Cuộc bầu cử này phơi bày trọn vẹn sự lũng đoạn của giới truyền thông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cái giá phải trả ở khía cạnh xã hội và chính trị trong việc gây chia rẽ Hoa Kỳ và sự ngờ vực mà họ tạo ra vĩnh viễn là điều mà giới truyền thông và Đảng Dân chủ rõ ràng sẵn sàng phải trả giá.

Nếu có bất kỳ điều tốt đẹp nào từ cuộc bầu cử bị thao túng nghiêm trọng này, thì có lẽ điều đó là minh họa hoàn hảo cho sự hủ bại của giới truyền thông. Không giống như tham nhũng chính trị, tham nhũng truyền thông ở Mỹ là rõ ràng và công khai mà ai ai cũng có thể thấy.

Mỗi khi có các thông tin về cáo buộc gian lận mà Tổng thống Donald Trump hoặc bất kỳ ai khác đưa ra, ít nhất là các câu chuyện mà tôi từng rõ ràng thấy, thì ngay từ đầu đều bị truyền thông gắn các từ như “vô căn cứ” hoặc đơn giản là “sai sự thật”.

Việc giới truyền thông trong nhiều tuần sử dụng những tính từ này lặp đi lặp lại cho từng tuyên bố của Tổng thống khiến một người có lý trí có thể cho rằng giới truyền thông tham gia vào việc chứng minh sự vô căn cứ và sai lầm của những tuyên bố đó, chứ không phải đơn thuần là liên tục khẳng định những thông tin đó.

Sau khi thiết lập những bộ phận gọi là “đơn vị kiểm chứng thông tin”, giới truyền thông tự cho họ cái quyền được tuyên bố những lời phát biểu của Tổng thống là đúng hay sai sự thật. Rồi sau đó thông tin lại tiếp tục được truyền đi và các nền tảng truyền thông xã hội khác cũng làm điều tương tự với ông. Không quá khó hiểu khi các hãng truyền thông công nhận điều gì là sự thật khi thông tin đó phù hợp với “tường thuật” của họ hoặc là sai sự thật khi không phù hợp với họ.

Trong việc phân định thật giả thông thường cần một vị trí giống như người trọng tài để đưa ra những nhận định đúng đắn cuối cùng. Tuy nhiên, các hãng truyền thông đơn giản coi đó là quyền của họ. Việc họ làm như vậy tất nhiên không có gì là ngạc nhiên. Điều ngạc nhiên hơn nằm ở chỗ rất nhiều nhà dân chủ lại thừa nhận quyền đó cho các hãng truyền thông mà không gặp nhiều phản đối — và họ thậm chí còn tham gia chỉ trích những người ủng hộ việc dừng các phán quyết và điều tra các cáo buộc gian lận.

Một thùng phiếu tại văn phòng bầu cử Hạt Gwinnett, Lawrenceville, Georgia ngày 7/11/2020. (Ảnh Elijah Nouvelage / Getty)
Một thùng phiếu tại văn phòng bầu cử Hạt Gwinnett, Lawrenceville, Georgia ngày 7/11/2020. (Ảnh Elijah Nouvelage / Getty)

'Thuyết âm mưu'

Đây là một tiêu đề khá thú vị từ tờ Washington Post ngày 2/12: “25 cựu chủ tịch đoàn luật sư Washington D.C: Các luật sư không nên đồng lõa với sự tấn công vào nền dân chủ của ông Trump”. Nói cách khác, luật sư vốn có thể tranh biện bảo vệ cho những thân chủ là những kẻ giết người, hiếp dâm và lừa đảo mà không hề bị tổn hại đến danh tiếng thì giờ đây đang bị giảm uy tín vì đã đưa ra các cáo buộc về sự hủ bại của cuộc bầu cử trong phiên điều trần.

Chủ tịch Đoàn luật sư Washington D.C cho rằng những cáo buộc như vậy đang phá hoại nền dân chủ, nhưng họ không hiểu rằng sự phá hoại thực sự nằm ở việc chính họ đã từ chối xem xét các cáo buộc này một cách nghiêm túc.

Đối với hàng triệu người đã bỏ phiếu cho đương kim Tổng thống, bằng chứng thuyết phục nhất về gian lận bầu cử quy mô lớn là hàng loạt những tuyên bố khẳng định rằng không có bằng chứng gian lận.

Mọi người đều biết rằng có rất nhiều bằng chứng gian lận. Tất cả đều có thể là sai hoặc bịa đặt hay không thể đưa ra kết luận, nhưng không có cách nào để biết được sự thật nếu không tiến hành điều tra cẩn thận. Vậy mà, do bị giới truyền thông và Đảng dân chủ thúc ép, rất nhiều người trong ngành luật dường như không muốn làm sáng tỏ vấn đề.

Một số lượng lớn người Mỹ chắc chắn tự hỏi tại sao lại xảy ra những gian dối như vậy, trừ phi họ biết rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp và rằng việc từ chối đối mặt với bằng chứng là cách duy nhất để duy trì sự gian dối này.

Trong khi đó, thay vì tranh luận về những bằng chứng gian lận, các công ty truyền thông lại đi theo lối mòn coi đó là “thuyết âm mưu” và đánh đồng những bằng chứng đó với thuyết McCarthy hoặc thuyết của người Đức sau Thế chiến thứ nhất, vốn có ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa Đức Quốc xã.

Việc suy đoán này có thể dẫn đến đánh đồng Tổng thống Trump với Đức Quốc xã. Lý do là, nếu "thuyết âm mưu" là sai hoặc bị hiểu sai, thì việc gian lận bầu cử hẳn cũng như vậy.

Tất nhiên, các phương tiện truyền thông lẽ ra hẳn đã đề cập đến thuyết âm mưu sai trái về vụ việc “thông đồng” với Nga sau lần bầu cử trước mà họ đã dành nhiều năm để tuyên truyền, nhưng họ có thể có những lý do chính đáng để họ quên đi thuyết đó.

Không có ví dụ nào trong số những ví dụ này có thể cho chúng ta biết bất cứ điều gì về gian lận bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, việc nhiều thuyết âm mưu có thể được chứng minh là không đúng sự thật, điều đó không có nghĩa là những cáo buộc về thuyết âm mưu là sai sự thật — trừ khi bạn đưa ra giả định rõ ràng rằng không bao giờ có thuyết âm mưu nào là chuẩn xác.

BBC, New York Times, The Guardian, CNN, Washington Post, CNBC… Tất cả đều thuộc truyền thông cánh tả “chống Trump”. (Tổng hợp)
BBC, New York Times, The Guardian, CNN, Washington Post, CNBC… Tất cả đều thuộc truyền thông cánh tả “chống Trump”. (Tổng hợp)

Lòng tin của công chúng

Thay vì những nỗ lực thiếu thiện chí để bác bỏ các cáo buộc gian lận chưa từng có, tại sao Đảng Dân chủ lại không chủ động tiến hành xóa tan những nghi ngờ rộng rãi của một bộ phận công chúng rằng hệ thống bầu cử bị gian lận bằng việc ủng hộ một cuộc điều tra sâu rộng về những cáo buộc gian lận bầu cử và tạm dừng chứng nhận kết quả bầu cử cho đến khi hoàn tất mọi việc? Chẳng phải làm như vậy mới là cách duy nhất để duy trì lòng tin của công chúng vào tính trung thực của hệ thống bầu cử hay sao? Và chẳng phải chỉ có niềm tin vào sự trung thực của bầu cử mới là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của một nền dân chủ sao?

Tôi e là chúng ta phải kết luận rằng cả nền dân chủ và niềm tin của công chúng đều không phải là ưu tiên của Đảng Dân chủ. Trong suốt 4 năm qua họ dường như xem những điều trên không quan trọng bằng mục tiêu hàng đầu là lật đổ Tổng thống Trump bằng mọi cách.

Những kênh truyền thông phải biết rằng việc bêu xấu những người tin rằng cuộc bầu cử bị gian lận, vốn hiện chiếm một phần đáng kể dân số và phần lớn là những người ủng hộ Tổng thống Trump, là cách chắc chắn nhất để khiến những người này tin rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận. Kết quả là tất cả các cuộc bầu cử trong tương lai cũng có khả năng bị gian lận.

Như vậy nhiều người sẽ tự đặt hai câu hỏi mang tính quyết định: Khi cân nhắc vô số lời xin lỗi của Đảng Dân chủ về “phản kháng” một cách vô căn cứ dưới thời tổng thống Trump, từ “thành phố trú ẩn” đến phong trào Black Lives Matter và Antifa cùng rất nhiều bằng chứng về sự thù hận của họ đối với Tổng thống Trump thì liệu chúng ta có nghi ngờ rằng đảng Dân chủ sẽ gian lận bầu cử nếu như họ có cơ hội hay không?

Và có ai nghi ngờ rằng trong trường hợp họ có thể gian lận thì kết quả kiểm phiếu chính thức của ông Biden, ít nhất là trong các khu vực các thành phố lớn có thẩm quyền độc đảng do Đảng Dân chủ thống trị như Philadelphia, Detroit, Milwaukee và Atlanta, có được cho là đã vượt Hillary Clinton năm 2016 hay không?

Tất nhiên, những bằng chứng như vậy sẽ không được đưa ra trước tòa, nhưng sự thiếu vắng của một cuộc điều tra nghiêm túc dường như có thể đã đưa ra kết luận [là không có gian lận bầu cử] cho hàng triệu người Mỹ. Cái giá phải trả ở khía cạnh xã hội và chính trị trong việc gây chia rẽ Hoa Kỳ và sự ngờ vực mà họ tạo ra vĩnh viễn là điều mà giới truyền thông và Đảng Dân chủ rõ ràng sẵn sàng phải trả giá.

James Bowman là một học giả thường trú tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức. Tác giả của cuốn “Honor: A History”, ông là nhà phê bình phim cho The American Spectator và nhà phê bình truyền thông cho New Criterion.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không phản ánh quan điểm của The Epoch Times

Như Quỳnh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc bầu cử này phơi bày trọn vẹn sự lũng đoạn của giới truyền thông