Cỗ máy tuyên truyền trị giá 64 triệu USD của Trung Quốc tại Hoa Kỳ: Bề nổi của sức ảnh hưởng từ tảng băng trôi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo như báo cáo của Trung Tâm Chính Sách Đối Ứng - CRP, Trung Quốc đã chi gần 64 triệu đô la cho việc tuyên truyền tại Hoa Kỳ năm 2020. Con số này là từ các hồ sơ đăng ký mới của các đại lý nước ngoài thông qua Luật Đăng Ký Đại Diện Nước Ngoài, và cho thấy nó đã tăng gấp sáu lần so với 10 triệu đô la được đăng ký vào năm 2016.

Cả hai con số này đều có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, nó chủ yếu thông qua các giao dịch thương mại hàng năm giữa hai nước với giá trị khoảng 600 tỷ đô la. Cứ mỗi một đồng đô la giao dịch với Trung Quốc thì sẽ đem lại lợi ích cho một số người Mỹ. Nhiều người Mỹ trong nhóm người này tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ Hoa Kỳ theo hướng xoa dịu hơn là đối đầu với Trung Quốc.

Sự xoa dịu giúp đảm bảo dòng chảy thương mại. Sự đối đầu đe dọa dòng chảy này. Một bài toán rất đơn giản.

Các tập đoàn lớn mạnh nhất, có sức ảnh hưởng chính trị nhất và những tỷ phú giàu có nhất hầu như đều đến từ Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp lớn và các tổ chức cố vấn, học viện và các tổ chức phi lợi nhuận được các doanh nghiệp lớn này hỗ trợ hầu hết đều có xu hướng ủng hộ thương mại tự do hơn với Trung Quốc.

Một bảng quảng cáo điện tử mới được Tân Hoa xã, hãng thông tấn do chế độ Trung Quốc điều hành, cho thuê, ra mắt lần đầu tại Quảng trường Thời đại của New York vào ngày 1 tháng 8 năm 2011. Bảng hiệu LED dài 18,3m x 12,2m nằm trên tòa nhà ở số 2 Quảng trường Thời đại. (Stan Honda / AFP qua Getty Images)
Một bảng quảng cáo điện tử mới được Tân Hoa xã, hãng thông tấn do chế độ Trung Quốc điều hành, cho thuê, ra mắt lần đầu tại Quảng trường Thời đại của New York vào ngày 1 tháng 8 năm 2011. Bảng hiệu LED dài 18,3m x 12,2m nằm trên tòa nhà ở số 2 Quảng trường Thời đại. (Stan Honda / AFP qua Getty Images)

Các điều luật hiện hành của Đạo luật Đăng ký Đại Diện Nước Ngoài - FARA tuyệt đối không phù hợp để giải quyết con số 64 triệu đô la được tài trợ cho các hoạt động tuyên truyền công khai, nó thấp hơn rất nhiều so với con số 600 tỷ đô la gây ảnh hưởng chính trị thông qua thương mại. Cần phải có điều luật mới cứng rắn hơn đối với sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Chính quyền Biden nên gia tăng các mức thuế hiện hành đối với hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là những mặt hàng mang tính chiến lược như dược phẩm, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), thép và thiết bị thông tin liên lạc.

Trong trường hợp khẩn cấp, Hoa Kỳ không được để mình trở nên phụ thuộc vào một quốc gia đối thủ. Giao dịch thương mại với Canada hiện đang tốt đẹp. Giao dịch thương mại với Trung Quốc - không nên quá nhiều. Thuế quan của chính quyền Trump đối với Trung Quốc không nên được xem là con bài mặc cả để có thêm các giao dịch thương mại giữa Hoa Kỳ với con quái vật khổng lồ này.

Theo báo cáo của CRP, Trung Quốc đã chi nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác cho các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài tại Hoa Kỳ vào năm 2020. Tiếp theo là Qatar với 50 triệu đô la và Nga với 29 triệu đô la. Công ty con của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc tại Hoa Kỳ (CCTV Hoa Kỳ) đã chi hơn 50 triệu đô la. CCTV là một trong những kênh truyền thông do chính quyền Trung Quốc kiểm soát.

Vào tuần trước, Tân Hoa xã, một cơ quan tuyên truyền khác cũng do chính quyền Trung Quốc kiểm soát, đã chính thức đăng ký với FARA. Đã ba năm trôi qua sau khi Bộ Tư pháp thông báo về yêu cầu đăng ký của họ, theo Foreign Lobby Report. Có lẽ Tân Hoa xã đang chờ đợi một nhiệm kỳ tổng thống từ Đảng Dân chủ, với hy vọng rằng sẽ nhẹ nhàng hơn trong thủ tục khai báo. Tuy nhiên, Biden rõ ràng đã giữ vững lập trường của chính quyền Trump.

Hồ sơ đăng ký FARA của Tân Hoa Xã mô tả nó là "một thực thể pháp lý độc lập" là không chính xác. Theo Axios, "Trên thực tế, cơ quan truyền thông thuộc sở hữu của [chính quyền] Trung Quốc, do các quan chức cấp cao của Đảng Cộng Sản điều hành và được nhiều người coi là cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh." Tân Hoa Xã có văn phòng ở Washington, Houston, San Francisco, Los Angeles và Chicago. Hồ sơ đăng ký mới từ FARA tiết lộ rằng trụ sở chính của Tân Hoa xã ở Trung Quốc đã chi trả 8,6 triệu đô la cho các văn phòng này kể từ tháng 3/2020.

Báo cáo mới từ China Daily và Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) cho biết, không phải khoản chi tiêu mới đã thúc đẩy chi phí tuyên truyền của Trung Quốc tại Hoa Kỳ tăng gấp sáu lần. Một trong số đó là để chi trả cho các kênh truyền thông dòng chính thiên kiến của Hoa Kỳ. Vào năm 2019, China Daily đã chi 19 triệu đô la cho các phụ trang trên các tờ báo như The Washington Post, The Wall Street Journal, The New York Times, Des Moines Register, Los Angeles Times, Seattle Times, Atlanta Journal-Charter, Chicago Tribune, Houston Chronicle, Boston Globe, Foreign Policy và các quảng cáo trên Twitter.

Một nhà đầu tư lớn khác của Trung Quốc là Huawei Technologies, đã chi 3,5 triệu đô la vào năm 2020.

Huawei và 5G được chiếu sáng được trưng bày trong Diễn đàn băng thông rộng di động toàn cầu lần thứ 10 do gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei tổ chức tại Zurich vào ngày 15 tháng 10 năm 2019. (Ảnh của STEFAN WERMUTH / AFP qua Getty Images)
Huawei và 5G được chiếu sáng được trưng bày trong Diễn đàn băng thông rộng di động toàn cầu lần thứ 10 do gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei tổ chức tại Zurich vào ngày 15 tháng 10 năm 2019. (Ảnh của STEFAN WERMUTH / AFP qua Getty Images)

“Cũng như các quốc gia khác, truyền thông nhà nước Trung Quốc không ngừng chống đối Hoa Kỳ. Luật yêu cầu đăng ký theo Đạo Luật Đăng Ký Đại Diện Nước Ngoài - FARA, ban đầu được tạo ra để vạch trần hoạt động tuyên truyền của Đức Quốc xã tại Hoa Kỳ, ” theo trang Axios. "Trước khi bị bại lộ, các cơ quan truyền thông Trung Quốc này đã hoạt động trong bóng tối, không bị cản trở bởi các yêu cầu tiết lộ về cơ cấu và tài chính của họ theo điều luật của FARA".

Đạo luật FARA được thông qua vào năm 1938, đạo luật đã quá đỗi lỗi thời và phần lớn không được thực thi. Nó chủ yếu được sử dụng để đối phó với các gián điệp bị cáo buộc nhưng không bị kết án cho các tội danh nghiêm trọng hơn. Và có quá nhiều kẽ hở pháp lý. Theo như điều tra của tổ chức Dự Án do Chính Phủ Giám Sát (POGO): “Chúng tôi phát hiện ra rằng các nhà vận động hành lang nhận lợi ích từ nước ngoài thường xuyên không tuân thủ luật pháp - tình trạng này ngăn cản các phóng viên và cơ quan giám sát xem xét kỹ lưỡng các hoạt động vận động hành lang, trong khi các lợi ích từ nước ngoài đang cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ. Chúng tôi nhận thấy rằng Bộ Tư Pháp đã thực thi khá lỏng lẻo các yêu cầu của FARA. Chúng tôi thấy rằng Văn phòng Bộ Tư Pháp chịu trách nhiệm quản lý luật pháp là một mớ hỗn độn về lưu trữ dữ liệu. Và các kẽ hở luật pháp thường gây khó khăn cho chính phủ trong việc để cơ quan cảnh sát thực thi hoặc xử phạt những người vận động hành lang không tuân thủ pháp luật".

POGO đã tìm thấy "nhiều trường hợp trong đó các thành viên của các công ty vận động hành lang đã trợ giúp về mặt chính trị cho các Thành viên Quốc hội vào cùng ngày mà các công ty này thay mặt cho các thân chủ nước ngoài đang vận động hành lang cho các Thành viên Quốc hội hoặc nhân viên lập pháp của họ".

Nói cách khác, chính phủ Hoa Kỳ là một bể chứa các ảnh hưởng từ nước ngoài.

Đảng Dân Chủ kêu ca về ảnh hưởng của Nga đối với chính quyền Trump. Đảng Cộng Hòa phàn nàn về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính quyền Biden. Bất kể những tuyên bố này có thật hay không, hãy cùng thông qua một số luật được cả hai đảng ủng hộ và nhanh chóng loại bỏ cả hai hình thái ảnh hưởng này. Một nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ phải được ngăn cách hoàn toàn trước sức ảnh hưởng của đối thủ, chí ít là ở cấp bộ trưởng và thứ trưởng của chính phủ.

Bất kỳ hình thái ảnh hưởng nào cũng đều phải được loại bỏ để củng cố niềm tin vào chính phủ của chúng ta. Điều này không có gì phải tranh luận, nhưng có vẻ như các chính trị gia yêu nước của chúng ta ở Washington đang quá bận rộn để tìm kiếm những người tiếp theo để thực hiện công việc của họ một cách chính xác.

FARA thiếu năng lực điều tra và hiếm khi nỗ lực thực thi lệnh của tòa án đối với những người vi phạm. Các giấy tờ bản sao của tài liệu được lưu trữ trong văn phòng và không thể dễ dàng truy cập trực tuyến để kiểm tra công khai. Việc nộp hồ sơ rất rườm rà và tốn kém, thường phải nhờ đến luật sư để điền vào các loại giấy tờ. Việc nộp hồ sơ, cập nhật và gửi các tài liệu phụ trợ theo định kỳ của người lập hồ sơ FARA phải được tự động hóa, đơn giản hóa và có thông tin chi tiết để người dân có thể tìm kiếm thông qua trang web.

Tốt hơn hết, các hoạt động gây ảnh hưởng từ nước ngoài như vậy, đặc biệt là của các nước đối thủ như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên, về nguyên tắc nên được coi là bất hợp pháp. Các cựu nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ và các doanh nghiệp của họ không được phép làm việc với các tổ chức nước ngoài sau thời gian phục vụ cho chính phủ. Các khoản phụ thu này khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi các món lợi đổi chác trong khi họ vẫn còn đương chức trong chính phủ.

Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen, cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Tom Ridge đều đã từng làm việc với các khách hàng từ Trung Quốc, hoặc làm việc cho các công ty hoặc với các cá nhân từng có khách hàng Trung Quốc. Theo quan sát của họ, Hoa Kỳ đã yếu thế hơn so với Trung Quốc.

Những nhân vật có sức ảnh hưởng khác của Hoa Kỳ đã được hưởng lợi bởi các nguồn thu nhập từ Trung Quốc sau thời gian phục vụ chính phủ là; cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Joseph Nye; cựu Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell; và cựu Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Sự vụ Danny Russel.

Vâng, Trung Quốc có thể ăn miếng trả miếng với các biện pháp cứng rắn nhằm chống lại sức ảnh hưởng từ nước ngoài bằng cách trục xuất một số doanh nghiệp và phóng viên phương Tây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đó đang khiến chúng ta phụ thuộc vào Trung Quốc và ảnh hưởng đến nền chính trị của Hoa Kỳ. Dù sao thì các phóng viên phương Tây ở Trung Quốc cũng vấp phải nhiều hạn chế, bao gồm cả việc bị đe dọa hủy visa vì đưa tin tiêu cực, và bị đe dọa bởi các giám sát viên của chính phủ nếu các phóng viên đi lạc vào các địa điểm nhạy cảm như Tây Tạng và Tân Cương. Các ràng buộc như vậy làm sai lệch các báo cáo của họ và đe dọa biến chúng thành một dạng thông tin sai lệch thông qua những ràng buộc mà nhà nước độc đoán sở tại đã tạo ra.

Cho đến khi Trung Quốc được định hình, tốt hơn hết quý vị nên phân chia rõ ràng với quốc gia này, bao gồm cả các doanh nghiệp và các kênh truyền thông của chúng ta. Hãy tiếp tục đưa tin về Trung Quốc, nhưng chỉ thực hiện điều này từ xa nếu cần thiết để loại bỏ bất kỳ yêu cầu thiên kiến nào. Hãy tiếp tục kinh doanh, nhưng hãy giao dịch với bạn hữu của chúng ta, chứ không phải với kẻ thù.

Anders Corr có bằng Cử Nhân/Thạc Sĩ khoa học chính trị của Đại học Yale (2001) và bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực chính phủ từ Đại học Harvard (2008). Ông hiện là người đứng đầu tại công ty Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Journal of Political Risk (tạm dịch: Tạp chí Rủi ro Chính trị), và đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của cuốn “The Concentration of Power” (tạm dịch: “Quyền lực tập trung”, sắp xuất bản năm 2021) và “No Trespassing” ( tạm dịch: “Không xâm phạm”), đồng thời biên tập cuốn “Great Powers, Grand Strategies” (tạm dịch: “Quyền năng vĩ đại, Chiến lược vĩ đại”).

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Khải Anh.
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cỗ máy tuyên truyền trị giá 64 triệu USD của Trung Quốc tại Hoa Kỳ: Bề nổi của sức ảnh hưởng từ tảng băng trôi