Hội đồng CPAC 2021 chỉ trích Tối cao Pháp viện và Bộ Tư pháp Mỹ vì các vụ kiện gian lận bầu cử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhà điều hành lập luận, Tối cao Pháp viện Mỹ đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình khi từ chối thụ lý các vụ kiện về bầu cử, đồng thời “phải chịu rất nhiều trách nhiệm về sự hỗn loạn xảy ra sau đó”.

Một nhóm các nhà bình luận và chuyên gia tại Hội nghị Hành động Chính trị Cánh hữu (CPAC) hàng năm đã chỉ trích Tối cao Pháp viện và Bộ Tư pháp Mỹ trên phạm vi rộng hơn, vì đã không xử lý được bằng chứng về gian lận bầu cử và các hành vi bất hợp pháp khác sau cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 tại nước này.

Hàng chục vụ kiện pháp lý đã được đưa ra sau cuộc bầu cử, và nhiều vụ vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, hầu hết những vụ mà các thẩm phán giải quyết đều là bác bỏ vì lý do thủ tục mà không xem xét tính chất của các vụ án, các tham luận viên cho biết.

Ban hội thẩm tập hợp tại hội nghị của các nhà tư tưởng cánh hữu CPAC, bao gồm luật sư Jesse Binnall - người đã tranh tụng một số vấn đề bầu cử, ông Hans Von Spakovsky - người đứng đầu Sáng kiến ​​Cải cách Luật Bầu cử (Election Law Reform Initiative) tại tổ chức cánh hữu có tên Quỹ Di sản (Heritage Foundation), nhà tài trợ của Fox News - ông Deroy Murdock, và nhà điều hành Denise Cohen từ Tổ chức Liên minh Cánh hữu Hoa Kỳ (American Conservative Union Foundation) - đơn vị tổ chức hội nghị CPAC.

Nhà điều hành Murdock nhận định, cho đến nay, Tối cao Pháp viện Mỹ vẫn từ chối xét xử bằng chứng trong các vụ kiện bầu cử. Ông khẳng định, Pháp viện này đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Ông nói: “Nhiệm vụ của họ là tham gia vào những vụ án hóc búa", kèm lập luận rằng các thẩm phán “phải chịu rất nhiều trách nhiệm về sự hỗn loạn xảy ra sau đó”.

Nhà điều hành cho biết: “Hãy tưởng tượng bạn đang xem Trận đấu thứ 7 của World Series (trận chung kết của giải đấu bóng chày Bắc Mỹ), đó là cuối trận thứ 9, các đội hòa nhau, các gôn đã đầy người và người chạy ở gôn thứ ba đang cố gắng giành lại sân nhà”. Ông mô tả, người này đang cố gắng tiến về sân nhà cùng lúc người bắt bóng đang cố gắng loại bỏ người này.

Ông tiếp tục: “Mọi người đều tự hỏi: 'Anh ấy có an toàn không?'. Mọi người đều nhìn vào trọng tài chính. Và trọng tài nói: 'Tại sao các vị lại nhìn tôi? Tôi không muốn dính líu đến [việc này]'. [Rồi] anh ta quay người và bước ra khỏi cửa, được chứ? Vậy điều gì xảy ra?… Những người hâm mộ trên khán đài bắt đầu chiến đấu với nhau và hỗn loạn xảy ra”.

Hội thảo hôm 26/2 có tiêu đề “Bảo vệ Bầu cử Phần 2: Các thủ phạm khác: Cách các thẩm phán & phương tiện truyền thông từ chối xem xét bằng chứng”.

Ông Von Spakovsky nhấn mạnh rằng trong quá khứ, các phương tiện truyền thông có thể đã mau chóng lao vào những câu chuyện về gian lận bầu cử. Họ sẽ chỉ định các nhóm phóng viên đi tìm hiểu đến tận cùng gốc rễ của vụ việc. Tuy nhiên, trong lần này, ông thấy rằng các phương tiện truyền thông đã làm ngược lại khi tìm cách công kích những người đưa ra bằng chứng.

Luật sư Binnall đã nói về việc Tòa án Tối cao tiểu bang Nevada chỉ cho nhóm của ông 2 giờ để nộp bản tóm tắt đơn kháng cáo. Tuy nhiên, trên thực tế nhiệm vụ này thường mất vài tuần, thậm chí phải là vài tháng để hoàn thành. Sau đó, khi đội ngũ luật sư đã có thể tập hợp một bản tóm tắt dài 40 trang, Tòa án Tối cao này lại chỉ mất 2 giờ để gửi lại phán quyết xử lý vụ án.

Luật sư Binnall cho biết, phán quyết này bao gồm một tuyên bố sai rằng hồ sơ kháng cáo không bao gồm các phần cụ thể trong hồ sơ tòa án mà tòa cấp dưới đã đánh dấu có sai phạm. Đây là bằng chứng cho thấy, Tòa án Tối cao đã soạn thảo phán quyết ​​của mình ngay cả trước khi đơn kháng cáo được đệ trình, với giả định rằng các luật sư sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ sau khi nhận được một thông báo ngắn hạn như vậy, ông lập luận.

Ban hội thẩm đã phản đối mạnh mẽ dự luật H.R.1 của Hạ viện. Về cơ bản, dự luật H.R.1 sẽ nới lỏng các biện pháp bầu cử liêm chính, đồng thời tập trung hóa phần lớn quyền kiểm soát các cuộc bầu cử. Ông Murdock cho rằng, theo Hiến pháp, đáng lý các cơ quan lập pháp của bang nên kiểm soát các quyền này.

Dự luật sẽ cấm các luật về việc cử tri phải cung cấp ID và đồng thời, bắt buộc đăng ký cử tri trong cùng ngày. Điều đó sẽ cho phép một người tham dự Ngày bầu cử có thể đến nhiều địa điểm bỏ phiếu, đăng ký và bỏ nhiều phiếu dưới các tên khác nhau, ông Von Spakovsky nói.

Ông gọi đó là "dự luật phản dân chủ nhất" mà ông từng thấy trong 20 năm ở Washington.

Ông Murdock nói: “Nếu điều này xảy ra, tất cả những thứ rác rưởi mà chúng ta thấy vào tháng 11 năm ngoái sẽ được đưa vào Bộ luật Hoa Kỳ". Ông kêu gọi mọi người liên hệ với các phương tiện truyền thông và các nhà lập pháp để mạnh mẽ lên tiếng phản đối về dự luật.

Hội nghị dành phần lớn nhất của chương trình cho các câu hỏi về tính liêm chính của bầu cử, mối quan tâm chính của phong trào cánh hữu sau hàng loạt các cáo buộc gian lận và các hành vi bất hợp pháp khác trong cuộc bầu cử năm 2020.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Hội đồng CPAC 2021 chỉ trích Tối cao Pháp viện và Bộ Tư pháp Mỹ vì các vụ kiện gian lận bầu cử