Quốc hội có ‘quyền tuyệt đối’ để phủ quyết phiếu bầu của cử tri đoàn từ một tiểu bang

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Quyết định cuối cùng về việc chấp nhận hay từ chối” các phiếu bầu của Cử tri đoàn từ bất kỳ tiểu bang nào “không phải là nhiệm vụ của tòa án. Đó là nhiệm vụ của Quốc hội theo Điều II của Tu chính án thứ 12 trong Hiến pháp, cùng với các đạo luật liên bang quy định vấn đề này...", Dân biểu Mo Brooks nói.

Dân biểu Mo Brooks cho biết, kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống có thể dẫn đến việc viện dẫn Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp Hoa Kỳ vào đầu tháng 1/2021, khi Quốc hội mới bắt đầu.

Ông nói: Quyết định cuối cùng về việc chấp nhận hay từ chối” các phiếu bầu của Cử tri đoàn của bất kỳ bang nào “không phải là nhiệm vụ của tòa án. Đó là nhiệm vụ của Quốc hội" theo Điều II của Tu chính án thứ 12 trong Hiến pháp "cùng với các đạo luật liên bang quy định vấn đề này".

Ông khẳng định: "Quốc hội có quyền tuyệt đối [trong việc] phủ quyết các phiếu bầu Đại cử tri đoàn từ bất kỳ tiểu bang nào, mà chúng tôi tin rằng [tiểu bang đó] có một hệ thống bầu cử tồi tệ đến mức bạn không thể tin tưởng vào kết quả bầu cử mà tiểu bang gửi cho chúng tôi. Và tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ bang nào sử dụng hệ thống bầu cử mà tôi không tin tưởng”.

Dân biểu Brooks nhấn mạnh không tin tưởng vào kết quả bầu cử ở một số tiểu bang, bao gồm Georgia và Pennsylvania. Đây là 2 bang mà ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden được cho là chiến thắng ​​với tỷ lệ cách biệt vô cùng nhỏ. Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã đệ đơn kiện ở một số tiểu bang, cáo buộc các hành vi bất thường, gian lận cử tri và vi phạm luật bầu cử của chính những tiểu bang đó.

Trong tuần này, Bộ phận an ninh mạng của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) cho biết, cuộc bầu cử ngày 3/11 là "an toàn nhất" trong lịch sử. Đồng thời, một số Thư ký trưởng của các bang cho biết, không có đủ bằng chứng về gian lận cử tri dẫn đến việc lật ngược kết quả của các cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Trey Trainor đã cho ý kiến hoàn toàn trái ngược. Ông tuyên bố rằng, ông tin "có sự gian lận cử tri" ở một số bang quan trọng đã ủng hộ ứng cử viên Biden.

Dân biểu Brooks cho biết: “Vào 1 giờ chiều ngày 6/1/2021 (giờ Mỹ), 50 bang sẽ báo cáo với Quốc hội; Chủ tịch của Thượng viện sẽ chủ trì cuộc họp này”, và "sẽ báo cáo với Quốc hội những gì họ tranh luận về kết quả [từ] Đại cử tri đoàn ở bang của họ”.

"Nếu một thành viên Hạ viện và một Thượng nghị sĩ phản đối việc đệ trình các phiếu Đại cử tri đoàn của bất kỳ tiểu bang nào, điều đó sẽ ngay lập tức kích hoạt một cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện và một cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện về việc chấp nhận hay từ chối những phiếu Đại cử tri mà tiểu bang đó đệ trình”.

Theo luật liên bang Hoa Kỳ, thời lượng tranh luận tại Hạ viện và Thượng viện được giới hạn trong 2 giờ.

Dân biểu Brooks cho biết, sau đó Quốc hội sẽ xác định xem có nên phủ quyết một số phiếu bầu nhất định của Đại cử tri đoàn hay không.

Lý do mà ông Brooks đưa ra về việc loại bỏ phiếu bầu khỏi một số tiểu bang, là vì tiểu bang đó "điều hành một hệ thống bầu cử kém cỏi" và "một hệ thống gây nghi ngờ rằng tiểu bang đó không thể đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả đang được báo cáo".

Dân biểu Brooks cho biết, theo Tu chính án thứ 12, Hạ viện sau đó sẽ xác định ai sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ, trong khi Thượng viện sẽ xác định Phó Tổng thống. Ông nhấn mạnh rằng, cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện không phải là một cuộc bỏ phiếu theo đa số đơn giản, mà theo hình thức "đa số các bang sẽ quyết định ai sẽ là tổng thống".

“Dựa trên kết quả bầu cử mà chúng tôi mới có, đảng Cộng hoà sẽ kiểm soát 26 bang trong tổng số 50 bang. Con số này tương đương với đa số, cũng có thể sẽ là 27 bang” vì còn một cuộc bầu cử vẫn chưa đưa ra kết quả, ông nói thêm.

Ông Brooks nhận định: “Có lẽ, ứng cử viên của đảng Cộng hòa sẽ có lợi thế, bởi vì đảng Cộng hòa kiểm soát phần lớn các phái đoàn tiểu bang trong Hạ viện”.

Dân biểu này cũng nhấn mạnh về một tình huống tương tự đã xảy ra gần 200 năm trước trong cuộc bầu cử năm 1824, trong đó John Quincy Adams - người "về đích ở vị trí thứ hai" - đã được chọn làm tổng thống vì không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu Đại cử tri.

Vài ngày trước, giáo sư Luật Harvard danh dự Alan Dershowitz dự đoán rằng, ông Trump có thể sẽ thắng cử tại Quốc hội.

“Hãy nhìn vào bức tranh toàn cảnh: Bức tranh lớn hiện đã thay đổi. Tôi không tin rằng Tổng thống Trump hiện đang cố gắng đạt được 270 phiếu Đại cử tri… Những gì ông Trump đang cố gắng làm là phủ nhận 270 phiếu Đại cử tri của ông Joe Biden, bằng cách tiến hành các vụ kiện pháp lý ở Pennsylvania, Georgia, Nevada, Michigan, và Arizona”.

Ông Dershowitz nói thêm rằng, việc không cho phép ông Biden đạt 270 trong số 538 phiếu cuối cùng sẽ buộc các đoàn đại biểu bang bỏ phiếu, nơi đảng Cộng hòa có lợi thế hơn đảng Dân chủ. Hiện tại, đảng Cộng hòa kiểm soát đa số bang theo tỷ lệ 26-23-1 trong Hạ viện.

"Nếu ông Trump có thể giữ cho số phiếu [Đại cử tri] của ông Joe Biden dưới mức 270, thì vấn đề sẽ được chuyển đến Hạ viện, nơi tất nhiên, có đa số đảng Cộng hòa trong số các phái đoàn của các bang và bạn bỏ phiếu theo bang nếu [vấn đề được chuyển] đến Hạ viện. Ông Trump đang cố gắng làm giống như điều đã diễn ra trong 3 cuộc bầu cử của thế kỷ 19”.

Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Quốc hội có ‘quyền tuyệt đối’ để phủ quyết phiếu bầu của cử tri đoàn từ một tiểu bang