Cuộc đua không gian Mỹ - Trung bất ngờ nóng lên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc chạy đua vũ trang đang không ngừng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ít có lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận khổng lồ như lĩnh vực không gian. Trong thập kỷ vừa qua, khoảng cách về tầm nhìn của Trung Quốc và Hoa Kỳ về lĩnh vực không gian đang ngày càng lớn. Do đó, các phương tiện và cách thức mà mỗi quốc gia sử dụng để thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ cũng theo đó mà phát triển.

Mô hình của vệ tinh là yếu tố then chốt đối với tất cả các lĩnh vực, từ GPS đến các giao dịch ngân hàng cho đến các hệ thống phòng thủ tên lửa. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi cả hai cường quốc đều đang đổ dồn tiền tài và tâm sức vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, điều dễ bị bỏ qua nhất trong cuộc đua này chính là cách thức mỗi quốc gia cán đích sẽ như thế nào.

Ở Trung Quốc, mô hình nhà ga đang ngày một phát triển, được thiết kế để tổ chức và chỉ đạo ngành công nghiệp vũ trụ như một bộ phận của toàn thể xã hội, đồng bộ hoá với chế độ cầm quyền nước này. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang đặt cược lớn vào các tập đoàn Mỹ, nhằm đảm bảo hòa bình nơi biên giới.

Có một điều chắc chắn, đó là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng như các ngành công nghiệp vũ trụ tương ứng của họ sẽ quyết định đến đặc điểm của quân đội và hình thức của chiến tranh giữa hai cường quốc trong nhiều thập kỷ tới.

Tuy nhiên, để hiểu được điều đó, trước tiên chúng ta cần phải hiểu cuộc đua này nói về điều gì và cách thức cạnh tranh của nó sẽ diễn ra như thế nào.

Cuộc đua không gian giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc

Cạnh tranh thương mại và quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng tốc trong nhiều năm trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia suy giảm mạnh. Có lẽ không có lĩnh vực nào mà điều này lại đúng hơn như lĩnh vực không gian, một lĩnh vực tối quan trọng đối với các công nghệ quân sự và dân sự trên thế giới.

Lầu Năm Góc hiện đang tìm cách giảm bớt sự bất định trong các hoạt động không gian ngay cả khi Trung Quốc đang phát triển vũ khí được sử dụng để chống lại các tài nguyên không gian của Mỹ. Các chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng, Trung Quốc đang xây dựng một kho vũ khí không gian toàn diện. Nhận định này gần đây đã được chứng minh bởi những bình luận của Thiếu tướng Lực lượng Vũ trụ Michael Guetlein và Bộ trưởng Không quân Frank Kendall.

Ông Guetlein nói rằng, Hoa Kỳ cần phải hành động để phát triển năng lực tự vệ trong không gian, trong khi ông Kendall nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần phát triển vũ khí không gian tấn công mới để tự vệ.

Một tên lửa SpaceX Falcon 9 cất cánh từ tổ hợp phóng 39A vào ngày 6/5/2022 tại Cape Canaveral, Florida. (Ảnh của Red Huber/Getty Images)

Một báo cáo năm 2020 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung (USCC) (pdf) cho biết, ĐCS Trung Quốc đang thực hiện một kế hoạch dài hạn nhằm đánh cắp một cách có hệ thống các công nghệ của Mỹ, với mục đích tăng tốc các chương trình quân sự ngoài không gian của nước này.

“ĐCS Trung Quốc đang thực hiện một chiến lược dài hạn nhằm khai thác công nghệ, nhân tài và nguồn vốn của Hoa Kỳ để xây dựng các chương trình quân sự không gian, cũng như thúc đẩy các lợi ích chiến lược của mình với cái giá phải trả của Hoa Kỳ", báo cáo nêu rõ.

“Việc Trung Quốc theo đuổi ưu thế không gian - với chi phí bằng không - đã làm tổn hại đến năng lực cạnh tranh về kinh tế, làm suy yếu các lợi thế quân sự và phá hoại sự ổn định chiến lược của Hoa Kỳ. Nói tóm lại, nó thể hiện một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ".

Phần lớn cuộc cạnh tranh không gian Trung-Mỹ hiện nay bắt nguồn từ một thực tế là Hoa Kỳ và Trung Quốc không còn bắt tay hợp tác phát triển về lĩnh vực không gian cũng như khám phá không gian. Kể từ khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Tu chính án Wolf vào năm 2011, NASA đã bị cấm hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực không gian.

Các chuyên gia quốc phòng và an ninh nhận định, chương trình không gian của Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự trực tiếp đối với Hoa Kỳ. Bản sửa đổi Wolf là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm cấm việc chuyển giao công nghệ không mong muốn từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat trong cuộc thử nghiệm tại sân bay vũ trụ Plesetsk, Nga, hôm 20/4. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Ý định của việc sửa đổi bề ngoài là nhằm cắt đứt ĐCS Trung Quốc khỏi các công nghệ của Hoa Kỳ, từ đó hạn chế sự phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ của nước này. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã không thành công và ĐCS Trung Quốc vẫn có thể vượt lên trên bằng cách bí mật tạo ra các hệ thống vũ trụ của riêng mình, điều mà Hoa Kỳ không có khả năng răn đe. Ví dụ như vụ thử vũ khí siêu thanh hồi năm ngoái.

Tất cả những điều này đã tạo ra nhu cầu phát triển các công nghệ vũ trụ thế hệ tiếp theo ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cho dù những công nghệ đó là tên lửa, xử lý hình ảnh, thu thập dữ liệu thời tiết, truyền thông băng thông rộng hay những thứ khác, quân đội của mỗi quốc gia đều gấp rút thu thập và sử dụng chúng trước khi quốc gia kia có được nó.

Để chắc chắn, ĐCS Trung Quốc hiện đang đi sau trong cuộc đua này. Hoa Kỳ có khoảng 2.700 vệ tinh trên quỹ đạo, trong khi Trung Quốc hiện có ít hơn 500. Tuy nhiên, phần lớn cơ sở hạ tầng vệ tinh đó đã cũ và rất dễ bị tấn công. Hệ quả là gây ra sự cố liên tục trên nhiều hệ thống.

Ông James Black, nhà phân tích cấp cao của tổ chức nghiên cứu Rand Europe, viết: “Khi một vệ tinh liên lạc của Hoa Kỳ bị hỏng vào năm 1998, không chỉ có hệ thống truyền hình và nhắn tin bị lỗi” . "Hệ thống thẻ tín dụng ngừng xử lý các khoản thanh toán, radar thời tiết bị đóng băng và các tài xế không thể tiếp nhiên liệu cho xe của họ vì các máy bơm xăng tự động ngưng".

Do đó, yếu tố thúc đẩy số một trong việc đánh giá điểm yếu hoặc điểm mạnh của các hệ thống dựa trên không gian chính là khả năng phục hồi của nó, được đo bằng kích thước của các cụm vệ tinh. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang hướng tới ngành công nghiệp vũ trụ thương mại đang phát triển để trang bị những năng lực này. Cả hai quốc gia có thể tăng số lượng các vệ tinh hoạt động càng nhanh càng tốt.

Chẳng hạn, SpaceX vận hành khoảng 2.000 vệ tinh, gấp 4 lần so với ĐCS Trung Quốc. Hơn nữa, chòm sao vệ tinh Starlink đặc trưng của nó đã chứng tỏ năng lực chống lại các cuộc tấn công quân sự của nước ngoài trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Tương tự như vậy, một công ty viễn thông nhà nước của Trung Quốc đã công bố kế hoạch đưa 10.000 vệ tinh vi mô lên quỹ đạo vào năm 2030.

Do đó, những gì các công ty này đang tạo ra và cách các chính phủ có thể tận dụng nó, là vấn đề trọng tâm của cuộc chạy đua không gian mới. Nó sẽ quyết định sự thành bại của các chiến lược quốc gia và quân sự trong những thập kỷ tới.

Tuy nhiên, các phương pháp mà Trung Quốc và Hoa Kỳ đang phát triển để tận dụng những công nghệ như vậy là rất khác nhau.

Ảnh của Epoch Times
Một tên lửa Long March 5B cất cánh từ bãi phóng Wenchang trên đảo Hải Nam phía nam Trung Quốc, hôm 5/5/2020. Một biến thể khác của tên lửa Long March đã được sử dụng để đưa tên lửa siêu thanh của Trung Quốc vào quỹ đạo vào tháng 7/2020. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

Chủ nghĩa nhà nước: Câu trả lời cho sự phát triển nhảy vọt của Trung Quốc

Ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc được quản lý bởi một loạt các tổ chức quân sự và dân sự phức tạp. Tuy nhiên, phần lớn chương trình không gian của riêng Trung Quốc được tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các lực lượng trực thuộc ĐCS Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), và đặc biệt là Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (PLASSF), có trụ sở tại Tây An, miền tây Trung Quốc.

Ngoài lĩnh vực không gian, PLASSF giám sát việc tích hợp các khả năng chiến tranh không gian mạng, chiến tranh điện tử và chiến tranh tâm lý của ĐCS Trung Quốc. Cơ quan này liên tục tìm cách tận dụng tích hợp tất cả các lĩnh vực này với nhau để theo đuổi mục tiêu chiến lược thống trị không gian của Trung Quốc.

Hai đơn vị chính của PLA trong lĩnh vực phát triển các chương trình không gian là Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) thuộc sở hữu nhà nước và Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Hai tập đoàn này từng là một thực thể duy nhất nhưng nay đã được tách ra để thúc đẩy cạnh tranh.

CASC thực hiện hầu hết các nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc và ra mắt sản phẩm ở nước ngoài cho PLA, trong khi CASIC phát triển toàn bộ tên lửa của Trung Quốc.

Trong khi đó, ngày càng có nhiều công ty vũ trụ tư nhân ở Trung Quốc. Các công ty này đang thúc đẩy phần lớn sự đổi mới trong lĩnh vực không gian của ĐCS Trung Quốc.

Tuy nhiên, những công ty tư nhân này phần lớn nhận được chỉ thị về mục tiêu phát triển từ PLA và các đơn vị liên quan như CASC và CASIC. Các đơn vị này sẽ chuyển tiền và các mục tiêu quan trọng cho các công ty tư nhân để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của ĐCS Trung Quốc.

Bằng cách này, theo một báo cáo (pdf) của Trung tâm An ninh mới của Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đồng thời tách rời khỏi sự đổi mới của công nghiệp tư nhân trong khi vẫn chỉ đạo nó. Điều này là do PLA, với tư cách là người sử dụng cuối cùng của công nghệ vũ trụ, quản lý các chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí và hệ thống không gian trong khi phối hợp với cộng đồng phòng thủ dân sự.

Một báo cáo riêng biệt của USCC (pdf) lưu ý rằng, Bắc Kinh liên tục đầu tư mức tài trợ cao với chiến lược chính trị đối với chương trình không gian. Điều này đã thúc đẩy tiến trình ổn định của họ trong việc đạt được các cột mốc quan trọng".

“Với vai trò này, Bắc Kinh mong muốn dẫn đầu sự đổi mới quốc tế liên quan đến không gian, đồng thời thăm dò và thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến để phục vụ lĩnh vực không gian của mình”.

Theo cách này, mô hình phát triển không gian của ĐCS Trung Quốc là một dạng 'chủ nghĩa nhà nước'. Trong đó sự đổi mới của các công ty tư nhân được ĐCS Trung Quốc chỉ định phải đi theo hướng nào, cũng như lực lượng lao động của họ được thay thế vì lợi ích quốc gia.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu gần một mô hình tàu SpaceX Crew Dragon tại một cuộc họp báo sau khi phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 và tàu vũ trụ Crew Dragon từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Cape Canaveral, Florida hôm 30/5/2020. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)

Hoa Kỳ, một chủ nghĩa thương mại mới

Đối với nhiều người, mô hình phát triển không gian của ĐCS Trung Quốc có thể chỉ là một phiên bản khác của quy trình mua lại truyền thống của quân đội Mỹ, trong đó bộ máy quan liêu quốc phòng đầu tư một cách hờ hững vào một số tập đoàn quốc phòng chuyên dụng cho các công nghệ tùy chỉnh.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang rời bỏ mô hình cũ, thay vào đó là theo đuổi cách tiếp cận ưu tiên thương mại để phát triển công nghệ cho các tài nguyên trong không gian của mình.

Mặc dù Hoa Kỳ có truyền thống ưa chuộng các hợp đồng dài và tốn kém đối với các dự án riêng, nhưng giờ đây họ đang thay đổi chiến lược và chọn mua các công nghệ ưu tiên thương mại bao gồm vệ tinh để phân tích, băng thông rộng, hình ảnh và thu thập dữ liệu.

Thật vậy, Lực lượng Không gian Hoa Kỳ có thể lựa chọn các công nghệ vũ trụ thương mại sẵn có và thân thiện với 'giá cả phải chăng', ngoại trừ những nhiệm vụ được gọi là “không được phép thất bại” như phòng thủ tên lửa.

Do đó, ngay cả khi ĐCS Trung Quốc dường như đang lấy một trang từ cuốn sách cũ của Hoa Kỳ trong việc tận dụng nhà nước để mua hàng từ một khu vực thương mại được định hướng, Hoa Kỳ vẫn đang ưu tiên mua các công nghệ lưỡng dụng đã phục vụ thị trường thương mại và không hoàn toàn phụ thuộc vào tài trợ của chính phủ.

Theo Chiến lược Không gian của Hoa Kỳ (pdf), Bộ Quốc phòng (DoD) “sẽ tăng cường thúc đẩy một ngành công nghiệp không gian dân dụng và thương mại trong nước đang phát triển mạnh” để đối phó với những thách thức của Trung Quốc đối với “quyền tự do hoạt động trong không gian”.

Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ coi cách tiếp cận hợp tác mua lại này là cần thiết trong thời đại công nghệ vũ trụ ngày càng phát triển và không ngừng mở rộng. Nếu chính phủ phải cấp vốn từ đầu thì các công nghệ này sẽ lỗi thời vào thời điểm chúng có thể hoạt động được.

Chiến lược cho biết: “Các hoạt động không gian thương mại đã mở rộng quy mô đáng kể cả về số lượng và tính đa dạng, dẫn đến các dạng năng lực và dịch vụ thương mại mới, tận dụng các công nghệ hàng hóa sẵn có và hạ thấp các rào cản gia nhập thị trường”.

“Những phát triển này đang góp phần vào một ngành công nghiệp vũ trụ đang phát triển được thúc đẩy bởi sự đổi mới và đầu tư của doanh nhân, công nghệ tiên tiến, giảm chi phí và tăng nhu cầu đối với các dịch vụ dựa trên không gian. DoD có cơ hội tận dụng sự đổi mới và các khoản đầu tư hiệu quả về chi phí do khu vực tư nhân thúc đẩy, mang đến cơ hội hợp tác để phát triển các khả năng thay đổi cục diện với quy trình mua lại hợp lý hơn và nhanh nhạy hơn".

Do đó, tiểu ban về chiến lược của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí vào ngày 8/6 rằng, các công nghệ thương mại sẵn có sẽ là trọng tâm trong chiến lược không gian của DoD và quân đội sẽ đóng vai trò thiết lập các tiêu chuẩn cho vệ tinh và phương tiện phóng của phương Tây, đảm bảo rằng quân đội có thể sử dụng công nghệ từ bất kỳ công ty nào mà quân đội đã mua.

Phòng thí nghiệm vũ trụ Tiangong 2 của Trung Quốc được phóng bằng tên lửa Long March-2F từ Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan ở sa mạc Gobi, thuộc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, hôm 15/9/2016. (Ảnh: AFP/Getty Images)

'Cơn sốt vàng' sản xuất trong lĩnh vực không gian

Nhu cầu chiến lược về đổi mới thương mại này có thể khiến DoD phụ thuộc nhiều hơn vào những 'bậc kỳ tài' đứng sau các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến một khả năng bùng nổ sản xuất giữa các công ty vũ trụ đang phát triển ở Hoa Kỳ, hiện đang tìm cách đưa các sản phẩm của họ đến với quân đội Hoa Kỳ.

Ông Peter Beck, Giám đốc điều hành của công ty sản xuất hàng không vũ trụ tư nhân Rocket Lab, nói rằng có một “cơn sốt vàng” thực sự giữa các công ty vũ trụ nhằm đưa tài nguyên lên quỹ đạo để có thể thu được các hợp đồng và doanh số bán hàng béo bở của chính phủ.

Ông Beck nói: “Các chính phủ đang thúc đẩy tất cả các ngành công nghiệp tư nhân đầu tư và các công nghệ tiên tiến, đồng thời tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho các quốc gia".

“Trước đây chỉ có Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) mới làm được những điều đáng kinh ngạc. Giờ đây, cả những công ty thương mại cũng có thể làm những điều đáng kinh ngạc như vậy và đó không phải là một sự kiện được đánh giá cao”.

Trong bài phát biểu trước Phòng Thương mại Hoa Kỳ, ông Beck nói rằng nỗ lực đưa công nghệ thương mại lên hàng đầu trong các sáng kiến ​​của chính phủ là dân chủ hóa không gian bằng cách cho phép các công ty giao dịch công khai dẫn đầu đổi mới nhằm cải thiện và bảo vệ quốc gia.

Hơn nữa, sáng kiến ​​này đã mang lại một số kết quả.

Trong khi các cơ quan chính phủ như NASA phải vật lộn hết lần này đến lần khác để cạnh tranh với Trung Quốc mới đặt chân đươc lên mặt Trăng và thậm chí gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí trong việc tạo ra trang phục của các phi hành, thì ngành công nghiệp tư nhân ở Hoa Kỳ đã phát triển lên một tầm cao mới.

Ví dụ, một mình Rocket Lab đang lên kế hoạch cho các sứ mệnh không người lái lên mặt Trăng, sao Hỏa và sao Kim. Và ngành công nghiệp này dự kiến ​​sẽ đạt giá trị 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Ông Beck nói, chắc chắn những bước tiến đó sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự phối hợp và tài trợ từ chính phủ, đặc biệt là từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng và NASA. Nhưng khi lựa chọn nuôi dưỡng tài năng công nghiệp hơn là phát triển từ đầu, Hoa Kỳ đã cải thiện năng lực.

Không gian trong Kỷ nguyên Công nghệ

Theo một báo cáo mới (pdf) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - một tổ chức tư vấn tập trung vào bảo mật - những nỗ lực 'cháy bỏng' nhằm tăng tốc và bảo đảm các công nghệ quân sự và dân dụng, cả trong không gian và các lĩnh vực khác, đang thúc đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc phát triển các loại công nghệ khác biệt và 'khó hiểu'.

Chính sự kết hợp của các yếu tố: khác biệt của đổi mới kỹ thuật số, hệ thống và luồng dữ liệu giữa các quốc gia phương Tây và Trung Quốc, dữ liệu thống kê tăng trưởng của ĐCS Trung Quốc và sự lãnh đạo doanh nghiệp được tiêu chuẩn hóa của Hoa Kỳ kết hợp cùng các xu hướng đã xảy ra kể từ Bản sửa đổi Wolf năm 2011, đã tạo ra hai nền công nghệ cạnh tranh rất khác nhau.

Báo cáo nêu rõ: “Sự cạnh tranh địa chính trị tổng thể giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ không khiến cho khoảng cách năng lực công nghệ suy giảm”. “Cả hai cường quốc đều coi công nghệ là một phương pháp để thúc đẩy thế giới quan của họ, đồng thời coi nỗ lực của đối phương là tập trung vào cạnh tranh an ninh quốc gia”.

Như vậy, điều cần xem xét chính là sự khác biệt giữa mô hình không gian được quy hoạch tập trung và độc quyền với mô hình không gian mở và tự do, cũng như tính chất cạnh tranh của chúng. Đó chính là cách thức cán đích trong cuộc đua không gian Mỹ - Trung.

Lam Giang



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc đua không gian Mỹ - Trung bất ngờ nóng lên