Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu gặp phán quyết bất lợi, nguy cơ bị dẫn độ về Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu đã gặp bất lợi khi một thẩm phán Canada ra phán quyết chống lại bị đơn. Điều này có nghĩa là phiên tòa dẫn độ ở Canada sẽ được tiếp tục vào giai đoạn tiếp theo.

Phó Chánh án Tòa án Tối cao British Columbia, Heather Holmes, phán quyết rằng các cáo buộc gian lận đối với bà Mạnh đáp ứng yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ.

Luật sư của bà Mạnh đã lập luận rằng trường hợp của bà nên được bỏ qua do hành vi phạm tội của bà diễn ra ở Canada, vì nước này không có lệnh trừng phạt đối với Iran như Hoa Kỳ đã làm.

Nhưng thẩm phán Holmes không đồng ý với lập luận trên khi cho rằng "Việc làm của bà Mạnh sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng của Canada trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế liên quan đến dẫn độ về tội lừa đảo và các tội phạm kinh tế khác”, ông Hol Holmes phán quyết vào ngày 27/5.

Vụ án sẽ tiến hành giai đoạn tiếp theo vào tháng 6, tập trung vào các cuộc tranh luận xung quanh việc các quan chức Canada có làm đúng luật hay không khi bắt giữ Mạnh. Việc tranh tụng dự kiến vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.

Bà Mạnh, 48 tuổi, là con gái của CEO công ty công nghệ Huawei Trung Quốc, đã bị bắt tại Vancouver vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Hoa Kỳ, nơi bà bị truy tố về tội gian lận.

Các công tố viên liên bang Hoa Kỳ cáo buộc rằng bà Mạnh đã lừa dối các ngân hàng có trụ sở tại Hoa Kỳ về các giao dịch kinh doanh của công ty tại Iran, khiến các ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Các công tố viên nói rằng bà đã lừa dối ngân hàng về mối quan hệ của Huawei với một công ty Iran, mà thực tế là một công ty con của Huawei.

Ngay sau khi phán quyết được đưa ra, bà Mạnh đã đến tòa án nhưng không đưa ra bình luận nào. Luật sư của bà cho rằng bà vô tội.

Vụ án của bà Mạnh đã gây ra căng thẳng ngoại giao leo thang giữa Canada và Trung Quốc. Vài ngày sau khi bà bị bắt, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ nhà cựu ngoại giao người Canada Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, về tội gián điệp, trong một động thái được coi là trả thù. Bắc Kinh sau đó tiếp tục hạn chế nhập khẩu hạt cải, thịt lợn và các sản phẩm nông nghiệp khác của Canada.

Tuần trước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết chính quyền Trung Quốc đã liên kết việc giam giữ hai trường hợp người Canada và vụ bắt giữ Mạnh ngay từ đầu. Ông cũng nói thêm rằng Bắc Kinh không hiểu về hệ thống tư pháp của Canada là độc lập và không bị can thiệp chính trị.

“[Hệ thống ở] Trung Quốc không tương tự”, ông Trudeau nói.

Bản cáo trạng của Hoa Kỳ chống lại Huawei và bà Mạnh cũng cáo buộc rằng công ty này đã đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty công nghệ khác để phát triển kinh doanh riêng.

Các công tố viên cũng cáo buộc rằng Huawei, thông qua công ty con Skycom tại Iran, đã cung cấp cho chính phủ Iran công nghệ giám sát được sử dụng để theo dõi, xác định và giam giữ người biểu tình trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Tehran năm 2009.

Các quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo rằng Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, có rủi ro bảo mật đối với các quốc gia sử dụng thiết bị của hãng này cho mạng 5G. Mối quan ngại của họ xuất phát từ công ty này có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ Bắc Kinh, cũng như việc luật pháp Trung Quốc buộc các công ty phải hợp tác với các cơ quan tình báo nước này khi được yêu cầu.

Hoa Kỳ năm ngoái đã đưa Huawei và 114 chi nhánh vào danh sách đen thương mại, cấm các công ty Hoa Kỳ làm ăn cùng. Hoa Kỳ đã thắt chặt thêm hạn chế trong tháng này bằng việc ngăn chặn Huawei mua các chất bán dẫn quan trọng cho điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông từ các nhà sản xuất chip toàn cầu .

Minh Dũng

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu gặp phán quyết bất lợi, nguy cơ bị dẫn độ về Mỹ