ĐCSTQ theo đuổi vũ khí ‘kiểm soát trí não’ hòng nắm cán cân tương lai của chiến tranh

Giúp NTDVN sửa lỗi

ĐCSTQ đang đầu tư hàng tỷ USD và nguồn nhân tài lớn để vũ khí hóa ngành công nghệ kiểm soát trí não con người, với tham vọng bá quyền nắm cán cân tương lai của chiến tranh. 

Khởi động các cuộc tấn công trên chiến trường chỉ với một suy nghĩ đơn giản. Nâng cao trí não con người để tạo ra những “siêu chiến binh”. Làm gián đoạn tâm trí của kẻ thù để khiến chúng tuân theo lệnh của người điều khiển.

Từng được cho là chỉ tồn tại trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, việc vũ khí hóa bộ não đã được giới chức quân sự thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thảo luận trong nhiều năm. Và Bắc Kinh đang chi hàng tỷ USD mỗi năm cho ngành khoa học thần kinh với khả năng kéo những viễn cảnh này đến gần với thực tế hơn bao giờ hết.

Ông Li Peng là một nhà nghiên cứu y tế tại một công ty con của Học viện Khoa học Quân y (Academy of Military Medical Sciences - AMMS) của Trung Quốc. Trong một bài báo vào năm 2017, ông đã viết: “Nghiên cứu về khoa học não bộ ra đời từ tầm nhìn về cách thức chiến tranh trong tương lai sẽ phát triển”. Ông nói thêm, nghiên cứu như vậy có “một đặc điểm quân sự cực kỳ mạnh mẽ” và rất quan trọng để đảm bảo một nền tảng chiến lược cao cho mọi quốc gia. Ông Li không đơn độc với quan điểm nhấn mạnh tính cấp thiết của việc quân sự hóa khoa học não bộ.

Vào tháng Ba, một tờ báo do quân đội Trung Quốc điều hành đã mô tả trí tuệ nhân tạo (AI) chạy trên nền tảng đám mây “tích hợp con người và máy móc” là chìa khóa để chiến thắng trong các cuộc chiến tranh. Bài báo cảnh báo rằng, với tốc độ “thông minh hóa” của quân đội ĐCSTQ, chế độ Trung Quốc cần nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc trong công nghệ này, và bất kỳ sự chậm trễ nào “đều có thể dẫn đến những hậu quả không thể tưởng tượng được”.

Lợi thế 'Định tính'

Theo các tài liệu nghiên cứu và các bài báo trên các tờ báo quân sự, các quan chức quân đội Trung Quốc đánh giá có 4 lĩnh vực mà những đổi mới trong khoa học não bộ có thể được vũ khí hóa.

"Giả lập não bộ" là khái niệm đề cập đến sự phát triển của các robot trí tuệ cao hoạt động giống như con người. “Điều khiển não bộ” để chỉ sự tích hợp giữa con người với máy móc thành một, cho phép những người lính thực hiện những nhiệm vụ mà họ thường không thể thực hiện được. “Siêu não” bao gồm việc sử dụng bức xạ điện từ, chẳng hạn như sóng hạ âm hoặc sóng siêu âm, để kích thích não người và kích hoạt tiềm năng tiềm ẩn của não. Điều thứ tư, được gọi là "kiểm soát bộ não", là về việc áp dụng công nghệ tiên tiến để can thiệp - và thao túng - cách người ta suy nghĩ.

Hai giảng viên của Trường Đại học Quân y trực thuộc quân đội trong một bài báo năm 2018 đã thảo luận về dự án do nhà nước Trung Quốc tài trợ của họ. Dự án này nghiên cứu một phần công nghệ sinh học được mệnh danh là “virust tâm thần”. Được ứng dụng trong quân sự, vũ khí tâm lý này có thể giúp phát triển những “siêu chiến binh” với bản tính “trung thành, dũng cảm và mưu lược”. Trong các cuộc chiến tranh, virus tâm thần có thể “thao túng ý thức của kẻ thù, bóp chết ý chí của họ và can thiệp vào cảm xúc của họ để khiến họ phục tùng ý chí của phe ta”, các tác giả cho biết.

Theo một bài báo năm 2019 trên PLA Daily, các nhà khoa học về não người cũng có thể hỗ trợ phục hồi các binh lính tàn tật và nâng cao hệ thống bảo vệ sức khỏe của quân nhân. PLA Daily là tờ báo chính thức của quân đội ĐCSTQ - được gọi là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Theo ông Sam Kessler - cố vấn địa chính trị tại North Star Support Group - ĐCSTQ đã nỗ lực hết mình để “đi trước cuộc chạy đua vũ trang công nghệ sinh học” trong nhiều năm liền. North Star Support Group là một công ty quản lý rủi ro đa quốc gia.

Trong một ghi chú gửi đến The Epoch Times, ông viết rằng: “Công nghệ tương lai bất khả thi đã từng được mơ ước trong quá khứ nay đã trở nên thực tế hơn trong thời gian thực. Điều này tạo ra rất ít chỗ cho sai sót, vì việc đánh mất vị thế thống trị của công nghệ như vậy có thể dẫn đến sự suy yếu của các rào cản chiến lược nếu không được kiểm soát”.

Hình minh họa này được tạo ra để mô tả nơi, về mặt giải phẫu, các mảnh công nghệ giao diện não - máy tính (brain-computer interface - BCI) khác nhau thường được cấy ghép. Các mảng điện tâm đồ thường được cấy vào mô não bên trong. BCI nội mạch (mô tả mảng điện cực stent được trình bày ở đây) nằm trong mạch máu. Cuối cùng, vi điện cực nội sọ thâm nhập vào nhu mô não. Ảnh minh họa vào ngày 10/11/2021. (Amcclanahan qua Wikimedia Commons / CC AS Alike 4.0)
Hình minh họa này được tạo ra để mô tả nơi, về mặt giải phẫu, các mảnh công nghệ giao diện não - máy tính (brain-computer interface - BCI) khác nhau thường được cấy ghép. Các mảng điện tâm đồ thường được cấy vào mô não bên trong. BCI nội mạch (mô tả mảng điện cực stent được trình bày ở đây) nằm trong mạch máu. Cuối cùng, vi điện cực nội sọ thâm nhập vào nhu mô não. Ảnh minh họa vào ngày 10/11/2021. (Amcclanahan qua Wikimedia Commons / CC AS Alike 4.0)

Lo ngại về các hoạt động của ĐCSTQ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tháng Chạp, Hoa Kỳ đã đưa AMMS của Trung Quốc vào danh sách đen cùng với 11 viện nghiên cứu công nghệ sinh học trực thuộc. Chính quyền Mỹ cáo buộc những thực thể này đang phát triển "vũ khí điều khiển não có mục đích" để mở rộng Quân đội Trung Quốc. AMMS là viện nghiên cứu y tế hàng đầu của đất nước tỷ dân do quân đội Trung Quốc điều hành.

Chế độ Trung Quốc không có bình luận gì về việc Hoa Kỳ đưa các viện nghiên cứu nói trên vào danh sách đen.

Vài tuần trước khi động thái này, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ đã trưng cầu ý kiến ​​của công chúng về một quy tắc được đề xuất cấm xuất khẩu công nghệ giao diện não - máy tính (brain-computer interface - BCI). Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi để tìm cách cho phép con người giao tiếp trực tiếp với một thiết bị bên ngoài chỉ bằng suy nghĩ của họ.

Công nghệ này sẽ cung cấp "lợi thế quân sự hoặc tình báo về chất lượng" cho các đối thủ của Hoa Kỳ, chẳng hạn như bằng cách "nâng cao khả năng của binh sĩ [là] con người, bao gồm sự hợp tác để cải thiện việc ra quyết định, hoạt động có sự hỗ trợ của con người và các hoạt động quân sự có người lái và không người lái tiên tiến", Bộ Thương mại Mỹ cho biết.

'Một vấn đề về tương lai của Trung Quốc'

Hoa Kỳ đã đi đầu trong lĩnh vực công nghệ não bộ, với số lượng các bài báo nghiên cứu được xuất bản về chủ đề này lớn nhất thế giới.

Vào tháng Tư, công ty khởi nghiệp công nghệ thần kinh Neuralink của Elon Musk đã phát hành một video cho thấy một con khỉ đang chơi trò chơi máy tính thông qua một con chip được lắp vào não của nó. Synchron - một nhà phát triển công nghệ giao diện thần kinh có thể cấy ghép ở Thung lũng Silicon - tuần trước đã đăng tải 7 bài viết trên Twitter mà họ khẳng định đã được gửi qua mạng không dây bởi một bệnh nhân Úc bất động. Bệnh nhân này đã được cấy ghép một con chip của công ty có tên là Stentrode. Viện Y tế Quốc gia của Hoa Kỳ đã cấp cho Synchron 10 triệu USD vào tháng Bảy năm ngoái để giúp khởi động thử nghiệm đầu tiên trên người ở Hoa Kỳ.

Cơ quan Dự án Nghiên cứu Nâng cao Quốc phòng của Hoa Kỳ (Defense Advanced Research Projects Agency), được gọi là DARPA, cũng đã nghiên cứu công nghệ BCI cho các ứng dụng quân sự Mỹ, chẳng hạn như dự án “Avatar” nhằm tạo ra một cỗ máy bán tự động để hoạt động như người thay thế cho quân nhân.

Một phụ nữ trẻ quan sát một người đàn ông, đeo thiết bị quét não EEG trên đầu, chơi trò chơi pinball chỉ bằng ý chí điều khiển mái chèo phản ứng theo suy nghĩ trong não của anh ta, tại gian hàng của hiệp hội nghiên cứu Giao diện Máy tính Berlin tại Hội chợ Công nghệ CeBIT ở Hannover, Đức, vào ngày 2/3/2010. (Sean Gallup / Getty Images)
Một phụ nữ trẻ quan sát một người đàn ông, đeo thiết bị quét não EEG trên đầu, chơi trò chơi pinball chỉ bằng ý chí điều khiển mái chèo phản ứng theo suy nghĩ trong não của anh ta, tại gian hàng của hiệp hội nghiên cứu Giao diện Máy tính Berlin tại Hội chợ Công nghệ CeBIT ở Hannover, Đức, vào ngày 2/3/2010. (Sean Gallup / Getty Images)

Bằng việc theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Mỹ, Bắc Kinh đã chứng tỏ mình không muốn bị bỏ lại phía sau. Vào tháng 1/2020, 3 tháng trước khi Synchron bắt đầu thử nghiệm đầu tiên, Đại học Chiết Giang miền đông Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm cấy ghép não trên một bệnh nhân bị liệt 72 tuổi. Bằng cách sử dụng sóng não của mình, bệnh nhân có thể chỉ đạo một cánh tay robot thực hiện các động tác bắt tay, lấy đồ uống và chơi một trò chơi cổ điển của Trung Quốc: Mạt chược.

Theo tin tức từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong 6 năm qua, Bắc Kinh đã coi tiến bộ nghiên cứu liên quan đến não là “vấn đề của tương lai Trung Quốc”.

Tổ chức khoa học quốc gia hàng đầu của nước này là Học viện Khoa học Trung Quốc (Chinese Academy of Sciences - CAS) đã rót khoảng 60 tỷ NDT (9,4 tỷ USD) hàng năm vào nỗ lực vạch ra các chức năng của não, trang web của tổ chức này cho biết. Vào tháng Chín, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã mở các ứng dụng cho nghiên cứu vào lĩnh vực này, với số tiền bổ sung là 3 tỷ NDT (khoảng 471 triệu USD) được phân bổ cho 59 luồng nghiên cứu.

Vai trò của khoa học não bộ đã vươn đến tầm vóc khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gọi nó là lĩnh vực ưu tiên của công nghệ mới nổi, mang ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc. Ông nhận định, công nghệ này sẽ đưa Trung Quốc trở thành trung tâm cho những đổi mới khoa học tiên tiến trên thế giới.

Phát biểu trước các học giả CAS vào năm 2018, ông Tập khẳng định: “Trung Quốc đang tiến gần hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử tới mục tiêu trẻ hóa đất nước Trung Quốc, và chúng ta cần nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử để xây dựng một siêu cường khoa học và công nghệ thế giới”.

Các binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (People’s Liberation Army - PLA) xếp hàng trong cuộc huấn luyện quân sự tại Dãy núi Pamir ở Kashgar, Trung Quốc, vào ngày 4/1/2021. (STR / AFP qua Getty Images)
Các binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (People’s Liberation Army - PLA) xếp hàng trong cuộc huấn luyện quân sự tại Dãy núi Pamir ở Kashgar, Trung Quốc, vào ngày 4/1/2021. (STR / AFP qua Getty Images)

Quân sự 'Lĩnh vực cao'

Chính quyền Trung Quốc đang chạy đua để thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ trong việc khai thác sức mạnh từ công nghệ mới nổi này.

Kỹ sư cấp cao Zhou Jie của Viện nghiên cứu khoa học thuộc Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc cho biết, tính về số lượng các bài báo được xuất bản về công nghệ não, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ. Con số đó đã tăng với tốc độ gia tăng 41% trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu là 19%, theo một báo cáo hồi tháng Năm do một nhà sản xuất robot AI có trụ sở tại Bắc Kinh và một tổ chức tư vấn về dự liệu lớn và AI cho Bắc Kinh đồng viết.

Hàng loạt các đổi mới của Trung Quốc đối với công nghệ BCI dường như đã bắt kịp với sự nhịp độ sục sôi gia tăng từng ngày.

AMMS - học viện quân sự Trung Quốc chịu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ - đã đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thần kinh. Các phát minh từ AMMS và các chi nhánh của nó kể từ năm 2018 bao gồm các thiết bị thu thập tín hiệu thần kinh khác nhau, cấy ghép hộp sọ thu nhỏ, hệ thống giám sát từ xa để phục hồi các dây thần kinh bị tổn thương, và kính thực tế tăng cường có thể đeo - được thiết kế để tăng cường khả năng điều khiển robot, theo hồ sơ đăng ký bằng sáng chế mở.

Vào năm 2019, Viện Quân y thuộc AMMS đã tạo ra một máy bay không người lái điều khiển bằng não. Để di chuyển cỗ máy về phía trước, người điều khiển đội một chiếc mũ điện cực và tưởng tượng việc di chuyển tay phải của họ. Suy nghĩ về chuyển động ở chân sẽ điều khiển máy bay hạ xuống.

Năm 2021, Viện Nghiên cứu Đổi mới Công nghệ và Khoa học Quốc phòng của AMMS đã có được bằng sáng chế về việc sử dụng thực tế ảo để gắn lên tàu vũ trụ. Thiết bị này diễn giải các hoạt động chân tay và não của phi hành gia và chuyển chúng thành các mệnh lệnh để điều chỉnh vị trí của tàu bay trong thời gian thực.

Anh Cho Yu NG người Hong Kong thi đấu trong cuộc đua xe lăn ở Kloten, Zurich tại Giải vô địch Cybathlon, phiên bản đầu tiên của cuộc thi quốc tế do ETH Zurich tổ chức dành cho các vận động viên bị suy giảm thể chất sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh học, chẳng hạn như bộ phận giả robot, giao diện não - máy tính và bộ xương ngoại thể được hỗ trợ, vào ngày 8/10/2016. (Michael Buholzer / AFP qua Getty Images)
Anh Cho Yu NG người Hong Kong thi đấu trong cuộc đua xe lăn ở Kloten, Zurich tại Giải vô địch Cybathlon, phiên bản đầu tiên của cuộc thi quốc tế do ETH Zurich tổ chức dành cho các vận động viên bị suy giảm thể chất sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh học, chẳng hạn như bộ phận giả robot, giao diện não - máy tính và bộ xương ngoại thể được hỗ trợ, vào ngày 8/10/2016. (Michael Buholzer / AFP qua Getty Images)

Mặc dù một phần lớn các đổi mới trong BCI và các lĩnh vực công nghệ não khác có khả năng sử dụng trong y tế, một số cũng có thể được tận dụng cho các mục đích quân sự. Một trường đại học Trung Quốc trước đây đã quảng cáo về khả năng chiến đấu phi nhân thông qua robot điều khiển bằng suy nghĩ như một "lĩnh vực cao" trong AI mà Trung Quốc "phải chạy đua để kiểm soát".

Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia là một học viện quân sự chuyên cung cấp nhân tài cho các lực lượng vũ trang của Trung Quốc. Đại học này tuyên bố: “Hãy chứng kiến ​​nhiều kỳ tích hơn nữa mang đặc trưng Trung Quốc trong việc củng cố quân đội”. Tuyên bố được đưa ra khi trường này giới thiệu một danh sách các thiết bị điều khiển bằng não do trường đại học sản xuất, bao gồm một chiếc xe lăn và một chiếc ô tô có thể di chuyển khoảng 9,3 dặm (khoảng 14,97km) một giờ “trên mọi con đường”.

“Cùng nhau, chúng ta hãy thay đổi thế giới bằng ‘tâm trí của chúng ta’”, trường này tuyên bố trong một bài đăng trên trang web của mình vào tháng 11/2020.

The Epoch Times đã liên hệ với trường đại học để bình luận.

Kêu gọi tự lực

Các quy tắc ngăn chặn của Bộ Thương mại Mỹ có thể cản trở hoặc trì hoãn con đường phát triển công nghệ sinh học và công nghệ liên quan đến trí não của Bắc Kinh, nhưng không có khả năng làm chậm tiến trình này, theo ông Grant Newsham. Ông là một thành viên cấp cao của Trung tâm Chính sách An ninh và là một Đại tá Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu.

Trao đổi với The Epoch Times, ông cho biết: “Người Trung Quốc sẽ chỉ cần điều động một chút, thay đổi một số tên và tiếp tục đi hết tốc lực trong những nỗ lực vũ khí hóa công nghệ sinh học này”. Song, ông bổ sung, các biện pháp trừng phạt phục vụ một mục đích hữu ích ở quê nhà: “khiến người Mỹ (và những người khác) không thể đầu tư vào và hợp tác với các tổ chức Trung Quốc tuyên bố rằng họ 'không biết' người Trung Quốc đang làm gì - hoặc tranh biện rằng 'nó không bị cấm'”.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tập trung vào việc đạt được khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực này. Vào năm 2019, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân ở miền bắc Trung Quốc đã tiết lộ một con chip “Brain Talker”, được liên kết với não bộ thông qua một nắp điện cực, có thể giải mã ý định của người dùng và chuyển nó thành các lệnh máy tính trong vòng chưa đầy 2 giây.

Thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ của công nghệ thông tin. (Hình minh họa của The Epoch Times)
Thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ của công nghệ thông tin. (Hình minh họa của The Epoch Times)

Đại học Phục Đán - một trường đại học công ưu tú ở Thượng Hải - vào tháng Giêng đã giới thiệu một con chip BCI từ xa có thể sạc lại không dây từ bên ngoài cơ thể, tránh những tổn thương tiềm ẩn cho não. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin vào thời điểm đó, con chip này chỉ tiêu thụ điện năng bằng 1/10 so với các sản phẩm phương Tây và có giá bằng một nửa.

Thuật ngữ “tự phát triển” đã được nêu rõ trong cả thông báo và tin tức trên các phương tiện truyền thông của nhóm.

Phó giám đốc Tao Hu tại Viện công nghệ thông tin và hệ thống vi mô Thượng Hải thuộc CAS (Shanghai Institute of Microsystem and Information Technology) cho biết, Trung Quốc có tiềm năng dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực BCI. Trong một bài báo đăng trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hồi tháng Sáu, ông viết: “Trung Quốc không bị tụt hậu so với nước ngoài về các khía cạnh thiết kế cho thiết bị BCI cốt lõi”. Ông kêu gọi nước này tăng cường phân bổ nguồn lực để đẩy nhanh sự phát triển BCI, trước nguy cơ Hoa Kỳ có thể chặn xuất khẩu BCI sang Trung Quốc.

Rủi ro đạo đức

Theo ông Poo Mu-ming - một nhân vật chủ chốt dẫn đầu cuộc nghiên cứu về não bộ của Trung Quốc tại CAS - Trung Quốc có một lợi thế độc nhất vô nhị: một ngân hàng khổng lồ các loài linh trưởng không phải con người.

Trung Quốc từng là nhà cung cấp khỉ thử nghiệm hàng đầu thế giới nhưng đã ngừng vận chuyển chúng khi đại dịch bắt đầu. Vào năm 2008, ông Poo đã đổi từ chuột sang khỉ để dùng làm động vật thử nghiệm tại viện khoa học thần kinh của mình tại CAS. Từ lâu, ông đã muốn sử dụng nguồn động vật thử nghiệm của đất nước để nâng cao vị thế nghiên cứu não bộ của Trung Quốc, theo tin bài từ các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Vào năm 2017, nhóm của ông đã nhân bản cặp khỉ đầu tiên trên thế giới bằng cùng một phương pháp tạo ra cừu Dolly — một bước tiến quan trọng cho nghiên cứu liên quan đến não của Trung Quốc. Trao đổi với Science Times hồi tháng Mười năm ngoái, ông Poo nói, với cùng một công nghệ nhân bản, các nhà khoa học Trung Quốc có thể sản xuất hàng loạt và thử nghiệm trên những con khỉ giống hệt nhau, loại bỏ sự tác động vào các thí nghiệm do sự khác biệt của từng con vật thử nghiệm. Science Times là một tờ báo trực thuộc CAS.

Năm con khỉ nhân bản tại một cơ sở nghiên cứu ở Thượng Hải trong một bức ảnh được chụp vào ngày 27/11/2018 và được phát hành vào ngày 24/1/2019 bởi Viện Khoa học Thần kinh của Học viện Khoa học Trung Quốc. Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, 5 con khỉ được nhân bản từ một con vật được biến đổi gen để mắc chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cho biết nó có thể hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề tâm lý của con người. (STR / AFP qua Getty Images)
Năm con khỉ nhân bản tại một cơ sở nghiên cứu ở Thượng Hải trong một bức ảnh được chụp vào ngày 27/11/2018 và được phát hành vào ngày 24/1/2019 bởi Viện Khoa học Thần kinh của Học viện Khoa học Trung Quốc. Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, 5 con khỉ được nhân bản từ một con vật được biến đổi gen để mắc chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cho biết nó có thể hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề tâm lý của con người. (STR / AFP qua Getty Images)

AMMS cũng đã đề xuất các nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cho một “vũ khí kiểm soát ý thức quyết liệt” nhằm vào các nhóm dân tộc hoặc nhóm tín ngưỡng cụ thể. Dự án này lần đầu tiên được đề cập vào đầu năm 2012 bởi Viện Y học bức xạ thuộc AMMS. Cơ sở dữ liệu nhằm mục đích thiết lập một bộ sưu tập các hình ảnh và video có thể gây ra hành vi hung hãn. Các mục tiêu đề xuất của nó bao gồm “các nhà lãnh đạo tinh thần, các tổ chức và các nhóm tôn giáo cực đoan có chung niềm tin và các nhóm dân tộc có cùng đặc điểm về địa điểm và thói quen lối sống”.

Theo ông Kessler, thước đo đạo đức có phần lỏng lẻo hơn của ĐCSTQ so với phương Tây đã mang lại cho nước này nhiều thời gian hơn để đạt được chỗ đứng bằng các thí nghiệm liên quan đến BCI. Những thí nghiệm này sẽ “trao cho họ rất nhiều quyền và hợp lý hóa các đổi mới của họ”.

Trao đổi với The Epoch Times, ông cho biết, ở Trung Quốc, những thí nghiệm như vậy ít đụng phải những lằn ranh đỏ hơn “để ngăn họ sử dụng các phương pháp thử nghiệm có vấn đề”. Ông nêu rõ: “Điều đó tạo nên tất cả sự khác biệt trong một thế giới mà lợi thế về công nghệ và trí tuệ của một người có thể phụ thuộc rất nhiều vào cách họ quản lý năng lực luôn dẫn đầu của mình”.

Khi được hỏi bởi một tạp chí mà ông giám sát về việc liệu một ngày nào đó công nghệ BCI có thể "nô lệ hóa" con người hay không, ông Poo tỏ ra không bị phiền lòng bởi ý tưởng đó.

Trao đổi với National Science Review vào năm 2017, ông cho biết: "Nếu chúng ta tự tin rằng xã hội của chúng ta sẽ có thể phát triển các cơ chế để kiểm soát việc sử dụng công nghệ vì lợi ích của chúng ta, thì chúng ta không cần phải lo lắng về AI". National Science Review vốn là một tạp chí yêu cầu hội đồng bình duyệt dưới sự bảo trợ của CAS.

Ông Poo nói thêm: “Kể từ những năm 1950, nhiều người đã lo lắng về sự tích tụ của bom hạt nhân và nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm bị hủy diệt bởi một vụ thảm sát hạt nhân. Nhưng bây giờ chúng ta vẫn sống khá tốt, phải không nào?”.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ theo đuổi vũ khí ‘kiểm soát trí não’ hòng nắm cán cân tương lai của chiến tranh