Chuyên gia: Mỹ thiếu 'ý chí chính trị' và 'sự nghiêm túc' trong cuộc đối đầu với Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang theo đuổi các chính sách khiến họ có nguy cơ nổ ra xung đột. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, Hoa Kỳ hiện đang thiếu 'ý chí chính trị' và 'sự nghiêm túc' trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Đó là ý kiến đồng thuận trong cuộc thảo luận ngày 7/9 do Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute - AEI), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, tổ chức, nhằm tìm cách xem xét “xung đột sắp tới với Trung Quốc”.

Ông Michael Beckley, một thành viên cấp cao tại AEI, cho biết: “Khi mọi thứ trở nên khó khăn, các cường quốc cần phải có những hành động mang tính chất quyết định". "Và những điều đó đôi khi đưa họ vào cuộc xung đột lớn hơn với các cường quốc khác".

Ông Beckley cho biết về phương diện này, Trung Quốc đang hành xử phù hợp với những điều mà bất kỳ quốc gia nào đang ở vị thế kinh tế và chính trị tương tự. Các cường quốc đang lên thường phải đối mặt với khủng hoảng, trong đó họ có thể hoặc mạo hiểm hành động, hoặc sẽ phải đối mặt với sự tàn lụi.

Ông nói: “Chúng ta đã thấy trong lịch sử, khi các cường quốc đang trỗi dậy đối mặt với những sóng gió như thế này, họ có hai lựa chọn".

“Một là họ có thể ngồi lại và không làm gì cả, cho phép bình thường mới của sự phát triển chậm hơn và bị bao vây tự phát. Hai là họ có thể thực hiện các hành động quyết định để cố gắng trẻ hóa nền kinh tế của mình, đánh bại các đối thủ và nỗ lực hoàn thành các mục tiêu quốc gia dài hạn trước khi quá muộn”.

Gây gián đoạn ông Tập

Ông Hal Brands, một thành viên cấp cao tại AEI, cho biết vô số cuộc khủng hoảng trong quan hệ Trung - Mỹ thường được đem ra so sánh với khái niệm “Bẫy Thucydides”, một vòng xoáy căng thẳng giữa một cường quốc đang lên (rising power) với một cường quốc hiện hữu (existing power) dẫn đến bùng nổ chiến tranh.

"Bẫy Thucydides" là một khái niệm mang hàm nghĩa rằng, chiến tranh là xu hướng tự nhiên khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe doạ thay thế trung tâm quyền lực cũ.

Tuy nhiên, ông Brands đã bác bỏ khái niệm như là một “huyền thoại” này và cho biết, việc chậm tiến độ chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi.

Ông Hal Brands cho biết Trung Quốc đang muốn “sắp xếp lại hệ thống quốc tế”. Trong quá trình đó, “họ trở nên hung hăng và thất thường nhất”.

“Những gì chúng ta thường thấy là các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại (revisionist powers), những quốc gia muốn sắp xếp lại hệ thống quốc tế, họ trở nên hung hăng và thất thường nhất, do đó dễ gặp rủi ro nhất không phải khi họ nghĩ rằng họ đang tự tin vươn lên, mà là khi họ lo lắng rằng quyền lực của họ đã lên đến đỉnh điểm rồi bắt đầu suy giảm".

Ông Brands cho rằng giới lãnh đạo Mỹ cần phải khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không dám chấp nhận rủi ro để gây ra xung đột. Một cuộc chiến giữa hai cường quốc sẽ quá thảm khốc đối với thế giới.

Ông nói: “Một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ rất thảm khốc. Nó sẽ gây ra một mức độ tàn phá kinh tế vượt xa hơn nhiều so với tác động của cuộc chiến tranh Ukraine”.

Mỹ 'Không nghiêm túc' về Trung Quốc

Tuy nhiên, theo ông Derek Scissors, một thành viên cấp cao của AEI, những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế hành vi dễ gây rủi ro của ông Tập Cận Bình có thể sẽ không đạt được thành tích như mong đợi.

"Mỹ không thể hiện được ý chí chính trị (political will) trong việc xây dựng quân đội để đối đầu với Trung Quốc", ông Scissors nói.

(Political Will là nỗ lực xác định của những người trong giới thẩm quyền chính trị nhằm đạt được các Mục tiêu kinh tế nào đó, như việc loại bỏ bất bình đẳng, nghèo đói, và thất nghiệp thông qua các cải cách cấu trúc xã hội, kinh tế và thể chế. Thiếu ý chí chính trị thường được xem là một trong các trở ngại chính của phát triển và một trong các nguyên nhân chính gây thất bại của nhiều kế hoạch phát triển).

Ông chỉ ra khoảng cách năng lực quân sự ngày càng giảm giữa hai quốc gia và việc Hoa Kỳ rõ ràng không sẵn lòng theo đuổi các biện pháp kinh tế khắc nghiệt đối với Trung Quốc là một minh chứng cho thấy ý chí đối đầu của Mỹ với Bắc Kinh ngày càng "yếu ớt".

Ngay cả trong những cuộc tranh cãi gay gắt nhất về không gian, sản xuất chất bán dẫn, các rào cản để ngăn Trung Quốc hưởng lợi từ công nghệ tiên tiến được tài trợ bởi Đạo luật CHIPS gần đây cũng không được đưa vào luật. Chỉ sau đó, vào tháng 9, các rào cản đó mới đươc Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo giới thiệu.

Cuối cùng, ông Scissors nói rằng lãnh đạo Hoa Kỳ đang “nói lớn” về việc cứng rắn với Trung Quốc, nhưng họ đã không làm được những điều cần thiết để bảo vệ chính mình và các lợi ích của Mỹ trước sự xâm phạm của Trung Quốc.

Ông Scissors nói: “Mỹ không nghiêm túc trong việc cạnh tranh với Trung Quốc. Chính sách của chúng ta là nói to và đi đúng hướng. Trung Quốc không phải đối mặt với áp lực kinh tế nghiêm trọng của Mỹ”.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Mỹ thiếu 'ý chí chính trị' và 'sự nghiêm túc' trong cuộc đối đầu với Trung Quốc