Chuyên gia: Tổng thống Trump cử Bộ trưởng Y tế tới thăm Đài Loan là 'một mũi tên trúng 4 đích'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 9/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đã bắt đầu chuyến thăm Đài Loan. Ông Azar là quan chức cấp cao nhất trong nội các Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan kể từ năm 1979. Ông sẽ có cuộc gặp mặt với Tổng thống Thái Anh Văn trong chuyến đi lần này. Một số chuyên gia đã phân tích rằng vào thời điểm Mỹ - Trung đang đẩy nhanh tiến độ cắt đứt quan hệ toàn diện, việc Tổng thống Trump cử ông Azar tới Đài Loan là sách lược “một mũi tên trúng 4 đích” và có ý nghĩa trọng đại.

Vào lúc 4h48 chiều ngày 9/8 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Azar dẫn đầu phái đoàn trên chuyên cơ C-40B của Không quân Hoa Kỳ đã đáp xuống sân bay Tùng Sơn, thành phố Đài Bắc. Chuyên cơ này được sơn màu quốc kỳ Mỹ, thể hiện nghi lễ cao của chuyến thăm.

Đón tiếp Bộ trưởng và phái đoàn tại đường băng sân bay từ phía Đài Loan có Giám đốc Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) - ông Ly Anh Kiệt (Li Yingjie), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - ông Điền Trung Quang (Tian Zhongguang), Vụ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách Bắc Mỹ - ông Từ Hữu Điển (Xu Youdian), và Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh - ông Chu Chí Hạo (Zhou Zhihao)...

Điều đáng nói là trong chuyến thăm Đài Loan lần này của ông Azar, tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ và khinh hạm Antietam tuần tra trên Biển Đông giữa Nhật Bản và Đài Loan, đã hộ tống chuyến thăm này. Mặc dù ĐCSTQ phản đối mạnh mẽ chuyến thăm của ông Azar tới Đài Loan, nhưng cuối cùng vẫn không ngăn được kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ.

Trong hành trình ba ngày, ông Azar sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) và một số bộ trưởng. Phía Hoa Kỳ tuyên bố rằng chuyến đi của ông Azar là để truyền đạt rằng phía Hoa Kỳ khẳng định thành tựu phòng chống dịch bệnh của Đài Loan, tăng cường quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Đài Loan và thúc đẩy hợp tác hai nước trong phòng chống dịch bệnh toàn cầu.

Sáng 10/8, bà Thái Anh Văn đã có cuộc hội kiến cùng ông Azar và có bài phát biểu tại Phủ tổng thống. Bà Thái cho biết bà rất hoan nghênh ông Azar đã dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan. Trong thời gian tới, Đài Loan và Hoa Kỳ sẽ chung tay đối mặt với thách thức của dịch bệnh. Chuyến thăm của Bộ trưởng Azar là một bước tiến quan trọng trong hợp tác phòng chống dịch bệnh giữa Đài Loan và Hoa Kỳ.

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự, ông Giang Phong (Jiang Feng) phân tích rằng trong bối cảnh Mỹ - Trung đang chia rẽ hoàn toàn, chuyến thăm Đài Loan của ông Azar có bốn ý nghĩa chính, phản ánh việc triển khai chiến lược "một mũi tên trúng 4 đích" của Tổng thống Trump.

Thứ nhất, Hoa Kỳ đã thông qua "Đạo luật Du lịch Đài Loan" vào năm 2018 và ông Trump đã cử các thành viên nội các đến thăm Đài Loan theo quy định của pháp luật. Đây là sự tôn trọng và thực hành luật pháp Hoa Kỳ. Hơn nữa, sau khi ĐCSTQ bày tỏ sự tức giận, Hoa Kỳ vẫn kiên quyết để Bộ trưởng Azar đến thăm Đài Loan. Hành động đầy thách thức này cho thấy Hoa Kỳ không quan tâm tới thái độ của ĐCSTQ.

Hơn nữa, chuyến thăm của ông Azar tới Đài Loan cũng mở đường cho chuyến thăm chính thức tiếp theo tới Hoa Kỳ của các quan chức cấp cao của Đài Loan và đẩy mạnh quan hệ song phương.

Thứ hai, thành tích xuất sắc của Đài Loan trong đối phó đại dịch toàn cầu lần này đã nhận được sự khen ngợi của quốc tế. Việc học hỏi kinh nghiệm chống dịch từ Đài Loan phù hợp với mong muốn của Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Nếu ĐCSTQ không phản ứng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ Mỹ - Đài. Nếu ĐCSTQ phản ứng, điều này tương đương với việc cản trở cuộc chiến chống đại dịch của Hoa Kỳ, và sẽ làm sâu sắc thêm ác cảm của người dân Mỹ đối với ĐCSTQ.

Hiện tại, hơn 70% người dân Mỹ đã có thái độ phản cảm đối với ĐCSTQ, hơn cả so với việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng trong Thế chiến II. Giờ đây, Mỹ - Trung đã bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới và đang tiến hành đối đầu toàn diện. Những ngày gần đây phía Trung Quốc liên tục tỏ ra yếu thế, yêu cầu được đối thoại với Hoa Kỳ và từ chối việc cắt đứt quan hệ. Nhưng Hoa Kỳ vẫn không lay chuyển và thể hiện quyết tâm tiêu diệt ĐCSTQ.

Thứ ba, toàn thế giới đã phải hứng chịu đại dịch hoành hành. Chính phủ Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - một tổ chức vốn đứng chung đài với ĐCSTQ. Tuy nhiên, Đài Loan, nơi có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch, luôn bị WHO chối bỏ, gạt ra ngoài dưới sự cản trở của ĐCSTQ.

Ông Giang Phong cho rằng Hoa Kỳ và Đài Loan luôn có mối quan hệ đối tác lâu dài quan trọng trong lĩnh vực y tế công cộng. Hiện tại, hai quốc gia có mong muốn cấp thiết nhất là thành lập một cơ quan y tế quốc tế mới. Hoa Kỳ hy vọng sẽ có được sự ủng hộ hết sức và là đồng minh của Đài Loan trong cơ cấu tổ chức quốc tế mới trong tương lai. Đài Loan có khả năng sẽ trở thành một trong những nước sáng lập tổ chức quốc tế không có ĐCSTQ.

Thứ tư, dịch bệnh đã cảnh tỉnh chính phủ Hoa Kỳ về sự cần thiết phải tổ chức lại chuỗi công nghiệp dược phẩm và không thể quá phụ thuộc vào ĐCSTQ. Đài Loan không chỉ có trình độ cao trong công nghệ sản xuất thiết bị y tế mà còn có nền y học mở cửa phát triển cùng khả năng tổng hợp nguyên liệu. Có thể nói Đài Loan là đối tác rất tốt để Hoa Kỳ học hỏi kinh nghiệm và hợp tác.

Ông Giang Phong cho rằng Đài Loan sẽ đóng vai trò nòng cốt trong quá trình tổ chức lại chuỗi cung ứng dược phẩm của Hoa Kỳ trong tương lai, trở thành đối tác chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ. Và đây cũng là điều khiến ĐCSTQ thấy khó chịu nhất.

Minh Thanh

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Tổng thống Trump cử Bộ trưởng Y tế tới thăm Đài Loan là 'một mũi tên trúng 4 đích'