị sĩ Hồng Kông Ted Hui tin rằng các Viện Khổng Tử nên đóng cửa vì chúng là một phần trong chiến lược Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ và rất thiếu minh bạch trong các hoạt động.

Một cựu nghị sĩ thuộc phe đối lập ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông Ted Hui (R), cùng với chính trị gia ủng hộ dân chủ kỳ cựu Albert Ho (L), nói chuyện với giới truyền thông khi ông rời Sở Cảnh sát Tây ở Hồng Kông vào ngày 18 tháng 11 năm 2020. (Ảnh của Anthony Wallace / AFP qua Getty Images)
Một cựu nghị sĩ thuộc phe đối lập ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông Ted Hui (R), cùng với chính trị gia ủng hộ dân chủ kỳ cựu Albert Ho (L), nói chuyện với giới truyền thông khi ông rời Sở Cảnh sát Tây ở Hồng Kông vào ngày 18 tháng 11 năm 2020. (Ảnh của Anthony Wallace / AFP qua Getty Images)

"Tôi không nghĩ rằng các viện này đơn thuần chỉ đang giảng dạy các lý tưởng, nguyên lý và kiến ​​thức của Khổng Tử", ông Hui nói với The Epoch Times. "Tôi xem đây là sự xâm nhập vào nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới."

Ông Hui cho biết chúng gây ra mối đe dọa cho nhiều quốc gia, bao gồm cả Úc vì tổ chức này có thể đang thực hiện các công việc khác như tham gia vào các cấp cộng đồng lớn nhỏ để thu thập thông tin hoặc truyền bá thông điệp.

Do đó, ông cho rằng cần phải xem xét kỹ lưỡng cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của họ, và liệu có một chương trình nghị sự chính trị đằng sau việc tham gia vào cộng đồng của các tổ chức này hay không.

“Theo những gì tôi hiểu, đó là cách thức vận hành chiến lược Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ. Bản thân chúng là các tổ chức chính trị”, ông Hui nói. “Tôi không dám cam đoan 100% rằng tất cả chúng đều hoạt động theo chương trình nghị sự chính trị, nhưng nói chung, những tổ chức như vậy, bản chất của chúng là chính trị chứ không phải học thuật.”

“Tôi tin rằng cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi có thể thực hiện nhiều hành động hơn [trong ngắn hạn], nhưng về lâu dài, tôi tin rằng chúng nên được dẹp bỏ. Chúng không nên được tiếp tục hoạt động nữa".

Thượng nghị sĩ Marise Payne tại Ủy ban Pháp chế Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại tại Tòa nhà Quốc hội vào ngày 24 tháng 3 năm 2021, ở Canberra, Australia. (Ảnh của Sam Mooy / Getty Images)
Thượng nghị sĩ Marise Payne tại Ủy ban Pháp chế Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại tại Tòa nhà Quốc hội vào ngày 24 tháng 3 năm 2021, ở Canberra, Australia. (Ảnh của Sam Mooy / Getty Images)

Phát ngôn viên của Bộ trưởng Marise Payne nói với The Age rằng; quyết định hủy bỏ các thỏa thuận của Viện Khổng Tử sẽ được dựa trên “từng trường hợp cụ thể”.

Người phát ngôn cho biết: “Các trường đại học được yêu cầu báo cáo tất cả các thỏa thuận hiện có với các chính phủ nước ngoài nằm trong phạm vi của kế hoạch, bao gồm cả những nơi liên quan đến các Viện Khổng Tử.

Tuy nhiên, Phó giáo sư Babones tại Đại học Sydney Salvatore tin rằng chính phủ không nên đóng cửa các viện này. Đúng hơn là các trường đại học phải dẹp bỏ chúng.

“Chúng nên được đóng cửa bởi vì không còn một chút đạo đức nào khi các trường đại học tiếp tục kinh doanh với một chính phủ đã sa vào chủ nghĩa toàn trị và, theo nhiều định nghĩa, đó là tội ác diệt chủng,” ông Babones viết trên The Age. “Nói tóm lại, họ nên dành một chút thời gian để suy ngẫm về các giá trị thực sự của mình và nỗ lực hết sức để hành động theo những giá trị đó trong việc quản lý các mối quan hệ của họ với Trung Quốc”.

Khải Anh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Các Viện Khổng Tử đáng ra đã phải được đóng cửa từ lâu