Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ: Các công ty công nghệ Mỹ không nên hỗ trợ chế độ Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số công ty công nghệ Mỹ đã tự biến mình thành con tốt trong tay ĐCS Trung Quốc. Vì lợi nhuận ngắn hạn, các công ty Mỹ đã khuất phục trước ảnh hưởng của Trung Quốc, ngay cả khi phải trả giá bằng sự tự do và cởi mở ở Hoa Kỳ.

Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ Ken Buck (R-Colo.) cho biết, đây là một “vấn đề nghiêm trọng” mà một số công ty công nghệ Mỹ đã chọn để làm hài lòng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kinh doanh ở nước này.

Ông Buck nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với NTD : “Tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là chúng ta phải nhận ra những công ty này đã bị tổn hại như thế nào, khi họ giao dịch với các chính phủ nước ngoài và cố gắng thâm nhập thị trường nước ngoài".

Nhà lập pháp lấy Apple làm ví dụ. Đặc biệt là về quyết định rút ứng dụng nguồn cộng đồng HKmap.live khỏi App Store của mình ở Trung Quốc.

Ứng dụng bản đồ phổ biến trong giới biểu tình Hồng Kông để tránh đối đầu trực tiếp với Cảnh sát Hồng Kông trong phong trào biểu tình chống ĐCSTQ, ủng hộ dân chủ năm 2019 và 2020. Vào thời điểm đó, các cảnh sát viên của thành phố đã bị chỉ trích nặng nề vì xử lý bạo lực đối với người biểu tình và nhà báo.

Ông Buck nói: “Khi Apple tạo ra phần mềm đó, những người biểu tình gặp rủi ro. Họ có nguy cơ bị một chế độ toàn trị đàn áp quyền tự do ngôn luận và phản đối những điều mà đất nước này coi là quan trọng đối với nền dân chủ của chúng ta".

Phong trào biểu tình của Hồng Kông hiện đã phần lớn kết thúc, đầu tiên là do sự lây lan của virus Vũ Hán, mầm bệnh gây ra COVID-19, và sau đó là việc Bắc Kinh thực hiện luật an ninh quốc gia hà khắc vào mùa hè năm 2020. Luật trừng phạt những tội phạm được quy định rất rõ ràng. Chẳng hạn như cố gắng lật đổ với hình phạt tối đa là tù chung thân.

Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ ít nhất 10.265 cá nhân liên quan đến các cuộc biểu tình tính đến ngày 31/7/2021, theo dữ liệu do chính quyền Hồng Kông công bố. Trong số đó, 2.684 người đã bị truy tố vào thời điểm đó.

Bên cạnh việc gỡ bỏ ứng dụng bản đồ, Apple cũng đã đưa ra các quyết định gây tranh cãi khác liên quan đến Trung Quốc trong những năm gần đây, bao gồm việc chuyển một số dữ liệu iCloud của họ sang các máy chủ đặt tại Trung Quốc. Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, được bổ nhiệm trở thành chủ tịch ban cố vấn cho Trường Kinh tế và Quản lý Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc.

Công ty công nghệ Hoa Kỳ Cisco Systems đã hỗ trợ Bắc Kinh xây dựng bộ máy kiểm duyệt Internet được gọi là Great Firewall.

Google cũng bị giám sát vì không gia hạn hợp đồng với Lầu Năm Góc vào năm 2018, nhưng lại quyết định hợp tác với Đại học Thanh Hoa về một cơ quan nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã lên tiếng chỉ trích tương tự đối với các công ty công nghệ Mỹ và Hollywood vào tháng 7/2020, và nói rằng họ đã tự biến mình “trở thành con tốt của ảnh hưởng Trung Quốc”.

“Vì lợi nhuận ngắn hạn, các công ty Mỹ đã khuất phục trước ảnh hưởng của Trung Quốc, ngay cả khi phải trả giá bằng sự tự do và cởi mở ở Hoa Kỳ”, ông Barr nói thêm.

Ông đã đưa ra nhận xét trong một bài phát biểu tại Bảo tàng Tổng thống Gerald R. Ford Grand Rapids ở Michigan.

Hiện tại, ông Buck là đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong Tiểu ban Tư pháp Hạ viện về Luật Hành chính, Thương mại và Chống độc quyền. Ông cũng phục vụ trong Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện về Châu Á, Thái Bình Dương và Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ông Buck cũng đồng chủ trì tổ chức Freedom from Big Tech Caucus do Đảng Cộng hòa lãnh đạo.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ: Các công ty công nghệ Mỹ không nên hỗ trợ chế độ Bắc Kinh