Chuyên gia: Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ ăn tuabin gió tái chế theo đúng nghĩa đen!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong một khám phá khoa học mới, có vẻ như nhân loại tiến bộ và hiện đại có thể thực hiện câu ngạn ngữ “Giết hai con chim bằng một viên đá”: giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực và lượng rác thải khổng lồ do năng lượng “xanh” tạo ra bằng cách chuyển các cánh tuabin gió thành thức ăn, chẳng hạn như kẹo chipchip, hay còn gọi là kẹo gummy bears, loại kẹo dẻo hình có nhiều con động vật đủ sắc màu.

Trong một khám phá khoa học mới, có vẻ như nhân loại tiến bộ và hiện đại có thể thực hiện câu ngạn ngữ “Giết hai con chim bằng một viên đá”: giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực và lượng rác thải khổng lồ do năng lượng “xanh” tạo ra bằng cách chuyển các cánh tuabin gió thành thức ăn, chẳng hạn như kẹo chipchip, hay còn gọi là kẹo gummy bears, loại kẹo dẻo hình có nhiều con động vật đủ sắc màu.

Công nghệ này đã được công bố trong một bài báo gần đây do các nhà nghiên cứu của Đại học Bang Michigan đăng trên ResearchGate , họ phát hiện ra rằng có thể tạo ra các polyme mới từ một chất được tạo ra bằng quá trình lên men carbohydrate của vi khuẩn.

Chất này được gọi là axit poly (lactic), viết tắt là PLA, và được hình thành bằng cách sử dụng một phiên bản thiết kế của dòng vi khuẩn Lactobacillus .

Bài báo nói rằng ngô là một nguồn carbohydrate hữu ích và rẻ tiền để vi khuẩn xử lý, ước tính rằng, bằng cách sử dụng công nghệ lên men tiên tiến, một pound (gần tương đương với 0.5kg) axit lactic có thể được tạo ra với giá chỉ 25 xu.

Báo cáo ngày 24/08 của Fox2 mô tả chất này là "đủ bền để xây dựng một tuabin gió, nhưng cũng có khả năng được tái chế thành nhiều lựa chọn khác, từ tã lót và bồn rửa cho đến vỏ điện thoại di động và mặt bàn".

Tờ báo này dẫn lời Giáo sư kỹ thuật hóa học John Dorgan nói: “Bạn có thể lấy nó, cắt nhỏ hoặc thêm nhiều polyme để làm vỏ máy tính hoặc các mặt hàng tiêu dùng khác nhau như loa, máy xay sinh tố hoặc kẹp chip chip”.

Ông Dorgan nói thêm trong một tuyên bố rằng, điều đặc biệt lưu ý là ứng dụng công nghệ được sử dụng làm vật liệu cơ bản cho tuabin gió. "Các cánh tuabin gió lớn hơn sẽ hiệu quả hơn, vì vậy các công ty tiếp tục sản xuất những sản phẩm ngày càng lớn hơn. Thông thường, các trang trại gió sẽ thực sự thay thế các cánh tuabin trước khi hết tuổi thọ vì các trang trại có thể tạo ra nhiều điện hơn với các cánh quạt lớn hơn”, ông cho biết.

Chủ đề thực sự đặc biệt thích hợp. Vào tháng 6, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Úc ước tính rằng vào năm 2050, 40 triệu tấn cánh tua bin gió sẽ bị xuống cấp, thường có kích thước bằng cánh máy bay hoặc bằng một nửa kích thước của một sân bóng đá, sẽ được đưa đến các bãi chôn lấp trên toàn cầu vì việc tái chế cực kỳ tốn kém và tạo ra quá ít vật liệu có thể sử dụng được.

Giáo sư Peter Majewski nói trong một thông cáo báo chí của trường Đại học: “Các tính năng tương tự làm cho những cánh quạt này tiết kiệm chi phí và đáng tin cậy để sử dụng trong tuabin gió thương mại lại khiến chúng rất khó tái chế theo cách tiết kiệm chi phí”.

Cánh tuabin gió có tuổi thọ của ô tô trung bình khoảng 10 đến 20 năm.

Đối với chất PLA được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu MSU, bài báo giải thích rằng phân tử này có thể được chuyển đổi trở lại thành axit lactic, chất này tự nhiên xuất hiện trong cơ thể con người, bằng cách sử dụng thủy phân hoặc phân giải rượu.

Theo như ông Dorgan được The Guardian dẫn lời giải thích, “Một nguyên tử carbon có nguồn gốc từ thực vật, như ngô hoặc cỏ, không khác gì một nguyên tử carbon đến từ nhiên liệu hóa thạch. Tất cả đều là một phần của chu trình carbon toàn cầu và chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi có thể chuyển từ sinh khối trên đồng ruộng sang vật liệu nhựa bền và quay trở lại thực phẩm”.

Trong một cuộc phỏng vấn trên podcast vào ngày 23/08 với Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, ông Dorgan tiết lộ rằng ý tưởng này hoạt động trong phòng thí nghiệm, cho thấy những bức ảnh về những viên kẹp chip chip mà ông đã tạo ra trong quá trình này và sau đó tự ăn thử.

[embed][/embed]

Ông ấy nói thêm với The Guardian rằng, “Cái hay của hệ thống nhựa thông của chúng tôi là vào cuối chu kỳ sử dụng của nó, chúng tôi có thể hòa tan nó và giải phóng nó khỏi bất kỳ ma trận nào trong đó để nó có thể được sử dụng lặp đi lặp lại trong vô hạn vòng tuần hoàn. Đó là mục tiêu của nền kinh tế vòng tròn”.

Vào năm 2020, ông Dorgan và MSU (là viết tắt của Michigan State University, Trường Đại học bang Michigan Mỹ) đã nhận được khoản tài trợ 2 triệu USD từ Quỹ Khoa học Quốc gia để nghiên cứu các cách để “nâng cao khả năng tái chế” cho các mặt hàng như “đồ nhựa thường được xử lý như túi đựng hàng tạp hóa thành những mục đích sử dụng cao hơn”, một thông báo của MSU có tiêu đề "Tái sinh nhựa".

“Cụ thể, nhóm đang nhắm mục tiêu polyethylene, một loại nhựa được sử dụng rộng rãi, được tìm thấy trong các túi hàng tạp hóa dùng một lần chẳng hạn. Mục tiêu của dự án là phá vỡ polyethylene, sau đó phục hồi hóa học nó như một vật liệu có giá trị hơn, chẳng hạn như nylon được sử dụng trong thảm, đồ thể thao và thậm chí cả các bộ phận ô tô”, bài báo giải thích.

Minh Đăng

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ ăn tuabin gió tái chế theo đúng nghĩa đen!