Chuyên gia: ĐCS Trung Quốc nhăm nhe lợi dụng chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều chuyên gia đã nói với The Epoch Times rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố phát huy lợi thế của mình trước nỗ lực của các nước phương Tây nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giờ đây chiến lược của họ dường như đang thất bại.

Khoảng hơn một năm trở lại đây, ĐCSTQ đã thực hiện một loạt hành động khiến nhiều nước hy vọng rằng chế độ này đã cải thiện vấn đề khí hậu.

Tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm ngoái, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã phát biểu rằng quốc gia với 1,4 tỷ dân này vốn chịu trách nhiệm cho khoảng 1/3 lượng khí thải carbon trên toàn thế giới và đang gia tăng sẽ trung hòa carbon vào năm 2060, chỉ 10 năm sau thời hạn mà các quốc gia phát triển khác hướng tới. Chính quyền này cho hay rằng Trung Quốc đã tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo lên 120 triệu kilowatt vào năm 2020 và có kế hoạch tăng gấp 10 lần vào năm 2030. Gần đây, ĐCSTQ bổ sung thêm nhiều chi tiết, chẳng hạn như cam kết 80% điện năng từ nguồn phi carbon vào năm 2060 cũng như cam kết dừng xây dựng các nhà máy điện than tại các nước khác. Các quan chức cho biết lượng khí thải carbon monoxide của quốc gia đạt mức cao nhất vào năm 2030.

Có vẻ như các nhà lãnh đạo phương Tây hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ tăng cường cam kết của họ hơn nữa. Rốt cuộc, nếu không có sự cam kết của Trung Quốc thì toàn bộ nỗ lực này sẽ không hiệu quả. Sau đó, họ thất vọng khi bản kế hoạch về khí hậu mới của ĐCSTQ đã không phản ánh sự tăng cường như vậy.

Họ đồng tình rằng đằng sau luận điệu về môi trường, chính quyền Trung Quốc đang theo đuổi nghị trình của riêng họ không có lợi cho thế giới. Bị ám ảnh bởi sự ổn định theo quy tắc riêng của mình, ĐCSTQ nhận ra rằng họ có thể hưởng lợi từ sự thúc đẩy nghị trình về biến đổi khí hậu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy họ không thể che giấu động cơ thật sự của mình nữa.

Lợi thế'

Ngay từ đầu, các nhà quan sát Trung Quốc đã thấy rõ ràng rằng Bắc Kinh sẽ cố tận dụng sự tham gia của mình vào sáng kiến về khí hậu làm đòn bẩy chính trị - khiến phương Tây dừng chỉ trích họ về bức hại nhân quyền, bành trướng địa chính trị, sai phạm thương mại.

Katie Tubb, nhà phân tích chính sách kinh tế của Quỹ Heritage bảo thủ đánh giá: “Nếu Hoa Kỳ và EU đều nỗ lực hết sức để đạt được Thỏa thuận Paris [về giảm thiểu khí thải carbon] thì Trung Quốc có lợi thế tận dụng vấn đề đó để đạt được những lợi ích ở khu vực khác.

Vấn đề này được đặt lên hàng đầu vào đầu năm nay khi John Kerry, đặc phái viên của Tổng thống Joe Biden về biến đổi khí hậu đã gạt sang một bên câu hỏi về lao động nô lệ tại Trung Quốc và cho rằng vấn đề khí hậu nên được ưu tiên trong các cam kết với ĐCSTQ.

Trao đổi với The Epoch Time, bà Tubb nói rằng đó là một thế yếu.

Có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden sẽ không thúc đẩy ĐCSTQ phát huy vai trò của họ trong việc bùng phát đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc vào năm ngoái - một điểm yếu đặc biệt của nhà nước này.

Gordon Chang, thành viên cấp cao của viện Gatestone, tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc" chỉ trích chính quyền Biden đã kích hoạt trò chơi đòn bẩy của ĐCSTQ.

Ông nói với tờ The Epoch Times: “Đó chính là mục tiêu của ĐCSTQ còn John Kerry đang thực hiện mục tiêu này và điều đó cho thấy sự ngây thơ của Kerry.”

Mặc dù vậy, Kerry không đơn độc. Một số kênh truyền thông dòng chính đã đăng những bản tin đặt ra câu hỏi liệu Hoa Kỳ nên nhượng bộ ĐCSTQ để đổi lấy hợp tác về biến đổi khí hậu hay không. Một số nhà lập pháp Đảng Dân chủ và các nhà hoạt động môi trường đã kêu gọi một sự hòa nhập thực tế với nhà nước này.

Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ cố gắng xây dựng nhận thức nghiêm túc hơn trong nỗ lực về biến đổi khí hậu thì họ lại giảm đi qua sự vắng mặt của ông Tập Cận Bình tại hội nghị khí hậu toàn cầu COP26 của Liên hợp quốc mới đây.

Biden cáo buộc ông Tập thiếu khả năng lãnh đạo không chỉ vì đã không tham dự hội nghị mà còn vì bỏ qua những cam kết mới trước đó.

Ông Chang nói: “Có một sự thất vọng lớn đối với Trung Quốc bởi vì mọi người kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn và nên làm nhiều hơn.”

“Dù trong quá khứ có lạc quan, nhưng giờ đây người ta đã nhận thức được rằng Bắc Kinh sẽ không phải là một nhân tố hữu ích.”

Tuy nhiên, dù cho trò chơi đòn bẩy có thất bại thì Trung Quốc vẫn có lợi miễn là các nước phương Tây thực hiện đúng kế hoạch.

Thị trường sôi động

Trong khi thúc đẩy nghị trình biến đổi khí hậu một phần tập trung vào những thứ như cơ sở hạ tầng linh hoạt hơn, cập nhật lưới điện và xây dựng trang trại năng lượng gió và mặt trời thì phần lớn cũng tập trung vào việc giảm mức tiêu dùng.

Để góp phần chống lại biến đổi khí hậu, các tổ chức như Liên hợp quốc và Diễn đàn Kinh tế Thế giới kêu gọi người Mỹ và châu Âu hãy “thắt lưng buộc bụng" - sử dụng ít điều hòa và lò sưởi hơn, đi lại ít hơn, sở hữu ít hơn, ăn thịt ít hơn. Mặc dù điều đó có thể cắt giảm lượng carbon nhưng cũng sẽ giảm mức tiêu dùng và đến cả tầm quan trọng chung của thị trường Hoa Kỳ và EU.

Mặt khác, ĐCSTQ đang sẵn sàng áp đặt những hạn chế như vậy do tình trạng thiếu hụt nhưng không có khả năng buộc họ phải quan tâm đến nghị trình về khí hậu. Như vậy, thị trường Trung Quốc sẽ ngày càng có tầm quan trọng tương đối, tạo cho chế độ này đòn bẩy mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp đang tìm cách tiếp cận thị trường này. Bà Katie Tubb thừa nhận.

Và đây không chỉ là khía cạnh tiêu dùng.

Bà nói, nếu quỹ đạo hiện tại của các quy định về môi trường tiếp tục quay thì nó sẽ trở thành tất cả trừ việc khoan dầu và khí đốt tự nhiên, khai thác khoáng sản quan trọng hay bán xe ô tô chạy bằng xăng.

“Hình thế kinh tế trở nên ngày càng hấp dẫn hơn khi chuyển tất cả đến một nơi như Trung Quốc. … Chúng ta tạo ra càng nhiều khó khăn tại Hoa Kỳ thì Trung Quốc càng trở nên hấp dẫn hơn khi trở thành một thị trường không chỉ bán mọi thứ mà còn tiếp tục mở rộng sản xuất.”

Ông Chang cũng đồng tình: “Nếu Biden làm theo cách của ông ấy thì Hoa Kỳ sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng tài chính và kinh tế của mình.”

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp đã học được bài học đau thương về thủ đoạn dối trá của ĐCSTQ đối với các công ty nước ngoài, bao gồm cưỡng bức chuyển giao hay đánh cắp sở hữu trí tuệ một cách công khai.

“Với việc Tập Cận Bình tấn công vào các doanh nghiệp nước ngoài, tôi không nghĩ rằng các bạn sẽ thấy được dịch chuyển đáng kể của hoạt động kinh doanh sang Trung Quốc. Ông Chang nói.

Tuy nhiên, thậm chí nếu các công ty không chuyển sang Trung Quốc một cách cụ thể thì điều đó sẽ có lợi cho ĐCSTQ nếu Hoa Kỳ làm suy yếu nền kinh tế của mình.

Thiếu sự ủng hộ của người dân

Bà Tubb cho rằng Biden đã biến nghị trình biến đổi khí hậu thành “nguyên tắc tổ chức” của chính phủ. Còn theo ông Chang, điều đó không có nghĩa là ông ấy sẽ thành công trong việc thực hiện các chính sách của mình hay thậm chí là đưa nó tiến xa hơn ông ấy có thể.

Ông Chang nói: “Hãy nhớ rằng, Biden đã bị rớt hạng về mức độ hài lòng. Tôi không biết nỗ lực khí hậu của Hoa Kỳ sẽ đi được bao xa.”

Sự tổn thất của Đảng Dân chủ gần đây tại Virginia có thể khiến họ ngập ngừng trong việc thúc đẩy nghị trình của họ. Theo ông Chang, một số thành phần trong đảng của họ trung thành cứng rắn với nghị trình này nhưng “họ không có nhiều sức hút chính trị lắm”.

Ông nói tiếp: “Ai biết được điều gì sẽ xảy ra với nghị trình của Biden tại Quốc hội?”

Ngay trước khi Đảng Cộng hòa quét qua tiểu bang Virginia, rõ ràng là Biden đã không thể khiến đảng viên Đảng Dân chủ đồng thuận, các dự luật lớn nhất của ông ấy liên tục bị bác bỏ bởi các đảng viên Dân chủ tại các tiểu bang màu tím vốn có xu hướng ôn hòa hơn tại khu vực bầu cử của họ.

Ông Chang nói: “Tôi không nghĩ rằng tâm trạng của người dân Mỹ ủng hộ cho các biện pháp về khí hậu của Biden. Mọi người đều cần không khí trong sạch nhưng không ai muốn làm điều mà Biden muốn làm.”

Mô hình khác biệt

Theo một vài cách, có vẻ như Trung Quốc ít nhất cũng một phần thành thật về mục tiêu khí hậu. Họ thật sự đã mở rộng công suất gió và năng lượng mặt trời và có vẻ như họ có kế hoạch làm được nhiều hơn. Họ đã sản xuất nhiều tấm pin năng lượng mặt trời cho thế giới và cũng có vẻ nghiêm túc về sản xuất ô tô điện.

Nhưng, theo bà Katie Tubb, sẽ là một sai lầm khi xem chiến lược là sự chân thành.

Bà lập luận rằng dấu hiệu không phải là Trung Quốc lập kế hoạch để chuyển đổi sang năng lượng tái tạo mà là họ đang cố gắng ngăn chặn tình trạng thiếu hụt năng lượng.

“Điều đó được thúc đẩy bởi nhu cầu phát triển kinh tế của họ. … Họ sẵn sàng tiếp nhận năng lượng ở bất kỳ nơi nào có thể. Ngay cả đối với những người ít lo lắng về tác động của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, năng lượng gió và mặt trời có ý nghĩa nhất định trong lưới điện nhưng chúng không có ý nghĩa trong lưới điện đa dạng.” Bà Tubb cho biết.

Năng lượng tái tạo mang lại một số lợi ích- nhiên liệu thì miễn phí - nhưng chúng cũng mang đến những khoản nợ.”

Bà thừa nhận rằng thật sự mối lo ngại chính của phương Tây về năng lượng gió và mặt trời là chúng ít thiết thực hơn, ít đáng tin cậy hơn và ít hiệu quả hơn so với khí đốt tự nhiên.

Nhưng Trung Quốc lại có tính toán khác. ĐCSTQ sẵn sàng xây dựng những thành phố ma để nâng cao GDP và việc làm. Việc xây dựng hàng loạt trang trại năng lượng mặt trời kém hiệu quả sẽ không quan trọng so với những thứ khác. Ông Chang cũng đồng ý rằng việc tích lũy năng lượng tái tạo của ĐCSTQ có thể được dùng làm một phương tiện để quảng bá, nhưng, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc thật sự có kế hoạch từ bỏ dầu, khí đốt hay than đá.

“Đi nước đôi"

Như bà Tubb đã nói, việc ĐCSTQ thiết lập thời hạn trung hòa carbon của Trung Quốc cho năm 2060 là một quyết định “chiến lược" để chờ xem việc theo đuổi ngành công nghệ xanh tiên tiến hơn sẽ diễn ra như thế nào.

ĐCSTQ có thể chỉ cần ngồi lại và quan sát phương Tây đang biến mình thành những chiếc bánh quy khi cố gắng chống lại biến đổi khí hậu. Nếu cuối cùng một chiếc ô tô điện trở nên vừa rẻ vừa thiết thực hơn một chiếc ô tô chạy bằng xăng thì Trung Quốc sẽ tạo ra nó.

Theo quan điểm của ông Chang, vở kịch của ĐCSTQ hiện đã quá rõ ràng.

Ông nói: “Mọi người không ấn tượng với những cam kết của họ. Đặc biệt bởi vì chúng ta đã thấy họ giảm giá than đá và tăng cường sử dụng than do mất điện liên tục. Tôi cho rằng điều này đã thức tình nhiều người.”

Điểm gây chia rẽ

Tuy nhiên, có một lĩnh vực mà vấn đề khí hậu đã mang lại lợi ích đáng kể cho Trung Quốc - nó đóng vai trò là một điểm phân chia chính trị ở phương Tây.

Càng nhiều người Mỹ đấu tranh với nhau về vấn đề biến đổi khí hậu thì càng ít thời gian được dành cho việc chống lại ĐCSTQ.

Bà Tubb nói: “Đó là một sai lầm chiến thuật lớn của chính quyền này khi họ biến sự ấm lên toàn cầu thành một mối đe dọa cấp bách nhất nhì mà họ đang cố gắng tuyên bố rằng họ đang tập trung vào. Bà cũng lưu ý rằng nó “làm phân tán tài nguyên, năng lượng và sự chú ý ra khỏi những gì tôi cho là còn đe dọa cấp bách hơn nhiều.”

Diệp Thanh

Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: ĐCS Trung Quốc nhăm nhe lợi dụng chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu