Đơn vị kiểm tin của Facebook phải sửa sai khi bị dọa kiện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, một trang web tự nhận chuyên kiểm tin đã phải lên tiếng đính chính sau khi gắn nhãn "sai sự thật" đối với một bài đăng của cô Candace Owens tuyên bố ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden không phải là tổng thống đắc cử.

PolitiFact đã đưa ra một tuyên bố sau lời đe dọa về hành động pháp lý từ một nhà bình luận thiên hữu nổi tiếng. Trang web này là bên thứ ba phụ trách kiểm chứng và xác minh thông tin cho Facebook.

Cụ thể, trang web này cho biết: “Đính chính: với tư cách là bên thứ ba chuyên kiểm tin của Facebook, PolitiFact ban đầu đã gắn nhãn 'sai sự thật' cho video này. Vào ngày 20/11, phía đại diện của bà Owens (chủ nhân của video) đã đưa ra một kháng cáo đối với quyết định đó. PolitiFact đã chấp thuận kháng nghị vào ngày 20/11, xác định rằng cần có chỉnh sửa phù hợp và đã xóa nhãn dán 'sai sự thật'”.

Ông Biden đã tự tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, và nhiều hãng tin đã đề cập đến ông như là tổng thống đắc cử. Ban biên tập The Epoch Times NTD Việt Nam sẽ không tuyên bố người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, cho đến khi tất cả các kết quả được xác nhận và mọi tranh chấp pháp lý được giải quyết triệt để trên toàn Hoa Kỳ.

Trong video, cô Owens đã giải thích về việc ông Biden không thể được coi là Tổng thống đắc cử cho đến khi Cử tri đoàn quyết định bầu cho ai, và Quốc hội Mỹ sẽ kiềm đếm những phiếu bầu trong một phiên họp chung vào ngày 6/1/2021.

Trong chú thích đính kèm video, cô Owens viết rõ: “Theo đúng nghĩa đen và đúng theo luật định, ông Joe Biden không phải là Tổng thống đắc cử [của Hoa Kỳ]. Vậy tại sao giới truyền thông lại cố gán cái danh này cho ông ấy?".

Các biểu tượng của các ứng dụng truyền thông xã hội từ Linkedin, YouTube, Pinterest, Facebook, Instagram và Twitter. (Olivier Douliery / AFP qua Getty Images)
Các biểu tượng của các ứng dụng truyền thông xã hội từ Linkedin, YouTube, Pinterest, Facebook, Instagram và Twitter. (Olivier Douliery / AFP qua Getty Images)

Việc PolitiFact dán nhãn video này là sai sự thật đã khiến cô Owens cảnh báo sẽ dùng đến các biện pháp pháp lý.

Sau khi có công bố điều chỉnh từ phía kiểm tin, ngày 28/11 cô Owens đã viết: “Vài tuần trước, @Facebook đã kiểm duyệt một bài đăng của tôi trong đó [tôi đã] tuyên bố một cách trung thực rằng, @JoeBiden KHÔNG phải là Tổng thống đắc cử. Vì vậy, tôi đã nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư. Phần kết là gì? @PolitiFact đã bỏ kiểm duyệt bài đăng và thừa nhận rằng họ ĐÃ NÓI DỐI bằng cách đánh giá bài đăng của tôi là sai. Những người kiểm tin thực tế đang nói dối cho đảng Dân chủ".

Bản sửa lỗi chưa được thêm vào trang web của PolitiFact.

Trang web PolitiFact vốn nhận tài trợ từ phía Facebook. Đây là một trong số khoảng chục trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra tính xác thực của tin tức cho gã trùm mạng xã hội này. Tuy nhiên, hầu hết các trang web này đều phải chịu nhận nhiều chỉ trích vì tính chất chủ quan trong các đánh giá của họ.

Hầu hết những bên kiểm tin thứ 3 của Facebook luôn bị chi phối bởi nguồn tài trợ, nhân sự và tổ chức thiên tả, theo một tin bài từ The Epoch Times hồi tháng Chín.

PolitiFact đã đăng tải một bài báo vào đầu tháng này khẳng định ông Biden “là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ". Tuy nhiên, trang web thừa nhận vẫn còn nhiều việc chưa được giải quyết trong quá trình xác định kết quả cuối cùng, đồng thời cũng tự đánh giá nhận định của mình mang tính chủ quan.

PolitiFact đã không trả lời yêu cầu bình luận. Một phát ngôn viên trước đây đã nói với The Epoch Times rằng trang web đã nhiều lần vượt qua bài kiểm tra quy trình kiểm tin của Mạng lưới Kiểm tra Dữ kiện Quốc tế (International Fact-Checking Network).

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Đơn vị kiểm tin của Facebook phải sửa sai khi bị dọa kiện