Giang Trạch Dân - kẻ ‘khâm liệm’ mọi cơ hội cải cách chính trị tại Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số phương tiện truyền thông thế giới đã ca ngợi Giang Trạch Dân là nhà lãnh đạo đại tài đưa nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc, làm bàn đạp tiến lên siêu cường; có công thu hồi Hong Kong và Ma Cao; xây dựng các mối quan hệ quốc tế tốt đẹp, v.v.. Họ gọi đó là di sản của Giang Trạch Dân. Tuy vậy, di sản thực sự của Giang Trạch Dân không phải những điều kể trên.

Bài viết dưới đây là góc nhìn của cây bút Bradley A. Thayer về vấn đề này.

Cái chết của Giang Trạch Dân (1926-2022) là một dịp thích hợp để nhìn lại vai trò lịch sử của ông ta với tư cách là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giai đoạn 1989-2002 và Chủ tịch Quân ủy Trung ương giai đoạn 1989-2004.

Sự cai trị của họ Giang cho chúng ta thấy bản chất của “thế hệ thứ ba” các nhà lãnh đạo Đảng. Nó đặc trưng bởi sự ‘hỗ trợ’ to lớn dành cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, tham nhũng tràn lan và vi phạm nhân quyền - bao gồm cuộc đàn áp Pháp Luân Công và các quyền tự do tôn giáo và chính trị nói chung.

Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Một số hình thức tra tấn được sử dụng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, được mô phỏng thông qua lời kể của các nạn nhân sau khi thoát khỏi nhà tù và trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. (Ảnh: minghui.org)

Giang Trạch Dân được coi là một nhà lãnh đạo tương đối kì quái nếu xét theo tiêu chuẩn của chính quyền Trung Quốc. Ông ta bắt đầu sự nghiệp với tư cách là Thị trưởng Thượng Hải; được Đặng Tiểu Bình nâng lên vào những năm 1980 để thúc đẩy cải cách kinh tế, bao gồm việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước — tất cả góp phần làm nên sự tăng trưởng của Trung Quốc.

Nhưng điều thực sự giúp Trung Quốc trỗi dậy trong nhiệm kỳ của họ Giang là 4 sự kiện lớn.

Thứ nhất, trong thời gian Giang Trạch Dân cai trị Trung Quốc, chính quyền Clinton - được bầu sau khi quy trách nhiệm cho chính quyền George H.W. Bush vì đã “chiều chuộng các nhà độc tài từ Baghdad (Iraq) đến Bắc Kinh” — đã lờ đi mối liên hệ giữa vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc với việc gia hạn quy chế Tối huệ quốc cho Trung Quốc. Điều này làm suy yếu đáng kể năng lực của Washington trong việc buộc Bắc Kinh phải thay đổi thể chế chính trị, qua đó cho phép Giang Trạch Dân thực hiện mục tiêu cải cách kinh tế mà không cần đổi mới chính trị.

Thứ hai, chính quyền Clinton ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12/2001. Điều này giúp Bắc Kinh chen chân vào hệ sinh thái kinh tế của phương Tây; đồng thời cho phép Trung Quốc bòn rút sức mạnh kinh tế của mình để hỗ trợ việc mở rộng và nâng cao năng lực quân sự cũng như ảnh hưởng ngoại giao của Trung Quốc trên chính trường toàn cầu.

Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Tấm biển quảng bá tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Trung Quốc, được treo trên một con phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 17/07/2001. (Ảnh: Goh Chai Hin/AFP/Getty Images)

Thứ ba, những hạt giống “tinh hoa chuộc lợi” (elite capture) [cụm từ chỉ việc giới tinh hoa sử dụng các nguồn lực công để phục vụ lợi ích riêng của họ] đã được gieo trong các “hội nghị cà phê” (coffee klatches) của chính quyền Clinton và các cuộc gặp mặt khác bắt đầu từ năm 1995. Tại đây, giới tinh hoa Mỹ đổi ảnh hưởng chính trị ở Hoa Kỳ để lấy về các khoản đóng góp cho Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ cũng như các khoản hỗ trợ tài chính và chính trị khác. Tầng lớp thượng lưu Mỹ thúc đẩy các công ty trong nước giao dịch với Trung Quốc và đầu tư cho tăng trưởng của Trung Quốc. Ngay cả các nhà thầu quốc phòng Mỹ cũng làm như vậy; đáng chú ý, doanh nghiệp quốc phòng khổng lồ Loral Corporation bị buộc tội chuyển giao công nghệ quốc phòng của Mỹ cho Trung Quốc vào năm 1996.

Thứ tư, Hong Kong được Vương quốc Anh trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 và Ma Cao được Bồ Đào Nha trả lại vào năm 1999.

Việc nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev, qua đời vào mùa hè năm nay [ngày 30/08, ở tuổi 91], cũng có mối liên hệ đến ‘di sản’ của Giang Trạch Dân. Chính quyền Trung Quốc quyết tâm không lặp lại điều mà họ cho là sai lầm cơ bản của ông Gorbachev - đó là nỗ lực cải cách chính trị ở Liên Xô của ông ấy. ĐCSTQ coi đó là nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ.

Do vậy, ‘di sản’ thực sự của Gorbachev không phải ở phương Tây mà là ở Trung Quốc – đó là chỉ ra cho Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân những điều không nên làm. Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân đã học được từ ông Gorbachev rằng ĐCSTQ không bao giờ được phép thực thi cải cách chính trị, mà chỉ thực hiện các cải cách kinh tế; và rằng Trung Quốc, không giống như Liên Xô, phải gia nhập hệ sinh thái kinh tế của phương Tây để trở nên đủ mạnh, từ đó có thể lật đổ phương Tây. Có thể thấy, ông Gorbachev đã không [thực sự] chấm dứt Chiến tranh Lạnh, bởi với tư cách là ‘người chỉ đường’ và con chim hoàng yến trong mỏ than đầy rẫy các nguy hiểm (nếu Trung Quốc cải cách hệ thống chính quyền) — ông ấy đã góp phần tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Giống như Gorbachev, Giang Trạch Dân được báo chí đánh giá như một nhà cai trị ‘giác ngộ’ đã mang lại sự giàu có cho Trung Quốc, là sự kết nối từ chế độ Đặng Tiểu Bình sang chế độ Hồ Cẩm Đào, và là người thiết lập một trật tự nhất định cho quá trình chuyển giao các vị trí lãnh đạo Đảng cho thế hệ mới.

Trên thực tế, trong khi Đặng Tiểu Bình là kẻ ‘ám sát’ cải cách chính trị ở Trung Quốc, thì Giang Trạch Dân là người ‘khâm liệm’ nó. Hơn nữa, họ Giang còn triển khai các kế hoạch mà Đặng Tiểu Bình thiết kế - đó là thâm nhập Hoa Kỳ, phương Tây, cũng như các chính phủ và trung tâm quyền lực khác trên khắp thế giới. Đây là một chiến lược cực kỳ hiệu quả, cho phép Trung Quốc trỗi dậy mà không tạo ra phản kháng từ các cường quốc khác - vốn là điều đáng ra phải xuất hiện trong nền chính trị theo đuổi cân bằng quyền lực.

Việc các phương tiện truyền thông, các nhà phân tích và giới chức chính phủ phương Tây tôn sùng những nhà cầm quyền như Gorbachev hoặc Giang Trạch Dân – rằng họ Giang còn khá trẻ, uống rượu Scotch, yêu thích nghệ thuật và ca hát, v.v. là những dấu hiệu của một vấn đề sâu sắc hơn. Vấn đề đó là phương Tây không hiểu được ý định thù địch và sự quỷ quyệt của những cá nhân này cũng như hệ tư tưởng mà họ đại diện. Vì vậy, di sản của họ Giang nên được nhìn nhận đúng với bản chất của nó.

Khi nền kinh tế Trung Quốc đang bùng nổ, Giang Trạch Dân có cơ hội hoàn hảo để cải thiện tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, nhưng ông ta đã không làm. Họ Giang có cơ hội thúc đẩy cải cách chính trị, nhưng ông ta không làm. Ông ta có cơ hội cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, giải quyết các tranh chấp biên giới với Ấn Độ và ở Biển Đông, nhưng ông ta cũng không làm. Sau khi hợp nhất Hong Kong và Ma Cao, Giang Trạch Dân có cơ hội bảo vệ quyền của những người dân sống tại đó, qua đó gây khó khăn hơn cho nhà lãnh đạo ĐCSTQ hiện tại, ông Tập Cận Bình, trong việc đè bẹp nhân quyền của họ, nhưng họ Giang không làm vậy. Giang Trạch Dân có thể đưa ra những đảm bảo cho Đài Loan, nhưng ông ta cũng không làm như vậy. Họ Giang đã có cơ hội làm chậm quá trình Trung Quốc phát triển quân đội, nhưng ông ta không làm vậy. Thay vào đó, Giang Trạch Dân đã làm những điều mà một người cộng sản trung thành sẽ làm.

Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và người tiền nhiệm Giang Trạch Dân (phải) tham dự lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 24/10/2017. (Ảnh: Wang Zhao/AFP qua Getty Images)

Giang Trạch Dân là người đầy tớ trung thành cho tham vọng của Đặng Tiểu Bình [không phải cho chính Đặng Tiểu Bình]; ông ta đẩy mạnh những tham vọng đó qua việc khai thác lòng tham vô độ của các chính trị gia, những người đứng đầu các ngành công nghiệp và công nghệ, cũng như các nhà lãnh đạo tư tưởng trên toàn thế giới. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc, hiện ở trạng thái tốt nhất, không đột ngột xuất hiện giống như Athena chui ra từ đầu của thần Zeus, mà phải mất hàng thập kỷ để tạo ra. Giang Trạch Dân góp phần lớn đặt nền móng cho điều đó.

Sự hiếu chiến của ông Tập có thể đã bắt nguồn từ những hành động mà Giang Trạch Dân thực hiện. Cuộc diệt chủng chống lại người Hồi giáo ở Tân Cương có thể đã được tiến hành nhờ vào các công cụ mà họ Giang tạo dựng.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Xuân Hoa

Theo Bradley A. Thayer - The Epoch Times

Ông Bradley A. Thayer là đồng tác giả của cuốn sách “Understanding the China Threat” (Hiểu về các mối đe dọa từ Trung Quốc) và là người đứng đầu bộ phận Chính sách Trung Quốc tại Trung tâm về Chính sách An ninh.

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Giang Trạch Dân - kẻ ‘khâm liệm’ mọi cơ hội cải cách chính trị tại Trung Quốc