Chuyên gia giải thích: Tại sao số liệu về virus tại Trung Quốc không đáng tin?

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Hoa Kỳ phải cảnh báo thế giới rằng, đại dịch này vẫn còn đang nằm ngoài tầm kiểm soát, bất chấp tuyên tố của Trung Quốc rằng họ đã khống chế dịch bệnh một cách hữu hiệu"...

Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công khai bày tỏ mối lo ngại về tính đúng đắn của số liệu liên quan đến dịch virus Vũ Hán tại Trung Quốc, một giáo sư người Đài Loan đã giải thích tại sao số liệu do chính quyền Trung Quốc đưa ra lại không hề đáng tin cậy.

“Bạn không thể biết được số liệu thực tế tại Trung Quốc” - ông Trump trả lời một nhà báo khi anh này hỏi trong cuộc họp báo, rằng liệu Tổng thống có ngạc nhiên khi số ca nhiễm virus CCP (Chinese Communist Party) ở Hoa Kỳ lớn hơn con số chính thức do Trung Quốc báo cáo.

Epoch Time gọi chủng virus Corona mới gây ra căn bệnh viêm phổi Vũ Hán là virus CCP, bởi ĐCSTQ đã bưng bít sự thật cũng như khả năng khống chế dịch bệnh yếu kém, tạo điều kiện cho virus lây lan khắp Trung Quốc, rồi “vượt biên” ra toàn thế giới.

Ông Trump tuyên bố với báo giới: “Tôi chắc chắn rằng bạn không thể nói chính xác được Trung Quốc đang thử nghiệm hay không thử nghiệm cái gì... Tôi nghĩ điều đó khá khó khăn”.

Theo bản đồ cập nhật trực tuyến từ Trường Đại học Johns Hopkins, tại thời điểm viết bài này (27/03/2020), Hoa kỳ đã công bố 85.991 ca nhiễm virus, nghĩa là nhiều hơn 4.200 ca so với số liệu chính thức mà Trung Quốc công bố.

Ông Wu Se-chih, Giáo sư trợ giảng tại Trường Đại học Công nghệ Hàng hải Đài Bắc tuyên bố rằng, các quốc gia trên khắp thế giới nên nhận thức rõ ràng về việc Trung Quốc không công bố số liệu ca nhiễm thực tế, cũng như việc Trung Quốc đã không trung thực về tình hình dịch bệnh bên trong biên giới quốc gia này.

Ông Wu cũng là nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Chính Sách Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.

“Hoa Kỳ phải cảnh báo thế giới rằng, đại dịch này vẫn còn đang nằm ngoài tầm kiểm soát, bất chấp tuyên bố của Trung Quốc rằng họ đã khống chế dịch bệnh một cách hữu hiệu - nhờ vậy thế giới sẽ không đưa ra đánh giá sai lầm dựa trên những tuyên bố của Trung Quốc”, theo ông Wu cho biết.

Hơn nữa, ông cho biết mối quan hệ khăng khít giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc sẽ mang lại hậu quả nguy hiểm. “WHO đang đứng về phía Trung Quốc, họ tuyên bố rằng Trung Quốc đã thực hiện rất tốt trong cuộc chiến chống virus; nhưng trên thực tế, đại dịch đang trở nên ngày càng nghiêm trọng trên khắp toàn cầu”.

Vào ngày 12/1, WHO lặp lại công bố của Bắc Kinh rằng, không có “bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người-sang-người” của virus CCP. Tuy nhiên, tám ngày sau đó, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đã phải thừa nhận virus viêm phổi Vũ Hán có khả năng lây truyền từ người-sang-người.

Ông Wu cũng đưa ra hai ví dụ minh họa tại sao con số nhiễm bệnh tại Trung Quốc không có tính xác thực. Đầu tiên, ông chỉ ra những bộ kit xét nghiệm mà Trung Quốc cung cấp cho các nước Châu Âu đã xảy ra lỗi.

Tại Cộng hòa Séc, Thứ trưởng bộ Y tế tuyên bố tỷ lệ lỗi ở các bộ xét nghiệm của Trung Quốc là vào khoảng 20-30%, theo báo Novinky.cz đưa tin.

Tại Tây Ban Nha, nhà chức trách cho biết các bộ xét nghiệm chỉ phát hiện chính xác được 30% số ca nhiễm virus. Các thiết bị này được mua từ Công ty Bioeasy có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến ở phía nam Trung Quốc - thời báo địa phương El Pais đưa tin.

Vào thứ Sáu sau đó, công ty Trung Quốc này đã phải tuyên bố sẽ đổi những bộ kit đã gửi sang Tây Ban Nha.

Ông Wu cho biết: “Nếu những bộ xét nghiệm này có tỷ lệ sai sót cao như vậy, điều này cho thấy bộ xét nghiệm virus của Trung Quốc đã bị lỗi”.

Ông cũng chỉ ra việc các nhà kinh tế học đang tràn đầy nghi ngờ tính chân thực từ các số liệu kinh tế của Trung Quốc; bởi vậy, người dân không nên coi số liệu liên quan đến virus của ĐCSTQ là xác thực.

Ngoài ra, theo thời báo Taipei Times đưa tin, chính quyền Đài Loan đã lên kế hoạch sơ tán khoảng 440 công dân Đài Loan rời khỏi Tỉnh Hồ Bắc, trung tâm dịch viêm phổi virus Vũ Hán vào cuối tháng Hai. Ông Wu còn cho biết, nếu quả thực Trung Quốc thực hiện tốt công tác chống dịch virus, thì các công dân Đài Loan đang sống và làm việc tại Trung Quốc Đại lục sẽ không cảm thấy có nhu cầu cần trở về hòn đảo quê hương.

Trước đó, Đài Loan đã sơ tán 416 công dân nước này cùng thành viên gia đình họ rời khỏi Trung Quốc trên 2 chuyến bay vào tháng Hai và đầu tháng Ba, theo tin tức từ kênh thông tấn địa phương.

Ông Wu cũng kêu gọi thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Đài Loan trong cuộc chiến chống virus, đồng thời nhấn mạnh việc các quan chức Đài Loan đã cảnh báo sớm cho WHO về nguy cơ virus lây truyền từ người sang người - ngay từ tháng 12 năm ngoái.

Hiền Anh
- Theo The Epoch Times.

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia giải thích: Tại sao số liệu về virus tại Trung Quốc không đáng tin?