Gordon Chang: Vì biến đổi khí hậu mà từ bỏ nhân quyền

Giúp NTDVN sửa lỗi

Câu hỏi quan trọng lúc này là: Ngoài nhân quyền của các nhóm thiểu số Trung Quốc, chính quyền ông Biden còn sẵn sàng từ bỏ điều gì khác để đạt được một thỏa thuận về khí hậu với Bắc Kinh không?

Trả lời người dẫn chương trình David Westin của Bloomberg vào ngày 22/9, ông John Kerry cho biết: “Chà, cuộc sống luôn đầy rẫy những lựa chọn khó khăn trong mối quan hệ giữa các quốc gia”. Khi đó, Westin đã hỏi ông rằng: "Đâu là quá trình mà theo đó một phía đánh đổi vấn đề nhân quyền vì biến đổi khí hậu?".

Câu trả lời của ông Kerry có gì sai? Thứ nhất, sự đánh đổi như vậy vi phạm Công ước Diệt chủng năm 1948 (Genocide Convention of 1948), vốn yêu cầu các bên ký kết - chẳng hạn như Hoa Kỳ - cần thực hiện việc “ngăn chặn và trừng phạt” các hành vi diệt chủng. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang phạm tội “diệt chủng” chống lại người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các dân tộc thiểu số Turkic khác, theo đúng như định nghĩa về tội diệt chủng trong Điều II của Công ước này.

Thứ hai, trên cương vị là đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu, ông Kerry đã tự nuốt lời mình. Vào tháng Giêng, ông nói rằng khí hậu là một "vấn đề độc lập quan trọng" và hứa rằng, các vấn đề khác "sẽ không bao giờ bị đánh đổi cho bất cứ điều gì liên quan đến khí hậu".

Thứ ba, tới lúc này thì ông Kerry nên biết rằng, về mặt thực tế, không hề có sự đánh đổi nào là khả thi đối với một chế độ cộng sản chủ chiến như chế độ do Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành.

John Kerry, Đặc phái viên của Tổng thống về Khí hậu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, phát biểu trên sân khấu trong Hội nghị thượng đỉnh thường niên Concordia 2021 - Ngày 1 tại Sheraton New York vào ngày 20/9/2021 ở Thành phố New York. (Riccardo Savi / Getty Images cho Hội nghị thượng đỉnh Concordia)
John Kerry, Đặc phái viên của Tổng thống về Khí hậu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, phát biểu trên sân khấu trong Hội nghị thượng đỉnh thường niên Concordia 2021 - Ngày 1 tại Sheraton New York vào ngày 20/9/2021 ở Thành phố New York. (Riccardo Savi / Getty Images cho Hội nghị thượng đỉnh Concordia)

Vậy tại sao giờ đây ông Kerry lại ủng hộ sự đánh đổi này? Lý do đầu tiên là, phía Bắc Kinh đã nói với chính quyền ông Biden rằng, các mối quan hệ Mỹ - Trung hoặc sẽ có tất cả hoặc không có gì. Chế độ độc tài này khẳng định, không thể có tình trạng "đường ống sưởi" như các nhà ngoại giao Mỹ truyền thống vẫn thực hiện với cung cách làm việc kiểu "hợp tác khi có thể và phản đối khi cần thiết". Hiểu rõ ông Biden muốn có một thỏa thuận khí hậu nâng cao đến mức nào, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ không hợp tác về khí hậu nếu không có sự hợp tác toàn diện của Mỹ.

Trong chính trị và đặc biệt đối với ngành tình báo, người ta dùng thuật ngữ "đường ống sưởi" để nói về việc chia sẻ thông tin thô mà không đưa ra bối cảnh chi tiết cụ thể. Cách nói này vận dụng phép ẩn dụ từ hình ảnh hệ thống ống sửa thường có cấu trúc hình thẳng đứng và chỉ vận hành theo một chiều cố định.

Trong nhiều thập kỷ qua, chế độ Bắc Kinh đã tấn công các lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ bằng cách kích động bạo lực trên đường phố nước Mỹ; cố tình khiến mầm mống dịch bệnh COVID-19 lây lan ra ngoài biên giới Trung Quốc, lan sang Hoa Kỳ cùng phần còn lại của thế giới; và xuất khẩu ma túy tổng hợp fentanyl sang Hoa Kỳ bất chấp các thỏa thuận đối lập; ăn cắp công nghệcác tài sản trí tuệ khác của Mỹ; chối bỏ nguyên tắc tự do hàng hải; đe dọa xâm chiếm lãnh thổ từ các đồng minh của Mỹ; và tăng cường công nghệ vũ khí hạt nhân.

Câu hỏi quan trọng lúc này là: Ngoài nhân quyền của các nhóm thiểu số Trung Quốc, chính quyền ông Biden còn sẵn sàng từ bỏ điều gì khác để đạt được một thỏa thuận về khí hậu với Bắc Kinh không?

Như trong hình dung cụ thể của ông Kerry, các nền dân chủ thường có xu hướng thỏa thuận với nhau. Trong đó, sự hợp tác về một vấn đề có thể dẫn đến mối quan hệ nồng ấm, và một mối quan hệ nồng ấm có thể dẫn đến thỏa thuận trong các lĩnh vực khác.

Thật không may, đó không phải là cách các quốc gia cộng sản hoạt động, đặc biệt là ĐCSTQ. Người tiền nhiệm trực tiếp của ông Kerry với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ - bà Hillary Rodham Clinton - đã thật vất vả để nhận ra điều đó vào tháng 2/2009. Phát biểu tại Seoul trước khi lên đường tới Bắc Kinh, bà Clinton cho biết: “Chúng tôi phải tiếp tục gây sức ép với họ”. Lời này của bà đề cập đến một danh sách những bất đồng của Mỹ với Ban lãnh đạo của ĐCSTQ. Bà nêu rõ: “Nhưng bức xúc của chúng ta về những vấn đề đó không thể cản trở cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu và cuộc khủng hoảng an ninh. Chúng ta phải có một cuộc đối thoại dẫn đến sự hiểu biết và hợp tác trên từng lĩnh vực đó”.

Là một quan sát viên về Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh khi ấy, ông Laurence Brahm cho biết vào thời điểm đó rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã "ngây ngất" khi nghe những lời của bà Clinton vì nó báo hiệu rằng, bà ấy sẽ không nói về nhân quyền. Ông nhận định, sự nhượng bộ của nữ Ngoại trưởng Mỹ là một lời xác nhận rằng, Hoa Kỳ "cuối cùng đã khuất phục hoàn toàn trước thiên hoàng" Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton (trái) bắt tay nhau tại Ziguangge Pavilion trong khu nhà lãnh đạo Trung Nam Hải ở Bắc Kinh ngày 5/9/2012. (Feng Li / Getty Images)
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton (trái) bắt tay nhau tại Ziguangge Pavilion trong khu nhà lãnh đạo Trung Nam Hải ở Bắc Kinh ngày 5/9/2012. (Feng Li / Getty Images)

Nhưng ĐCSTQ đã không đáp lại thái độ hợp tác của bà Clinton. Trái lại, Bắc Kinh đã tận dụng lợi thế này và tự say sưa chè chén linh đình. Ví dụ vào tháng kế tiếp, tàu Trung Quốc đã quấy rối tàu USNS Impeccable - một tàu trinh sát không vũ trang của Hải quân Hoa Kỳ - trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông và thậm chí tấn công tàu này, cố gắng cắt đứt hệ thống sóng âm kéo theo của nó. Con tàu chị em của Impeccable là Victorious đã bị quấy rối nghiêm trọng vào tháng 3/2009 và tháng 5/2009 ở biển Hoàng Hải.

Bài học đã rất rõ ràng. Ngay cả khi một người không quan tâm đến nhân quyền, thì việc phớt lờ những hành động tàn bạo của ĐCSTQ cũng chẳng mang lại lợi ích tốt đẹp gì. Mặc dù những quyền này có thể không quan trọng đối với bà Clinton hay ông Kerry, nhưng vấn đề này cực kỳ quan trọng đối với một chế độ bất an như ĐCSTQ.

Chế độ độc tài Trung Quốc giao cho các nhà ngoại giao sáng giá nhất của mình nhiệm vụ làm việc về các vấn đề nhân quyền một cách chính xác, bởi vì chế độ này biết rõ bản thân không thể bào chữa cho các tội ác vi phạm nhân quyền của mình. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi Bắc Kinh không chỉ phạm tội diệt chủng mà còn cả những tội ác khác mang tính phản nhân loại. Không gì có thể biện minh cho việc hãm hiếp hàng loạt, nô lệ, tra tấn, và giết hại nhóm người thiểu số. Khi chính quyền ông Biden không lên tiếng về những tội ác này, họ đã giảm bớt một phần lớn áp lực lên chế độ Trung Quốc.

Tổng thống Ronald Reagan đã đúng: bản chất của những chế độ này rất đáng lưu tâm. Hợp tác giữa ĐCSTQ và Hoa Kỳ, cho dù vì biến đổi khí hậu hay bất cứ điều gì khác, đều không thể thực hiện được, đặc biệt là trước những hành vi cực kỳ hiếu chiến của chính quyền Trung Quốc. Từ nhận xét của giáo sư Di Dongsheng thuộc Đại học Renmin vào cuối tháng 11, chúng ta biết rằng, với việc Tổng thống Donald Trump đã rời khỏi Nhà Trắng, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ giờ đây cảm thấy họ có thể tung hoành ngang dọc.

Đại sứ Kerry đang củng cố tư duy nguy hiểm đó của Trung Quốc bằng cách không nói về nhân quyền. Ông ta đang từ bỏ đòn bẩy quan trọng nhất mà Hoa Kỳ có đối với Trung Quốc. Ngay cả khi ông ấy nghĩ rằng ông ấy nên cố gắng đạt được sự hợp tác của Trung Quốc về thỏa thuận khí hậu - một mục tiêu gây tranh cãi - thì ông ấy đang đi sai cách.

Nếu bạn muốn bắt ĐCSTQ làm điều gì đó, bạn phải trả một cái giá rất đắt. Điều đó giúp họ có động lực để làm điều gì đó để giảm bớt cơn đau. Những lời đề nghị hợp tác không bao giờ có tác dụng lâu dài. Thật không may, Bắc Kinh tin rằng những tín hiệu về mối quan hệ hữu hảo cho thấy sự yếu kém của nước Mỹ.

Điều khiến chế độ Trung Quốc trở thành kẻ vi phạm nhân quyền trong lòng Trung Quốc, sẽ khiến chế độ này trở thành một cường quốc vô trách nhiệm ở nước ngoài. Bằng cách bảo vệ nhân quyền của người Trung Quốc, theo nghĩa rất thực tế, người Mỹ cũng đang bảo vệ an ninh quốc gia của họ.

Bài viết từ Viện Gatestone.

Tác giả bài viết là ông Gordon G. Chang, một thành viên cao cấp xuất sắc tại Viện Gatestone. Ông là thành viên tại Ban cố vấn của viện, và là tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China).

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Gordon Chang: Vì biến đổi khí hậu mà từ bỏ nhân quyền