Đàm phán Mỹ-Nga về Ukraine: Triển vọng không mấy khả quan 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với số phận của Ukraine và sự ổn định của châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh có khả năng bị đe dọa, Hoa Kỳ và Nga đang tổ chức các cuộc đàm phán chiến lược quan trọng có thể định hình tương lai của không những mối quan hệ của hai quốc gia, mà còn cả mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các đồng minh NATO. Triển vọng này dường như không mấy khả quan.

Nguy cơ Nga xâm lược Ukraine sẽ là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của các cuộc họp cấp cao diễn ra hôm thứ Hai (10/1). Các vấn đề thảo luận khác bao gồm kiểm soát vũ khí, tội phạm mạng và các vấn đề ngoại giao. Tuy nhiên, việc Nga triển khai quân tới Kazakhstan gần đây có thể sẽ phủ bóng đen lên toàn bộ cuộc đàm phán.

Với nhiều rủi ro có thể xảy ra, hai bên đều đã xác định cho mình một phương án đối phó và đều cảnh báo về hậu quả thảm khốc chưa từng có ở châu Âu trong tuần này. Tuy nhiên, sự khác biệt rộng rãi trong các quan điểm của Mỹ và Nga báo hiệu cho bất kỳ kiểu giải quyết nhanh chóng nào, và mức độ mất lòng tin dường như đỉnh điểm kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Hôm Chủ nhật (9/1), Ngoại trưởng Antony Blinken nói, ông không mong đợi bất kỳ đột phá nào trong tuần tới. Thay vào đó, một kết quả khả quan hơn có thể là một thỏa thuận nhằm giảm leo thang căng thẳng trước mắt để tiếp tục đàm phán vào một thời điểm thích hợp trong tương lai. Nhưng Hoa Kỳ sẽ phải nhìn nhận tình thế đó là ‘lùi một bước để tiến ba bước”.

Ông Blinken nói trên chương trình “This week” của Đài ABC: “Điều đó khó xảy ra khi Nga đang đe dọa Ukraine với 100.000 quân gần biên giới và không bao lâu sẽ là 200.000 quân”.

Cuối tuần trước, các quan chức Hoa Kỳ đã tiết lộ một số chi tiết về lập trường của chính quyền sẽ không đáp ứng yêu cầu của Nga. Mỹ sẵn sàng thảo luận về việc có thể hạn chế triển khai tên lửa tấn công ở Ukraine và giới hạn các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và NATO ở Đông Âu.

Nhưng họ cũng cho biết sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nếu Nga can thiệp vào Ukraine. Ngoài các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với các thực thể của Nga, các hình phạt đó có thể bao gồm các hạn chế đáng kể đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Nga và các sản phẩm có khả năng sản xuất ở nước ngoài thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov sẽ dẫn đầu phái đoàn của Nga tại các cuộc đàm phán ở Geneva. Ông đã phản ứng gay gắt với đề xuất của ông Blinken.

Ông Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tass, cho dù nếu Nga giảm leo thang quân sự ở biên giới Ukraine thì tiếng nói của Nga không hề được Mỹ và NATO bận tâm. “Hoa Kỳ và các nước NATO khác không hề đưa ra vấn đề Nga giảm leo thang trên đất Nga để thảo luận”, ông nói.

Nga muốn sử dụng các cuộc đàm phán ban đầu để đạt được sự ràng buộc an ninh chính thức cho Nga, rằng NATO sẽ không mở rộng thêm về phía Đông và loại bỏ quân đội và vũ khí của Mỹ khỏi các khu vực của châu Âu. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh cho rằng đó là những động thái không thể thực hiện mà Moscow cố ý thiết kế để đánh lạc hướng và gây chia rẽ. Họ nhấn mạnh rằng, bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Nga vào Ukraine sẽ dẫn đến "hậu quả lớn", sẽ phá vỡ đáng kể nền kinh tế của Nga ngay cả khi chúng có những tác động toàn cầu.

Để ngăn cản những nỗ lực của Nga nhằm gây bất hòa ở phương Tây, chính quyền Biden nhấn mạnh rằng cả Ukraine và châu Âu nói chung sẽ không bị loại khỏi bất kỳ cuộc thảo luận nào về an ninh của Ukraine hoặc châu Âu.

Các quan chức chính quyền Biden cho rằng không có chủ đề nào có thể bị bỏ qua hoàn toàn trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga ở Geneva ngày 10/1, trước khi chúng được thảo luận sâu hơn trong các cuộc họp lớn hơn, bao quát hơn ở Brussels và Vienna ngày 12 và 13/1.

Các quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng Nga có thể sẽ nói dối khi đàm phán về các nội dung của ngày thứ Hai để cố gắng gây chia rẽ giữa Mỹ và đồng minh. Một quan chức cấp cao của Mỹ tham gia cuộc đàm phán cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn mong đợi, tại các cuộc họp ngày 12 và 12/1, phía Nga sẽ nói thật và sẽ khác với những gì đề cập ngày thứ Ha (10/1)”.

Ông Blinken đã cáo buộc Nga "châm ngòi nổ" và dùng chiến dịch thông tin sai lệch quy mô đầy đủ được thiết kế để đổ lỗi cho Ukraine, NATO và đặc biệt là Hoa Kỳ về những căng thẳng hiện tại. Nga cũng đang thực hiện kế hoạch làm suy yếu sự thống nhất của phương Tây. Ông cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đang hành động chủ đích để lấp liếm các hành vi gây bất ổn và khiêu khích của chính Nga trong suốt một thập kỷ qua.

“Nga tìm cách thách thức hệ thống quốc tế và phá vỡ liên minh xuyên Đại Tây Dương của chúng ta, làm xói mòn sự thống nhất của chúng ta, gây áp lực cho các nền dân chủ để tạo sự chia rẽ”, ông Blinken cho biết hôm thứ Sáu khi xem xét một danh sách các hoạt động xúc phạm của Nga, từ can thiệp quân sự vào Ukraine và Gruzia cho đến các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào những người chỉ trích Putin, can thiệp bầu cử ở Mỹ và các nơi khác,cũng như tội phạm mạng và ủng hộ các chế độ độc tài.

Ông cho biết, bất chấp một số cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Joe Biden và Putin, bao gồm cả cuộc gặp trực tiếp vào mùa hè năm 2021, các hành vi đó của Nga vẫn tiếp diễn, có nguy cơ gia tăng đối với trật tự toàn cầu thời hậu Thế chiến II.

Trong khi đó, Nga đã tuyên bố rằng họ là một nạn nhân bị đe dọa của sự xâm lược của phương Tây và muốn có kết quả nhanh chóng từ các cuộc gặp bất chấp những khác biệt dường như không thể vượt qua.

Ông Putin đã nhiều lần cảnh báo rằng Moscow sẽ phải thực hiện "các biện pháp quân sự-kỹ thuật" không xác định nếu phương Tây phản đối các yêu cầu của Nga, đồng thời khẳng định việc trở thành thành viên NATO đối với Ukraine hoặc việc triển khai vũ khí của liên minh là một lằn ranh đỏ mà Moscow không cho phép.

Tối Chủ nhật (9/1), Ngoại trưởng Nga Ryabkov và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, người sẽ dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ, đã gặp nhau trong một bữa tiệc tối để thảo luận về các cuộc đàm phán sắp tới.

Nguyên Hương

Theo AP



BÀI CHỌN LỌC

Đàm phán Mỹ-Nga về Ukraine: Triển vọng không mấy khả quan