Hàng chục thành viên Hạ viện phản đối kết quả bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hạ nghị sĩ Mo Brooks của đảng Cộng hòa dẫn đầu nỗ lực phản đối phiếu bầu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1, khẳng định "hàng chục" thành viên Hạ viện sẽ cùng đứng ra để phản đối cùng ông tại Phiên họp chung của Quốc hội.

Để kích hoạt cuộc bỏ phiếu về việc chấp nhận hay bác bỏ phản đối này tại Quốc hội, thì phải có ít nhất một thành viên Hạ viện và một Thượng nghị sĩ từ Thượng viện đưa ra phản đối bằng văn bản trong Phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1. Sự phản đối sẽ không được chấp nhận trừ khi có đa số phiếu của mỗi viện bỏ phiếu ủng hộ phản đối.

“Có hàng chục người trong Hạ viện đã đưa ra kết luận giống như tôi; chúng tôi cùng phản đối kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn”, Hạ nghị sĩ Brooks nói với Fox News vào ngày 28/12.

Tính đến nay, có Thượng nghị sĩ Tommy Tuberville mới đắc cử và Thượng nghị sĩ Rand Paul đã bày tỏ rằng họ có thể tham gia cùng Hạ nghị sĩ Brooks và các nhà lập pháp khác của đảng Cộng hòa tại Hạ viện để phản đối phiếu bầu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1. Cả hai Thượng nghị sĩ đều không đưa ra tuyên bố công khai khẳng định nỗ lực này.

Thượng nghị sĩ Whip John Thune đã nói rằng, ông nhận định nỗ lực mà Hạ nghị sĩ Brooks dẫn đầu sẽ thất bại dù cho có bất kể ai tham gia.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Brooks cho biết trong cuộc phỏng vấn với Fox News rằng, không rõ liệu có Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nào sẽ tham gia cùng ông trong cuộc phản đối này hay không.

“Vấn đề thực sự là liệu chúng ta có bất kỳ Thượng nghị sĩ nào tìm hiểu và nghiên cứu về những gì đã xảy ra… rằng đã có sự gian lận bầu cử trên diện rộng và hành vi đánh cắp bầu cử [lớn nhất] mà chúng ta từng thấy trong lịch sử nước Mỹ”, Hạ nghị sĩ Brooks nói.

Cuối tuần qua, Hạ nghị sĩ Adam Kinzinger thuộc đảng Cộng hòa nhận định, nỗ lực của Hạ nghị sĩ Brooks là “một trò lừa đảo”.

Đáp lại, ông Brooks nói: “Thật đáng buồn khi chúng ta có những thành viên đảng Cộng hòa không muốn tìm hiểu và không muốn đưa ra những quyết định khó khăn. Nếu Hạ nghị sĩ đó tìm hiểu, ông sẽ hiểu rằng, bằng chứng có quá nhiều và ông sẽ phải lựa chọn hoặc là đầu hàng trước những người ủng hộ các cuộc bầu cử gian lận cử tri, hoặc là chiến đấu cho đất nước của mình".

Trong nhiều tuần, Hạ nghị sĩ Brooks cho biết, ông sẽ không từ bỏ kế hoạch phản đối kết quả bầu cử của Đại cử tri ở Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Georgia, Nevada và Arizona.

Biện pháp phản đối này đã được đảng Dân chủ sử dụng trong các cuộc bầu cử trước đây, lần gần đây nhất là chống lại cuộc bầu cử của cựu Tổng thống George W. Bush vào năm 2004.

Trước đó Hạ nghị sĩ Brooks cho biết, ông tin rằng cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn có thể bị bác bỏ và cuộc bầu cử sau cùng có thể được quyết định tại Hạ viện.

Ông Brooks đã đề cập đến báo cáo của Ủy ban Cải cách Bầu cử Liên bang năm 2005 từ trường hợp của cựu Tổng thống Jimmy Carter, trong đó cảnh báo về các cuộc bầu cử gian lận.

“Họ đã xác định những vấn đề tương tự mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc bầu cử này vốn đã được cảnh báo cho chúng ta rằng điều này sẽ xảy ra”, ông nói.

Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Hàng chục thành viên Hạ viện phản đối kết quả bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn