Chuyên gia: Mỹ nên thắt chặt quan hệ với đồng minh để đối phó Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo ông Roy Kamphausen, Chủ tịch Cục Nghiên cứu Châu Á Quốc gia, Hoa Kỳ nên thắt chặt quan hệ với các đồng minh và đối tác của mình để chống lại Trung Quốc một cách hiệu quả.

“Chúng tôi đã củng cố mối quan hệ của mình với các đồng minh và đối tác, đây thực sự là một bước cần thiết. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bị đe dọa bởi các liên minh được củng cố của Hoa Kỳ", ông Kamphausen cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài NTD, phương tiện truyền thông anh em của The Epoch Times.

Ông nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác Úc - Vương quốc Anh - Hoa Kỳ (AUKUS) sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa ba quốc gia bằng cách hệ thống hóa một số quan hệ đối tác quân sự hiện có và tạo ra những mối quan hệ mới. Ông gọi đó là một thỏa thuận lớn.

Theo thỏa thuận AUKUS, Úc sẽ mua tới 5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ sản xuất trong thập kỷ tới và chế tạo các tàu ngầm lớp AUKUS mới với công nghệ của Anh và Mỹ tại Nam Úc vào năm 2042.

“Chúng tôi đã củng cố mối quan hệ với Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản cho biết nước này sẽ tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng trong 5 năm tới", ông nói.

Ông Kamphausen cũng đề cập đến Tuyên bố Washington, trong đó vạch ra một loạt các biện pháp răn đe mở rộng của Mỹ, bao gồm cả việc triển khai các tài sản chiến lược của Mỹ - lực lượng hạt nhân - trên Bán đảo Triều Tiên.

Tuyên bố này được hai nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Hoa Kỳ ký kết ngày 26/4 nhân chuyến thăm 6 ngày của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tới Hoa Kỳ.

Chuyên gia này lưu ý: “Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận mới về tham vấn hạt nhân, đây có thể là một bước tiến tới kế hoạch hạt nhân”.

“Chắc chắn là hệ thống đó không đánh giá cao việc bị cô lập bởi những người chơi quan trọng khác trong khu vực. Do đó việc củng cố mối quan hệ của Hoa Kỳ đối với các quốc gia đó có thể dẫn đến ý nghĩa này”, ông nói thêm, đề cập đến ĐCSTQ.

Các đồng minh của Mỹ ngày càng quyết đoán

Theo ông Kamphausen, các đồng minh của Mỹ trong khu vực ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong việc đẩy lùi áp lực từ Trung Quốc.

Lấy Úc làm ví dụ, ông cho biết quốc gia Thái Bình Dương này là một ví dụ điển hình về việc chống lại áp lực của Trung Quốc.

Vào năm 2020, cựu Ngoại trưởng Marise Payne đã lên tiếng kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Điều này đã “chọc giận” ĐCSTQ, khiến chính quyền Bắc Kinh thực hiện một chiến dịch cưỡng chế kinh tế đối với thịt bò, thịt cừu, lúa mạch, hải sản, rượu, than đá, gỗ, mật ong và lúa mì của nước này.

Theo đó, cựu Ngoại trưởng Úc Marise Payne lần đầu tiên lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra độc lập nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 trong một chương trình truyền hình sáng chủ nhật vào cuối tháng 4/2020. Vài ngày sau, Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp cho rằng động thái của Canberra có thể khiến người dân Trung Quốc tẩy chay hàng hóa của nước này.

Chưa đầy 1 tháng sau, ĐCSTQ tiến hành chiến dịch trừng phạt Úc. Ngày 12/5/2020, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Úc với lý do lo ngại về vấn đề sức khỏe. 5 ngày sau (17/5/2020), Trung Quốc áp thuế với hơn 80% sản lượng lúa mạch nhập khẩu từ Úc trong khuôn khổ cuộc điều tra chống bán phá giá.

Vào ngày 13/5/2020, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham tuyên bố những hạn chế mà Trung Quốc đưa ra sẽ không làm thay đổi lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập của nước này.

Theo quan điểm của ông Kamphausen, Úc đã ưu tiên những giá trị mà nước này đại diện và các mối quan hệ đối tác của họ đối với các nền dân chủ khác.

Ông cũng nói rằng Nhật Bản đã mạnh mẽ chống lại áp lực của Trung Quốc.

Hồi tháng 1, Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura kêu gọi các nước G7 đoàn kết chống lại sức ép kinh tế của Trung Quốc.

Ông Nishimura ở Washington nhận định, những động thái gần đây của Trung Quốc, chẳng hạn như cấm nhập khẩu dứa Đài Loan và rượu vang Úc, đã gây ra "mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" cho các nền kinh tế trên toàn cầu.

"Chúng tôi mong đợi rằng các phản ứng hiệu quả đối với sự ép buộc kinh tế sẽ là một chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay”.

Căng thẳng gia tăng

Ông Kamphausen nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chứng kiến căng thẳng gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh Hải quân Hoa Kỳ tích cực tuần tra ở Biển Đông với thế cân bằng. Động thái này của Mỹ được cho là nhằm đẩy lùi và không cho phép Trung Quốc “thay đổi hiện trạng” bằng việc Hoa Kỳ “khoanh tay đứng nhìn”.

Trong khi đó, ông lập luận rằng ĐCSTQ không coi trọng và tuân thủ luật pháp cũng như công ước quốc tế; thậm chí ĐCSTQ có thể coi các hành động của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương phù hợp với luật pháp quốc tế là hành vi “gây áp lực” đối với họ.

Theo ông, sự đối đầu về ý thức hệ giữa chế độ dân chủ và hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng dẫn đến sự leo thang căng thẳng giữa hai cường quốc.

Ông Kamphausen cũng kêu gọi Hoa Kỳ và các đồng minh của họ hãy chủ động và đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, khi mà “nước này chơi trò chơi quyền lực và tận dụng sức mạnh của mình, đặc biệt là chống lại các nước yếu hơn”.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Mỹ nên thắt chặt quan hệ với đồng minh để đối phó Trung Quốc