Cuộc đột kích tư dinh ông Trump và sự xói mòn hệ thống tư pháp Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là đất nước vĩ đại bởi các quyền hiến định và hệ thống tư pháp của họ có truyền thống bảo vệ công dân khỏi sự can thiệp quá mức từ chính phủ. Tuy nhiên, nguyên tắc công bằng bình đẳng theo pháp luật đã bị vi phạm nghiêm trọng trong những năm gần đây.

Cuộc đột kích chưa từng có của FBI vào nhà của một cựu Tổng thống đã khiến người Mỹ lo sợ điều gì sẽ có thể xảy ra tiếp theo.

Nếu một chính trị gia đối lập tuyên bố tái tranh cử có thể bị các đặc vụ liên bang nhắm mục tiêu theo cách này, thì những công dân bình thường sẽ ra sao?

Cuộc đột kích nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra sau cuộc điều tra kéo dài nhiều năm của Bộ Tư pháp về việc ông Trump thông đồng với Nga. Cuộc điều tra đó không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh ông Trump thực hiện hành vi sai trái. Nhưng các cuộc truy vấn về nguồn gốc cuộc điều tra đã vạch trần một chiến dịch nhem nhuốc đầy thành kiến, dựa trên những lời nói dối được tạo ra bởi đối thủ chính trị của ông Trump.

Các vấn đề mà người Mỹ nhận ra từ những sự việc kể trên còn lớn hơn cả chính trị. Chúng đi đến cốt lõi của những điều nước Mỹ đại diện.

Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ các quyền cơ bản. Một hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả khiến nước Mỹ trở nên khác biệt so với các chế độ độc tài.

Cuộc đột kích tư dinh cựu Tổng thống Trump được thực hiện dựa trên những cáo buộc về cách ông Trump xử lý tài liệu chính phủ, mà ông - với tư cách Tổng thống - có thẩm quyền giải mật. Sự kiện này đã khiến nước Mỹ chia rẽ sâu sắc hơn.

Nếu mục tiêu của cuộc đột kích bị chính trị hóa này là nhằm giảm bớt sự ủng hộ đối với cựu Tổng thống, thì nó dường như đã phản tác dụng. Sau cuộc đột kích, nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên khắp xứ cờ hoa. Ngay cả những người phản đối ông Trump về mặt chính trị cũng lên án cuộc đột kích.

Trong khi đó, trước khả năng Quốc hội Mỹ sẽ tiến hành điều tra, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, những người sẽ trở thành phe đa số vào tháng 11 này, đã yêu cầu các nhà lãnh đạo FBI và Bộ Tư pháp bảo quản tốt hồ sơ liên quan đến cuộc đột kích.

Giữa cuộc tranh cãi nảy lửa, nước Mỹ lại đang phải đối mặt với những mối đe dọa to lớn từ bên ngoài. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng hoạt động để hướng tới mục tiêu tiêu diệt nước Mỹ.

Trong khi FBI, vào thời điểm này, đúng ra cần theo đuổi các vụ việc và các cuộc điều tra chống lại những đặc vụ ĐCSTQ hoạt động trên đất Mỹ, thì cơ quan này lại đang đánh mất niềm tin của hàng chục triệu người Mỹ.

Không có gì bí mật khi nói rằng ĐCSTQ luôn tìm cách xâm nhập vào tất cả các tổ chức của Mỹ trong nhiều thập kỷ với mục tiêu phá hoại nước Mỹ từ bên trong. Cuốn sách “How the Specter of Communism Is Ruling Our World”, xuất bản bởi The Epoch Times, đã mô tả rất chi tiết tình hình này.

Nước Mỹ cần phải mạnh mẽ để đối mặt với mối đe dọa từ ĐCSTQ. Để trở nên mạnh mẽ, Mỹ cần hàn gắn những chia rẽ trong nội bộ. Việc chính trị hóa hơn nữa các cơ quan liên bang sẽ mang đến tác dụng ngược lại.

Để chính trị tác động tiêu cực đến quá trình ra quyết định của cơ quan công tố là một quỹ đạo nguy hiểm cho cả nước Mỹ và thế giới.

Ánh sáng mặt trời là chất khử trùng tốt nhất - công chúng cần hiểu rõ về những gì đang diễn ra. Như một điểm khởi đầu, chính phủ nên hoàn toàn minh bạch về cuộc đột kích Mar-a-Lago. Việc công bố đầy đủ thông tin sẽ là bước đi đúng hướng, giúp hạ nhiệt nước Mỹ.

Xuân Hoa

Theo Ban biên tập The Epoch Times

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Cuộc đột kích tư dinh ông Trump và sự xói mòn hệ thống tư pháp Mỹ