Đàm phán thoả thuận hạt nhân Iran: Mỹ đang suy yếu đến mức nào!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đàm phán thoả thuận hạt nhân Iran đang rơi vào bế tắc suốt một năm qua. Lý do đơn giản, Iran đang tranh thủ làm giầu uranium, tăng điều kiện thoả thuận và không coi liên minh do chính quyền ông Biden dẫn dắt là đối thử xứng tầm. Sự thất bại của Thoả thuận hạt nhân Iran suốt những năm tháng do cựu tổng thống Barack Obama tại vị dường như chưa bao giờ là lý do để chính quyền Joe Biden hôm nay cân nhắc...

Rất rõ ràng, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của chế độ Iran nhằm ký lại Thoả thuận hạt nhân Iran đang bế tắc. Lý do rất đơn giản, Iran đặt ra điều kiện đàm phán ngày một 'khó đáp ứng' và chiếm thế thượng phong nhờ hiểu rõ sự bất lực trong chiến lược 'ngoại giao' của chính quyền Mỹ đương nhiệm.

Thoả thuận nhật nhân Iran 2015: 'Tiền mất tật mang'

Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký vào năm 2015, chính xác hơn là "Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung" (JCPOA). Đây là một thỏa thuận giữa Iran và Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga nhằm mục đích ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân. Mỹ là một bên ký kết thỏa thuận dưới thời Tổng thống Barack Obama, nhưng Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018, cho rằng nó không công bằng và cáo buộc Iran liên tục vi phạm các điều khoản của mình.

Ông Trump đã chỉ trích nặng nề thỏa thuận này ngay trước khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống và gọi đó là “một thỏa thuận kinh khủng, một chiều đáng lẽ không bao giờ được thực hiện”.

Và Tổng thống Donald J. Trump đã đúng.

Sự thù địch của Iran gia tăng đáng kể sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký vào năm 2015. Chính quyền Obama đã trao cho quốc gia khủng bố này 150 tỷ USD, chưa kể đến 1,8 tỷ USD tiền mặt. Thay vì nói lời cảm ơn đến Hoa Kỳ, Iran đã hô vang “Mỹ phải chết”. "Thật ra, họ đã hô vang “Mỹ phải chết” ngay trong ngày thỏa thuận được ký kết", Tổng thống Trump cay đắng phát biểu sau đợt không kích trả thù của Iran vào căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq sau chiến dịch giết trùm khủng bố Soleimani của Mỹ hồi năm 2019.

Tướng Qassem Soleimani tham dự một cuộc họp với Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei và các chỉ huy Vệ binh cách mạng ở Tehran, Iran, vào ngày 18/9/2016

Tổng thống Trump lên án: "Sau đó, Iran đã tiến hành hoạt động khủng bố, được tài trợ bởi tiền từ thỏa thuận trên. Họ tạo ra địa ngục ở Yemen, Syria, Lebanon, Afghanistan và Iraq. Tên lửa bắn vào chúng ta và đồng minh đêm qua là được trả bằng nguồn tài chính bởi chính quyền tiền nhiệm. Chế độ này cũng thắt chặt dây cương trên chính đất nước của họ, thậm chí gần đây họ đã giết chết 1.500 người tại nhiều cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp Iran".

Việc rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran, đơn phương cấm vận, trừng phạt kinh tế quốc gia này khiến Iran khốn đốn. Chế độ này chưa bao giờ suy yếu đến thế. Để lại cho chính quyền kế nhiệm một Iran hoàn toàn suy yếu và khuất phục, đáng tiếc, chính quyền ông Joe Biden không tận dụng được gì từ thế cờ này.

Như thùng thuốc súng, chưa bao giờ Iran suy yếu đến thế...

Chưa bao giờ chế độ Iran lại suy yếu trong suốt 43 năm cầm quyền như hiện nay. Nền kinh tế bị phá sản. Lạm phát chính thức được chốt ở mức 41% và 70% người Iran sống dưới mức nghèo khổ. Tham nhũng được thể chế hóa kéo dài từ văn phòng của Lãnh tụ tối cao đến IRGC (Vệ binh Cách mạng Hồi giáo hay Islamic Revolutionary Guard Corps là một nhánh của Quân đội Iran, được thành lập sau Cách mạng Hồi giáo tại Iran ngày 22/4/1979 theo lệnh của Ayatollah Ruhollah Khomeini) đã nhấn chìm toàn bộ chế độ, khiến nền kinh tế Iran bị điều hành bởi các băng nhóm mafia. Hiện không có triển vọng cải thiện kinh tế dưới chế độ hiện hành.

Quan trọng nhất, trong xã hội Iran, tinh thần phản kháng của người dân chống lại chế độ chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế. Lãnh tụ tối cao của chế độ Iran, Ali Khamenei, quyết định bổ nhiệm Ebrahim Raisi, một kẻ giết người hàng loạt, làm tổng thống để củng cố quyền lực và ngăn chặn thêm các cuộc nổi dậy. Đối với Khamenei, nhiệm kỳ tổng thống của Raisi và cung cấp quyền lực tuyệt đối cho IRGC với nhiều tài trợ hơn, là hai mặt của cùng một đồng tiền.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tổ chức họp báo tại hội trường Shahid Beheshti vào ngày 21/6/2021 ở Tehran, Iran. (Ảnh Getty Images)

Ông Raisi bị đa số người dân Iran căm ghét vì vai trò trực tiếp của ông ta trong việc hành quyết các tù nhân chính trị, đặc biệt là trong vụ thảm sát 30.000 tù nhân chính trị năm 1988, đa số thuộc phe đối lập chính của Iran, Tổ chức Mojahedin Nhân dân Iran (viết tắt là PMOI), còn được gọi là Mujahedin-e Khalq (MEK). Ông Raisi đã phụ thuộc rất nhiều vào IRGC để củng cố nội các cũng như các nhóm chính sách đối ngoại của mình và để trao quyền cho các tổ chức khủng bố ở nước ngoài.

Tuy nhiên, tổng thống Raisi đã thất bại. Vào năm 2021, cứ 4 tháng một lần, Iran là nơi diễn ra các cuộc nổi dậy chống chế độ, bao gồm các cuộc nổi dậy do nông dân, công nhân, giáo viên, y tá, nhà đầu tư, công nhân luyện thép và khuân vác nhiên liệu tiến hành. Điều này diễn ra cùng với các hoạt động ngày càng mở rộng của các Đơn vị Kháng chiến, một mạng lưới toàn quốc gồm các nhà hoạt động trẻ tuổi có liên hệ với MEK.

Trong một hành động thách thức táo bạo, các Đơn vị Kháng chiến đã làm gián đoạn không ít hơn 25 mạng Truyền hình và Đài phát thanh của nhà nước vào ngày 27/1/2022. Những biểu ngữ, lời kinh hô "Cái chết của Khamenei, Viva Rajavi" và thông điệp của Lãnh đạo Kháng chiến Iran đã được phát trên các mạng này kênh truyền hình. Kể từ đó, các chiến dịch tương tự đã được thực hiện ít nhất trên 10 thành phố khắp cả nước. Những hoạt động này đã gây chấn động, đe doạ sự tồn vong của chế độ Iran một cách rõ ràng.

Việc chế độ Iran không có khả năng và không sẵn sàng giải quyết các vấn đề cơ bản về kinh tế, chính trị và xã hội cho thấy Iran không chỉ không dập tắt được ngọn lửa phản kháng, sự phản kháng của người dân, của các đơn vị kháng chiến sẽ ngày một mạnh hơn. Không quá lời khi kết luận: xã hội Iran giống như một thuốc súng, sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào chỉ với một tia lửa nhỏ nhất.

Nhưng có một điều rõ ràng là bất kể chính quyền ông Joe Biden có ký kết được thoả thuận hạt nhân với Iran hay không, Iran chưa bao giờ ngừng chương trình chế tạo bom hạt nhân của mình, đặc biệt khi có sự hỗ trợ (cả âm thầm và công khai) từ Trung Quốc. Cũng như vậy, một chính quyền cầm đầu bởi một kẻ giết người hàng loạt không bao giờ từ bỏ chủ nghĩa khủng bố, sản xuất và phóng tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái chống lại các nước khác trong khu vực.

Thật vậy, ngày 10/3/2022 vừa qua, Khamenei khẳng định Iran sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Nghịch lý: Vị thế 'kẻ dưới' của Mỹ trước một Iran suy yếu

Chính quyền tổng thống Joe Biden đang nỗ lực quay trở lại thoả thuận hạt nhân với Iran với vị thế 'kẻ dưới'? Câu hỏi rõ ràng đã có câu trả lời cho bất kỳ ai quan tâm tới vấn đề này.

Để thể hiện thiện chí quay trở lại với Thoả thuận hạt nhân Iran, chính quyền ông Joe Biden đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donal J. Trump vào ngày 2/5/2022. Theo đó, Ngoại trưởng Antony Blinken đã ký một số lệnh miễn trừ trừng phạt liên quan đến các hoạt động hạt nhân dân sự của Iran, điều này sẽ miễn trừ các quốc gia và công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này của Iran khỏi các hình phạt của Mỹ.

Nhưng đáp trả lại thiện chí của chính quyền Joe Biden, chế độ Iran không hề hài lòng. Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Iran trong một bài đăng trên Twitter hôm thứ Bảy (5/2/2022) cho biết, không có thỏa thuận nào có thể hạn chế “quyền hợp pháp của Iran để tiếp tục nghiên cứu và phát triển” và “duy trì năng lực và các thành tựu hạt nhân hòa bình cùng với an ninh chống lại các tệ nạn được hỗ trợ".

Và cũng bất chấp 'thiện chí' xuống thang của chính quyền Joe Biden, chế độ Iran thậm chí còn chẳng thèm tới Vienna để đàm phán.

Theo Breibart đưa tin ngày 6/4, Chính phủ Iran từ chối gặp Hoa Kỳ sau khi chính quyền Biden xác nhận ngày 5/4 rằng, họ sẽ cử một đặc phái viên đến thủ đô Vienna của Áo để thảo luận về phương hướng tới của Thỏa thuận hạt nhân Iran với các bên tham gia.

“Sẽ không có cuộc đàm phán nào giữa các đại diện của Iran và Hoa Kỳ”, phát ngôn viên chính phủ Iran Ali Rabiei nói với báo giới hôm thứ Ba (6/4), theo Hãng tin Mehr của Iran.

Bộ Ngoại giao Iran cũng nhấn mạnh, "Không có đại diện nào của Hoa Kỳ sẽ tham dự cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp, hoặc các cuộc họp chuyên gia liên quan; và cũng không có cuộc đàm phán trực tiếp và gián tiếp nào với Hoa Kỳ nằm trong chương trình nghị sự của phái đoàn Iran".

Ông Rabiei khẳng định sẽ không có cuộc đàm phán giữa Washington và Tehran trừ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran do cáo buộc chính quyền Hồi giáo vi phạm nhân quyền trên diện rộng và phát triển vũ khí hạt nhân bất hợp pháp.

Thái độ của Iran rất cương quyết. Iran rõ ràng đã hung hăng hơn rất nhiều ngay khi ông Joe Biden bước chân vào Toà Bạch Ốc với chiến lược quay trở lại Thoả thuận hạt nhân Iran. Việc chính quyền mới gỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt kinh tế với Iran, việc Iran ký kết thoả thuận kinh tế 400 tỷ USD với Trung Quốc đã khiến Iran thoát khỏi 'vong kim cô' của chính quyền tiền nhiệm. Hiển nhiên, Iran có lý do để mặc cả với Mỹ.

Bế tắc

Sau một năm, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của chế độ Iran hiện vẫn rơi vào bế tắc. Một trong những điểm mấu chốt chính là việc Tehran kiên quyết yêu cầu Hoa Kỳ loại bỏ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) khỏi danh sách các Tổ chức Khủng bố Nước ngoài (FTO). Điều này khá hiển nhiên khi chế độ Iran đang dựa vào lực lượng này, gồm cả nội các của họ.

Kể từ đầu năm 2022, các quan chức cấp cao của chế độ Iran đã liên tục nâng cao vị thế trong các cuộc đàm phán ở Vienna về chương trình vũ khí hạt nhân của Tehran.

Trong khi các cuộc đàm phán tiếp tục ở Vienna, chế độ này đã tăng mức độ làm giàu uranium lên 63%, sử dụng trái phép các máy ly tâm tiên tiến và hạn chế quyền tiếp cận với các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), thử nghiệm các tên lửa tiên tiến và bắn rocket vào lãnh thổ Iraq.

Tehran xem Hoa Kỳ như một ‘con sói khổng lồ’ và Trung Quốc là một ‘đội quân kiến’. Cả hai đều sẽ vét sạch hầm chứa của Iran, nhưng "chúng tôi kinh hãi khi nhìn con sói đó nhưng không quá sợ hãi với những con kiến”. (Ảnh: MARK RALSTON/AFP qua Getty Images)
Tehran xem Hoa Kỳ như một ‘con sói khổng lồ’ và Trung Quốc là một ‘đội quân kiến’. Cả hai đều sẽ vét sạch hầm chứa của Iran, nhưng "chúng tôi kinh hãi khi nhìn con sói đó nhưng không quá sợ hãi với những con kiến”. (Ảnh: MARK RALSTON/AFP qua Getty Images)

Lưỡng đảng Hạ viện và Thượng viện Mỹ lo ngại chính quyền ông Joe Biden có khả năng sẽ tuân thủ các yêu cầu 'nguy hiểm' của Tehran trong việc gỡ bỏ IRGC khỏi danh sách các tổ chức khủng bố nước ngoài. Lý do đơn giản là IRGC đã và vẫn đang tiến hành các hoạt động khủng bố trên khắp toàn cầu.

Trong những năm qua, Lực lượng Kháng chiến Iran, với các tuyên bố, báo cáo và cuộc họp báo chi tiết, đã liên tục cảnh báo về các mối đe dọa khủng bố, âm mưu và hoạt động của IRGC và lực lượng Quds khét tiếng của lực lượng này.

Ngoài ra, kể từ năm ngoái, Văn phòng Đại diện Hoa Kỳ của Hội đồng Kháng chiến Quốc gia Iran (NCRI-US) đã làm sáng tỏ thêm về bản chất khủng bố và các hoạt động gia tăng của chế độ Iran, đặc biệt là những hoạt động được tiến hành thông qua IRGC và Lực lượng Quds .

IRGC đã cung cấp cho các đại diện của mình trong khu vực những chiếc máy bay không người lái phục vụ mục đích giết người, cùng với các hoạt động đào tạo và tiếp liệu cần thiết. Gần đây nhất, NCRI-Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo về việc thành lập các đơn vị chống khủng bố ủy nhiệm hải quân của IRGC, bao gồm các công dân Yemen, Lebanon, Iraq, Syria và các quốc gia khác đã tham gia các cuộc tấn công vào tàu thương mại trên Biển Đỏ, Biển Ả Rập và những nơi khác.

Tehran rõ ràng muốn phát huy sức mạnh và che giấu những điểm yếu không thể chữa khỏi bên trong Iran. Trên thực tế, so với năm 2015 khi các cuộc đàm phán hạt nhân kết thúc, chế độ Iran hiện đang ở vị thế yếu hơn nhiều; cả về nội bộ Iran cũng như vị thế của chế độ này trong khu vực. Đã có tám cuộc nổi dậy lớn ở Iran kể từ năm 2017 do người dân Iran thực hiện với mong muốn thay đổi đất nước. Về mặt khu vực, chế độ Iran bị cô lập với cộng đồng Hồi giáo Shiite, chế độ này hiện chỉ có thể dựa vào các lực lượng chống khủng bố của họ.

Một chế độ đang suy yếu như vậy, dù có được hậu thuẫn từ Trung Quốc và nhiều hơn từ Nga, nhưng vẫn có thể mặc cả, đưa ra các điều kiện khó chấp nhận trên bàn đàm phán Thoả thuận hạt nhân với Mỹ; Thoả thuận mà vốn là thất bại đáng phải nhận được điều tra, đánh giá nghiêm túc hơn từ chính Quốc hội Hoa Kỳ. Tình huống này khiến giới quan sát bên ngoài không khỏi đặt câu hỏi: vậy vì sao Mỹ phải 'xuống nước' để đạt được một Thoả thuận khiến kẻ thù của nước Mỹ mạnh hơn?

Bài viết chỉ phán ánh quan điểm cá nhân của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Bài viết có sử dụng một số tư liệu từ tác giả Saeed Abed - Thành viên Ủy ban Đối ngoại NCRI; Nhà hoạt động Nhân quyền, Chuyên gia về Iran và Trung Đông - trong bài viết của ông trên trang American Thinker.

Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Đàm phán thoả thuận hạt nhân Iran: Mỹ đang suy yếu đến mức nào!