Đề phòng Trung Quốc ăn cắp công nghệ trong đại dịch, Thụy Điển siết chặt chính sách đầu tư nước ngoài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau các nước như Úc, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ, chính phủ Thụy Điển đã có kế hoạch thắt chặt các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kế hoạch này nhằm ngăn chặn Nga hoặc Trung Quốc thâu tóm các doanh nghiệp mũi nhọn và quan trọng của Thụy Điển trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Theo tờ Liberty Times, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thụy Điển, ông Michael Damberg nói rằng chính phủ Thụy Điển hy vọng sẽ đưa ra một dự luật trong nửa cuối năm nay, nhằm cung cấp cho chính phủ nhiều quyền lực hơn để ngăn chặn các vụ mua lại ở nước ngoài. Ông Danberg nói: "Thụy Điển sẽ tiếp tục là một quốc gia hấp dẫn về đầu tư nước ngoài, nhưng chúng tôi cần bảo hộ các công ty Thụy Điển trong một số khu vực nhất định".

Bộ trưởng Danberg chỉ ra rằng việc thắt chặt các quy định mua lại trong chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Thụy Điển, ông Hans Wallmark cho biết: "Nếu bạn hỏi ngày nay Thụy Điển phải đối mặt với uy hiếp thế nào, theo báo cáo của Cơ quan An ninh Thụy Điển (SAPO), có thể dễ dàng xác định hai quốc gia, đó là Trung Quốc và Nga".

Vào tháng 3 năm nay, SAPO tuyên bố rằng Bắc Kinh và Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Thụy Điển. Nga đang cố gắng hết sức để mở rộng ảnh hưởng quân sự ở khu vực Baltic, trong khi Bắc Kinh chủ yếu tìm kiếm lợi ích kinh tế.

Vào cuối năm 2019, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển (FOI) đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đã đầu tư hoặc mua lại 65 công ty Thụy Điển kể từ năm 2002, bao gồm cả việc công ty Geely Cars của Chiết Giang mua lại Volvo Cars hồi năm 2010, cũng mua lại 8,2% cổ phần của nhà sản xuất xe tải Regal Group và trở thành cổ đông lớn nhất. Năm 2019, Evergrande Health, một công ty con của Tập đoàn Trung Quốc Evergrande, đã mua lại Công ty ô tô điện Quốc gia Thụy Điển (Nevs). Nevs trở thành nhà sản xuất xe hơi Thụy Điển thứ hai bị các công ty Trung Quốc mua lại sau Volvo Car.

Báo cáo của FOI cho biết các mục tiêu đầu tư và mua lại của công ty Trung Quốc bao gồm công nghệ sinh học, chất bán dẫn, laser, lĩnh vực không gian, và có liên quan mật thiết đến chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc .

Ông Wallmark cho biết cổ phiếu của một số công ty Thụy Điển trong các lĩnh vực nói trên đã bị kéo xuống đáng kể và có thể bị các công ty nước ngoài ‘săn lùng mặc cả’. Ông nói: "Chúng có thể trở thành mục tiêu của một số quốc gia, các công ty muốn có được năng lực công nghệ cao và sáng tạo có thể tiến hành khống chế, e rằng sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Thụy Điển".

Minh Thanh

Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Đề phòng Trung Quốc ăn cắp công nghệ trong đại dịch, Thụy Điển siết chặt chính sách đầu tư nước ngoài