Elon Musk đang lấy một trang từ cuốn sách của Donald Trump: Phần II

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một vài điểm tương đồng về sự nghiệp của hai vị tỷ phú này.

Đây là phần thứ hai của loạt bài gồm hai phần so sánh giữa tỷ phú công nghệ Elon Musk và cựu Tổng thống Donald Trump. Phần I trình bày chi tiết một bản tóm tắt về lời đề nghị mua lại Twitter của Elon Musk, nguyên nhân phe cánh tả lại tỏ ra mơ hồ về nó và những điều ông ấy đã tiết lộ về Twitter trong suốt chặng đường. Phần II so sánh sự nghiệp và động lực của hai vị tỷ phú này. Bài viết này sẽ phân tích mục đích thực sự của Musk đằng sau thương vụ mua lại Twitter, cũng như tiềm năng phục vụ công chúng trong tương lai của Musk.

Tại sao Elon Musk mua lại Twitter?

Có lẽ chỉ bản thân Elon Musk mới có câu trả lời cho câu hỏi này. Có nhiều khả năng, ví như xuất phát từ lòng vị tha (mục đích đã nêu của ông là “khôi phục quyền tự do ngôn luận”). Cũng có thể nhằm trục lợi như một nhà tư bản lạnh lùng. Hoặc chỉ đơn thuần là vui vẻ một chút với cái giá phải trả đến từ nhiều nhà phê bình khác nhau (chứng kiến Twitter của chính ông ấy chĩa mũi dùi vào những người như Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Elizabeth Warren). Hoặc có thể là một thứ gì đó rất có tiềm năng, nhiều hơn những gì mà mọi người đang biết đến.

Sau đó là một năng lực hấp dẫn. Một tỷ phú tự thân khác đã xây dựng đế chế kinh doanh của mình và trở thành một tên tuổi nổi tiếng trước khi bước chân vào chính trường. Cho đến nay, hành trình của Elon Musk giống cựu Tổng thống Trump một cách kỳ lạ.

Đế chế kinh doanh

Cả ông Trump và Musk đều xây dựng đế chế kinh doanh trị giá hàng tỷ USD. Cả hai đều là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tạo ra thương vụ ở Hoa Kỳ cũng như ở nước ngoài. Ông Trump đã thành công từ rất lâu trước khi Musk mua lại thương hiệu này. Ngay cả những đối thủ của họ cũng phải thừa nhận rằng, cả hai đều đã thành công trong nỗ lực kinh doanh của họ.

Đều là người nổi tiếng

Cả hai đều đã đạt được danh tiếng trong nền văn hoá Hoa Kỳ. Ông Trump đã có thương hiệu riêng của mình tại các sòng bạc, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sân golf và các dự án kinh doanh thương mại khác; gần như tất cả người dân Mỹ đều biết tên thương hiệu của ông.

Elon Musk đã phát triển vị thế người nổi tiếng của mình thông qua việc đầu tư và phát triển xe điện và công nghệ không gian thương mại. Mặc dù Elon Musk không đóng vai chính trong một chương trình truyền hình thực tế như ông Trump đã thực thi trong nhiều năm (“Người tập sự”), nhưng có ai mà không biết rằng Musk là người sáng lập Tesla và SpaceX, hai trong số những công ty công nghệ có triển vọng nhất trên thế giới?

Ảnh của Epoch Times
Cựu Tổng thống Donald Trump nói chuyện với những người ủng hộ trong cuộc biểu tình tại Đường cao tốc I-80 ở Greenwood, Neb, hôm 1/5/2022. (Ảnh: Scott Olson/Getty Images)

Do đảng viên Đảng Dân chủ phê duyệt

Là tỷ phú, cả Donald Trump và Elon Musk đều có chung một con đường và cọ xát với các thành viên của tầng lớp chính trị - đặc biệt là đảng viên Đảng Dân chủ - trong nhiều năm.

Một số thành viên Đảng Cộng hòa tin rằng, ông Trump thực sự là một đảng viên Dân chủ khi ông tuyên bố ứng cử tổng thống vì ông đã quyên góp cho các đảng viên Đảng Dân chủ New York trong nhiều năm. Theo một báo cáo của tờ Daily Caller năm 2015, "Từ năm 1989 đến 2010, cựu Tổng thống Donald Trump đã trao 314.300 USD cho các nhóm và ứng cử viên Đảng Dân chủ và 290.600 USD cho các đảng viên Cộng hòa".

Elon Musk là một đảng viên Đảng Dân chủ. Theo một báo cáo, “Musk có lịch sử quyên góp cho cả lưỡng đảng. Ông ấy đã quyên góp 2.300 USD cho bà Hillary Clinton trong cả hai chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2008 và 2016 của bà ấy. Ngoài việc quyên góp cho Tổng thống George W. Bush vào năm 2003, Elon Musk chỉ quyên góp cho các chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ”.

Đây có phải chỉ đơn thuần là “thực tiễn kinh doanh tốt” hay là Musk hiện đã 50 tuổi đang xem cách Trump gần 76 tuổi đóng vai trò chính trị gia như thế nào?

Đây có phải chỉ đơn thuần là “thông lệ kinh doanh”, hay là cách mà một Elon Musk 50 tuổi đang xem cách ông Trump gần 76 tuổi 'diễn vai chính trị gia' như thế nào?

Thách thức Chính thống của phe Cánh tả

Trong nhiều thập kỷ, Đảng Dân chủ đã tự bán mình với tư cách là đảng đại diện cho quan điểm đồng thuận về cách quản lý đất nước. Đảng này đã thâu tóm được gần như toàn bộ các tổ chức lớn tại Hoa Kỳ, bao gồm liên đoàn lao động, Hollywood, phần lớn ngành công nghiệp âm nhạc, học viện, truyền thông kế thừa và bộ máy quan liêu của chính phủ liên bang.

Tuyên bố tranh cử chức tổng thống của ông Trump vào năm 2015 đã bắt đầu một quá trình mà ông phải đối đầu với toàn bộ các thể chế đó. Các vấn đề như chủ nghĩa toàn cầu với chủ nghĩa dân tộc, quyền kiểm soát cơ quan tư pháp liên bang, chính phủ hợp hiến, thuế, chính sách thương mại và tính xác thực của các phương tiện truyền thông kế thừa...

Sự đổ vỡ lớn của Musk với chủ nghĩa chính thống của Đảng Dân chủ nổ ra vào thời điểm ông tuyên bố ý định mua lại Twitter. Kể từ đó, các thể chế do Đảng Dân chủ kiểm soát đã bắt đầu từ ca ngợi đến công kích Musk, hệt như những gì họ đã làm với Trump vào tháng 6/2015.

Musk cũng đang áp đặt các quy tắc mới về “môi trường, xã hội và quản trị” (ESG) nhằm định hình lại các khoản đầu tư của công ty theo cách mà Đảng Dân chủ coi là “có đạo đức” (như thể đầu tư vào công nghệ xanh và các ưu tiên khác của Đảng Dân chủ về mặt đạo đức).

Cuối cùng, ông Trump đã 'chỉnh đốn' phe cánh tả ở tất cả các phương diện trên nền tảng Twitter trong nhiều năm cho đến khi tài khoản của ông đột ngột bị đình chỉ. Sự bộc trực của ông ấy đã khiến một số người thất vọng (ví như những người vẫn cảm thấy rằng cuộc đối đầu với đối thủ chính trị của ông ấy là “chưa từng có tiền lệ”).

Elon Musk cũng rất thích 'chỉnh đốn' mọi người trên Twitter. Có lần, ông đã ví Thủ tướng Canada Justin Trudeau với "Hitler" khi ông Trudeau truy tìm nguồn tài trợ của các tài xế xe tải Canada, những người phản đối việc phong toả và các chính sách bắt buộc trong đại dịch COVID-19. Và phe cánh tả của tờ báo Politico không thích việc Elon Musk tiếp tục 'chọc ngoáy' các chính trị gia Đảng Dân chủ.

Phơi bày mặt trái của các phương tiện truyền thông

Trong khi các phương tiện truyền thông kế thừa từ lâu đã đánh mất uy tín đối với người dân Mỹ kể từ thời Chiến tranh Việt Nam, ông Trump đã thực hiện một công việc tuyệt vời cho đất nước trong việc vạch trần sự tham nhũng chính trị và những tuyên truyền giả dối của giới truyền thông trong suốt nhiều năm và kể từ khi ông đắc cử tổng thống. Nhiều người dân Mỹ không nhận thức được mức độ mà các phương tiện truyền thông đã ủng hộ các tuyên truyền thông tin sai lệch của Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, ông Trump đã khiến công chúng nhận ra rằng, các cuộc tấn công không ngừng của các phương tiện truyền thông do Đảng Dân chủ kiểm soát nhắm vào ông là không có thật. Những trò lừa bịp giữa Trump-Nga và Ngân hàng Alfa là những ví dụ diễn ra trong phiên tòa xét xử Sussmann.

Twitter Spinoff
Logo Twitter ở San Francisco, California hôm 26/7/2018. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

Elon Musk đang thực hiện một chiến lược tương tự đối với người dân Mỹ, bằng cách vạch trần những tham nhũng chính trị của Twitter. Ông ấy cũng đang bắt đầu gánh chịu cùng một loại thịnh nộ từ Đảng Dân chủ và những kẻ đánh cắp truyền thông kế thừa.

Ông Trump tiếp xúc với các phương tiện truyền thông kế thừa và Twitter. Elon Musk đang đưa sự xuất hiện của Twitter lên một tầm cao mới với mong muốn khắc phục các vấn đề. Liệu Elon Musk có theo dõi và học hỏi từ ông Trump không?

Phụng sự cho xã hội

Hầu hết chúng ta chỉ có thể tưởng tượng rằng trở thành tỷ phú sẽ như thế nào, chứ không quan sát và phân tích các hành vi và những lời nói của họ. Các tỷ phú có “toàn bộ tiền bạc trên thế giới”. Tuy nhiên, sự lựa chọn và hành xử trước khối tài sản ấy cuối cùng sẽ quyết định tư cách đạo đức của họ.

Chúng ta cần phải tách biệt hành vi của những vị tỷ phú. Nếu như ông Bill Gates được cho là đang theo đuổi chương trình nghị sự giảm dân số và ông Mark Zuckerberg được cho là đã chi hàng trăm triệu USD để giúp dàn xếp cuộc bầu cử năm 2020, thì ông Trump đã lựa chọn theo đuổi một Chương trình nghị sự đặt Nước Mỹ trên hết vì lợi ích của tất cả người dân Mỹ và ông Elon Musk - dường như đang lấy một trang từ cuốn sách của ông Trump bằng cách khôi phục vị thế ưu tiên của Tu chính án thứ nhất trên mạng xã hội — cho người mới bắt đầu!

Một lần nữa, Elon Musk dường như đang học hỏi từ Trump và theo chân nối gót ông ấy.

Dịch vụ công chân chính

Ông Trump đã chọn tham gia vào cuộc xung đột chính trị vào năm 2015. Ở độ tuổi của mình, ông có thể dễ dàng tận hưởng thời gian với con cháu và tiền tài của mình và chơi golf cho thỏa thích. Thay vào đó, ông lại theo đuổi nhiệm kỳ tổng thống để giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại sau khi chứng kiến ​​sự suy tàn của nó trong phần lớn cuộc đời mình.

Ông Trump thực sự đã 'lỗ vốn' trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, giá trị tài sản ròng của ông đã giảm hơn 1 tỷ USD kể từ năm 2017. Ông Trump không "tham gia vì tiền"; ông ấy ở đó vì người dân Mỹ. Hãy xem xét tình trạng của nước Mỹ chỉ hai năm trước dưới thời chính quyền Trump so với tình trạng hiện tại của đất nước dưới thời tổng thống Biden.

Ảnh của Epoch Times
Giá xăng trên $ 7,00 một gallon được hiển thị tại một trạm xăng Chevron ở Menlo Park, California, vào ngày 25/5/2022. Khi giá xăng tăng cao kỷ lục trên khắp Hoa Kỳ, khu vực Vịnh San Francisco có giá cao nhất trong cả nước trong đó giá trung bình của một gallon xăng thông thường là $ 6,06. Giá trung bình trên toàn quốc là $ 4,59 mỗi gallon. (Hình ảnh Justin Sullivan/Getty Images)

Có nhiều người hy vọng rằng, Elon Musk đang học hỏi ông Trump và phát triển một chiến dịch tương tự đối với dịch vụ công. Người đàn ông giàu nhất thế giới sẽ làm gì khác với khối tài sản trị giá 268 tỷ USD của mình vào thời điểm này?

Chiến dịch mua lại Twitter của ông ấy có thể chỉ là bước khởi đầu, vì quan điểm chính trị theo chủ nghĩa tự do của ông ấy cứng rắn hơn bao giờ hết, bằng cách chống lại phe cánh tả đang tấn công ông ấy một cách dữ dội mỗi ngày.

Liệu Musk có định lấy một trang khác từ cuốn sách của Trump bằng cách bước chân vào chính trường? Dưới đây là một số khả năng:

  • Đứng đầu “bộ trưởng bộ sự thật” trong chính quyền tương lai của Đảng Cộng hòa (Trump): Giả sử ban quản trị thông tin sai lệch của DHS sẽ tồn tại trong Quốc hội do Đảng Cộng hòa lãnh đạo, ông ấy - như một lẽ dĩ nhiên - sẽ là người đối phó với bộ này. Bởi vì Elon Musk luôn ủng hộ Tu chính án thứ nhất.
  • Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: Ông hiện là cư dân của bang Texas và sẽ là người thay thế tuyệt vời cho Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Cornyn.
  • Đại diện của Hoa Kỳ từ bang Texas: Ông ấy sẽ là một đại diện tuyệt vời cho bang Texas và có thể thu hút sự cân nhắc với tư cách là Chủ tịch Hạ viện trong tương lai (điều này sẽ khiến ông ấy mất đi vài 'cơ hội' về nhiệm kỳ tổng thống).
  • Viên chức nội các: Ông ấy sẽ là một thành viên xuất sắc trong nội các của vị tổng thống tương lai của đảng Cộng hòa — tốt nhất là Bộ Thương mại — hoặc là người đứng đầu một cơ quan cấp dưới nội các như Ủy ban Truyền thông Liên bang.
  • Tổng thống Hoa Kỳ: Elon Musk sinh ra ở Nam Phi, nhưng ngay cả đến Barack Obama cũng từng trở thành Tổng thống, bất chấp các cáo buộc về giấy khai sinh của ông Obama là giả. Do đó, mọi thứ đều có khả năng xảy ra.

Dù chọn tham gia chính trường hay tác động đến chính sách công với tư cách là một công dân, Elon Musk vẫn có tiềm năng lớn để cung cấp các dịch vụ lâu dài cho người dân Mỹ giống như ông Trump đã từng. Sự ủng hộ của Musk đối với Tu chính án thứ nhất được chứng minh bởi thương vụ mua lại Twitter (vẫn đang trong quá trình xử lý), có thể chỉ là bước khởi đầu cho hoạt động từ thiện và phục vụ công ích lâu dài của ông.

Quý vị tham khảo phần I tại đây.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Stu Cvrk là một Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do - điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.

Lam Giang



BÀI CHỌN LỌC

Elon Musk đang lấy một trang từ cuốn sách của Donald Trump: Phần II