Cựu cố vấn Tổng thống Trump, Steve Bannon bị kết tội khinh thường Quốc hội

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cựu cố vấn chính quyền Tổng thống Trump, Steve Bannon đã bị đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố hôm 12/11 về hai tội khinh thường Quốc hội sau khi ông này không tuân thủ trát triệu tập phải trình diện trước Hội đồng điều tra sự kiện 06/01 của Hạ viện.

Bannon, 67 tuổi, đã bị cáo buộc (pdf) với một tội danh khinh thường liên quan đến việc ông từ chối trình diện trước Ủy ban này và một tội danh khác liên quan đến việc ông từ chối giao tài liệu cho Ủy ban. Tháng trước, Ủy ban Hạ viện này đã ban hành trát triệu tập ông trước khi Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu buộc ông vì tội khinh thường trong một cuộc bỏ phiếu mang tính đảng phái khi toàn bộ thành viên đảng Dân chủ tại Hạ Viện bỏ phiếu thuận.

Tổng chưởng lý Merrick B. Garland cho biết trong một thông cáo báo chí do Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố: “Kể từ ngày đầu tiên nhậm chức, tôi đã hứa với các nhân viên của Bộ Tư pháp rằng chúng ta sẽ cùng nhau chứng minh cho người dân Mỹ bằng lời nói và hành động rằng Bộ [Tư pháp] tuân thủ nền pháp trị, tuân theo sự thật và luật pháp, đồng thời theo đuổi công lý bình đẳng theo luật pháp. Các cáo buộc hôm nay [với ông Bannon] phản ánh cam kết kiên định của bộ đối với những nguyên tắc này.”

Theo thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, đối với mỗi tội danh khinh thường Quốc hội, ông Bannon phải đối mặt với án tù từ 30 ngày đến một năm, cũng như nộp phạt từ 100 đến 1.000 USD.

Theo Sở Nghiên cứu Quốc hội, hiếm khi các công tố viên buộc tội ai đó khinh thường Quốc hội và họ nhấn mạnh rằng một thỏa thuận thường được thương lượng để tránh bị truy tố. Vụ án khinh thường gần đây nhất là vào năm 1983 khi Bộ Tư pháp truy tố một quan chức Cơ quan Bảo vệ Môi trường, người cuối cùng được tuyên trắng án tại tòa.

Luật sư của Bannon, Robert Costello, đã nói với Ủy ban Hạ viện vào tháng trước rằng ông sẽ không hợp tác vì đã được cựu Tổng thống Donald Trump yêu cầu không làm như vậy. Lập luận rằng “các đặc quyền hành pháp thuộc về Tổng thống Trump”, Costello khẳng định rằng “chúng ta phải chấp nhận chỉ đạo của [Trump] và tôn trọng lời kêu gọi của ông ấy về đặc quyền hành pháp”.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã từ chối xác nhận đặc quyền hành pháp liên quan đến các tài liệu và nhân chứng liên quan đến vụ việc ngày 6 tháng 1. Tại một thời điểm, ông Biden đã khiến tình hình phức tạp hơn khi nói rằng Bộ Tư pháp nên truy tố Bannon và những người khác, trước khi thừa nhận rằng lẽ ra ông không nên nói điều đó.

Sau đó, người phát ngôn của Bộ Tư pháp nói với các hãng truyền thông vào ngày 15/10 rằng liên quan đến bình luận của ông Biden, cơ quan này “sẽ đưa ra quyết định độc lập của riêng mình trong tất cả các vụ truy tố chỉ dựa trên dữ kiện và luật pháp."

Cho đến nay, Ủy ban đã triệu tập hơn một chục cựu quan chức và cộng sự của chính quyền Trump — bao gồm cựu cố vấn Stephen Miller, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn và thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany — để lấy lời khai hoặc tài liệu. Trong số những người đã được ban hành trát đòi hầu tòa, cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã xác nhận hôm 11/11 rằng ông sẽ từ chối trát triệu tập và sẽ không làm chứng trước Ủy ban này.

George Terwilliger, luật sư của Meadows, cho biết trong một tuyên bố rằng ông Meadows vẫn “theo chỉ thị của cựu Tổng thống Trump để tôn trọng các nguyên tắc lâu đời về đặc quyền hành pháp.”

Ông nói thêm rằng “Trái ngược với ý kiến ​​nhất quán được đồng thuận của hai đảng từ Bộ Tư pháp trong nhiều thập kỷ rằng các trợ lý cấp cao không thể bị Quốc hội bắt buộc đưa ra lời khai”.

Minh Dũng

Theo The Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Cựu cố vấn Tổng thống Trump, Steve Bannon bị kết tội khinh thường Quốc hội