Chuyên gia: Iran và Mỹ đang diễn màn kịch vũ khí hạt nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Iran đã sở hữu vũ khí hạt nhân và có thể vận hành các đầu đạn hạt nhân cũng như các hệ thống và giao thức phân phối. Vậy tại sao các chính quyền của Hoa Kỳ hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác vẫn khăng khăng rằng Hoa Kỳ sẽ không cho phép Iran sở hữu “vũ khí hạt nhân?”.

Một phần lý do xuất phát từ niềm tin rằng, cho đến khi sự hiện diện của vũ khí hạt nhân (ở Iran hoặc bất kỳ quốc gia nào khác) được chứng minh và thừa nhận thì nó vẫn sẽ bị hạn chế bằng sức mạnh răn đe và uy tín của người sở hữu. Các khía cạnh mạnh mẽ nhất của vũ khí hạt nhân - trong thế kỷ 21 phần lớn là thể hiện hiệu quả quân sự hơn là vũ khí. Nói cách khác, nó đại biểu cho uy tín và khả năng răn đe của những người sở hữu.

Các chính quyền liên tiếp của Mỹ đã cố gắng phủ nhận rằng Triều Tiên đã sở hữu công nghệ vũ khí hạt nhân và sau đó là vũ khí hạt nhân trên thực tế, mặc dù rõ ràng ngưỡng này đã bị vượt qua từ lâu. Tạp chí Defense & Foreign Affairs đưa tin vào ngày 31/7/1994, rằng Triều Tiên đã triển khai vũ khí hạt nhân. Mãi đến ngày 9/10/2006, Chính quyền của Tổng thống George W. Bush khi đó mới buộc phải thừa nhận - vì Bình Nhưỡng đã thực hiện một vụ nổ trình diễn, điều mà Nhật Bản, Nga và các nước khác buộc phải công nhận - rằng Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ từ lâu đã biết rằng Triều Tiên đã thử nghiệm và triển khai vũ khí hạt nhân thực tế.

Triều Tiên đã chấp nhận không ít rủi ro khi công khai năng lực của mình, nhưng nó đã chứng minh những tuyên bố lặp đi lặp lại "rỗng tuếch" của Mỹ rằng “Mỹ sẽ không bao giờ cho phép Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Washington cũng lặp lại điều tương tự về khả năng hạt nhân của Iran. Mới đây vào ngày 27/6/2022, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết: “Quan điểm của Hoa Kỳ rất đơn giản và đã có từ khá lâu, đó là chúng tôi quyết tâm đảm bảo rằng Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân".

Tuy nhiên, Iran lần đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ vào năm 1991 và đã thực sự thử nghiệm - ở Triều Tiên - một loại vũ khí hạt nhân do Iran thiết kế vào năm 2007. Đến cuối năm 1991, Iran đã có tất cả (hoặc hầu như tất cả) các thành phần cần thiết để chế tạo ba vũ khí hạt nhân: bom trên không và/hoặc đầu đạn tên lửa đất đối đất (SSM). Bộ Quốc phòng & Ngoại giao Mỹ đã biết được từ các nguồn tin có độ tin cậy cao rằng, vũ khí được lắp ráp từ các bộ phận mua ở các nước cộng hòa Hồi giáo thuộc Liên Xô cũ. Những vũ khí này có thể đã được đưa vào hoạt động sớm nhất là từ tháng 2 cho đến tháng 4/1992.

Vào ngày 11/3/2009, Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (DNI), Dennis Blair, cho biết trong lời khai trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện Hoa Kỳ rằng Hoa Kỳ không thể “loại trừ việc Iran đã mua lại từ nước ngoài hoặc trong tương lai sẽ mua một vũ khí hạt nhân hoặc đủ vật liệu phân hạch để sản xuất thứ vũ khí này". Đây là lần gần nhất mà Chính phủ Mỹ xác nhận rằng Iran thực sự đã sở hữu vũ khí hạt nhân.

Vào ngày 10/12/2007, tờ Defense & Foreign Affairs đã lưu ý (trước khi Iran thử vũ khí hạt nhân của mình ở Triều Tiên) rằng, vũ khí hạt nhân ban đầu của Iran đến từ các kho dự trữ ở chợ đen của Liên Xô cũ ở Kazakhstan, và Iran sau đó đã mua thêm vũ khí hạt nhân từ Ukraine và Triều Tiên.

Đáng chú ý, khi các quan chức Mỹ tuyên bố rằng Triều Tiên không có khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân, thì xuất hiện các báo cáo từ người đào tẩu và báo cáo từ Pakistan chỉ ra rằng các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Pakistan năm 1998 bao gồm các cuộc thử nghiệm công nghệ của Triều Tiên. Sau đó, mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa các chương trình hạt nhân của Pakistan và Iran, nhưng mối liên hệ chung chính là Triều Tiên - quốc gia hợp tác chặt chẽ với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran.

Vì vậy, rõ ràng là Hoa Kỳ đã biết (nhưng không thể công khai thừa nhận) sự tồn tại của vũ khí hạt nhân Iran khi chính quyền ông Barack Obama tham gia vào các cuộc đàm phán và thỏa thuận về Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015. Hơn nữa, vào thời điểm đó, cả Triều Tiên và Iran đã cùng nhau phát triển các học thuyết và năng lực chiến đấu hạt nhân toàn diện ở mỗi quốc gia. Trong đó bao gồm một hệ thống chỉ huy và kiểm soát mạnh mẽ, cho phép mỗi quốc gia sống sót sau một cuộc tấn công trả đũa trên lãnh thổ của họ và có thể để phát động một cuộc tấn công thứ hai chống lại kẻ thù của họ.

Tua nhanh đến 2022

Các cuộc đàm phán giữa các quan chức Iran và Liên minh châu Âu (EU), nhằm phục hồi JCPOA để hạn chế sự phát triển hạt nhân của Iran, đã kết thúc bất lợi vào ngày 29/6/2022. Trên thực tế, các cuộc đàm phán này đã được công khai thừa nhận là có sự tham gia của chính phủ Mỹ, mặc dù các quan chức Iran— đặc biệt là dưới thời chính phủ theo đường lối cực đoan hiện tại của Tổng thống Ebrahim Raisi - đã miễn cưỡng gặp gỡ công khai với các quan chức Hoa Kỳ.

Các cuộc đàm phán phần lớn "bất phân thắng bại" vì Iran giờ đây hiểu rằng họ có thể chịu được áp lực của Mỹ. Các biện pháp trừng phạt khác nhau của Hoa Kỳ đối với Iran và các quan chức Iran đã khiến các giáo sĩ cầm quyền không bị tổn hại, ngay cả khi đất nước đã trở nên nghèo khó vì họ. Ngay cả một đợt biểu tình chống giáo sĩ mới ở mọi thành phố và thị trấn nông thôn của Iran trong nửa đầu năm 2022 cũng không thể lay chuyển được các giáo sĩ, trong khi chiến tranh Nga-Ukraine chỉ nhằm mục đích bảo vệ họ. Iran hiện nằm trong khối Á-Âu mới cùng với Nga và Trung Quốc.

Nước này thậm chí còn trở nên miễn nhiễm với áp lực chính trị và quân sự hơn trong hơn 43 năm qua kể từ khi Chính phủ của ông Shah sụp đổ vào năm 1979.

Vậy Iran sẽ đi về đâu, đặc biệt là với các chương trình vũ khí hạt nhân và năng lượng hạt nhân?

Thứ nhất, rõ ràng là cả các chương trình kinh tế và chiến tranh bí mật đã hạn chế khả năng của Iran trong việc đưa chương trình vũ khí hạt nhân của mình vào trạng thái hoạt động công khai.

Thứ hai, Iran có nguy cơ bị Israel tấn công nhằm chống lại mọi khả năng sở hữu năng lực về vũ khí hạt nhân. Một cuộc tấn công của Israel sẽ gây ra sự bối rối lớn cho giới lãnh đạo giáo sĩ vào thời điểm dân số Iran ngày càng sẵn sàng kéo nó xuống nếu có cơ hội.

Thứ ba, Moscow và Bắc Kinh hiện là áp lực lớn buộc Tehran không công khai chương trình hạt nhân, vì chương trình này có thể gây bất ổn cho khối Á-Âu mới bằng cách thu hút sự thù địch của cả phương Tây/Hoa Kỳ.

Thứ tư, vũ khí hạt nhân của Iran không mang lại cho nước này khả năng chiến đấu bổ sung trừ khi nước này muốn leo thang giao tranh với Israel và không có bằng chứng nào cho thấy các giáo sĩ ưu tiên ý thức hệ hơn sự sống còn. Một cuộc tấn công hạt nhân của Iran sẽ được đánh đổi bằng một cuộc phản công hạt nhân của Israel, điều này sẽ gia tăng mức độ thù hận của công chúng đối với các giáo sĩ.

Hiện tại, đòn bẩy của các giáo sĩ nằm trong tay các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ. Họ sở hữu một số vũ khí hạt nhân. Vậy thì sao?

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Tác giả Gregory Copley là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra tại Úc, ông Copley cũng là một thành viên của Order of Australia, là một doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ, và biên tập viên cho các xuất bản về quốc phòng. Các cuốn sách mới nhất của ông gồm có The New Total War of the 21st Century (Cuộc chiến toàn diện mới của Thế kỷ 21) và The Trigger of the Fear Pandemic (Kích hoạt nỗi sợ hãi đại dịch).



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Iran và Mỹ đang diễn màn kịch vũ khí hạt nhân